Văn học nước ngoài

Narcisse Và Goldmund

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hermann Hesse

Download sách Narcisse Và Goldmund ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tập tu ở tu viện Mariabronn, Narcisse nổi bật bởi năng lực trí tuệ và văn hoá của mình. Người ta giao phó cho thầy cậu học sinh Goldmund mà thân sinh cậu ta muốn định phận làm một tu sĩ: để chuộc tội cho cuộc sống xáo động trong quá khứ của thân mẫu cậu. Narcisse kết bạn với chú em thông minh ấy. Thầy cảm nhận khuynh hướng của cậu không phải ở tu viện, và giúp cậu chọn con đường đi.

Từ ấy, Goldmund lao vào sống lang thang: trải qua các cuộc phiêu lưu tình ái, cậu tha thiết bắt gặp được tiện mạo lý tưởng của người phụ nữ “Êva vĩnh cửu”, gương mặt thần tượng có thể thay cho thân mẫu cậu đã qua đời.

Goldmund trải qua mọi nỗi gian truân, phạm nhiều lỗi lầm trong cuộc sống nay đây mai đó. Không phải Goldmund không ý thức về bản ngã, các điều đối lập nhau trong tâm hồn và xúc cảm của mình. Trong một giờ khắc suy tư tỉnh táo và sâu lắng, cậu quyết định trở thành một nhà điêu khắc: nghệ thuật là phương sách để tìm cái đẹp. Tuy vậy, cậu lại ra đi, cuốn hút theo cuộc sống lang thang… Narcisse và Goldmand kết thân với nhau; tư chất, lối sống, số phận của họ khác nhau, nhưng họ có những điểm gặp để hiểu và yêu quý nhau, để bổ sung cho nhau, khi còn trẻ cũng như về sau này. Chính trong khung cảnh nước Đức thời trung cổ, nhà viết tiểu thuyết HERMANN HESSE đã đặt câu chuyện có tính phúng dụ về tu sĩ Narcisse và về nghệ sĩ Goldmund, mà theo ý ông, cuộc đi tìm kép ấy phản ánh các mối ưu tư của con người, giằng co giữa các đòi hỏi của tâm hồn và thể xác.

Trước chiếc cổng vòm bán nguyệt do hai hàng cột chống đỡ dẫn vào tu viện Mariabronn, một cây dẻ lẻ loi giống Phương Nam, lâu lắm rồi một khách hành hương đã đưa từ Rôma về, dựng lên bên đường thân hình lực lưỡng của nó. Vòm lá hình cánh cung sum suê che rợp lối đi với dáng vẻ quen thân, và thở trong gió như thể một lồng ngực căng phồng. Xuân về, trong khi chung quanh tràn một màu xanh, và các cây bồ đào của tu viện đều đã phủ tán lá non màu đỏ nhạt, cây dẻ vẫn đứng đó như chưa có ý định đâm chồi nẩy lộc. Rồi đến thời kỳ đêm ngắn lại hơn cả, nó mới xoè ra các chùm lá như thể các tia nắng nhạt, trình diễn vụ nở hoa kỳ lạ của nó. Khi nó toả các mùi hương hăng và đậm, các ký ức bừng dậy, ai cũng cảm thấy tim mình thắt lại. Vào tháng Mười, kết thúc mùa hái quả và thu hoạch nho, vòm lá của nó úa vàng, từng đợt quả chưa kịp chín lởm chởm gai rơi rụng qua mỗi trận gió thu. Bọn trẻ trong tu viện tranh nhau nhặt, rồi thì cho Grégoire, phó tu viện trưởng gốc gác xứ Latinh, đem nướng các hạt dẻ ấy ở bếp lửa lò sưởi nhà ông. Trên đường vào tu viện, cây cù mộc đẹp đẽ xa lạ ấy, với tấm lòng trìu mến, cứ chầm chậm vươn cành nhấp nhô như một vị khách hơi kém chịu rét đến đây từ một vùng khí hậu khác, nó có những dây liên hệ thân thuộc bí ẩn với các hàng cột nhỏ lênh khênh bằng cát kết nối từ cổng chính vào. Cái cây xa lạ ấy bao thân thiết với những người Pháp và người Latinh, trong khi bà con trong vùng cứ ngơ ngác nhìn nó.

Dưới bóng cây dẻ được đưa về từ những xứ sở xa xôi, đã nhiều thế hệ học trò đi qua trong tu viện, kẹp những tấm ván nhỏ để ghi chép dưới cánh tay, cùng nhau chuyện trò, cười đùa gây gổ đi chân trần hoặc mang giày tuỳ theo mỗi mùa, một cánh hoa trên miệng, một quả dẻ giữa hai hàm răng, hoặc một nắm tuyết vo tròn trong bàn tay. Luôn luôn, có những lớp học sinh khác tựu đến. Trong vòng mấy năm, nơi đây chỉ có những bộ mặt mới phần đông giống nhau: những cậu bé lớn lên với mái tóc hoe vàng xoăn xoăn. Một số ở lại các phong tu kín, trở thành tập tu, trở thành tu sĩ, nhận lễ gọt tóc trên đỉnh đầu, mặc chiếc áo và thắt chiếc dây thầy tu, đọc sách dạy bọn trẻ học, già và chết. Một số khác học xong cha mẹ rút về, trở lại các lâu đài hoặc ngôi nhà của những người buôn bán và làm thợ, đi đó đây trong thiên hạ, lao vào các cuộc chơi, các nghề nghiệp, tình cờ trở lại tu viện một đôi bận. Trở thành đàn ông, có những người cha trong khi đưa con trẻ của họ đến, đã đưa đôi mắt mấp máy cười chốc lát nhìn lên cây dẻ, rồi lại biến mất. Ở các phòng riêng và các căn buồng trong tu viện, giữa các vòm cửa sổ nặng nề và các dãy cột vững chắc bằng cát kết màu hồng, những người đàn ông sống hằng ngày, làm các công việc dạy học, nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo. Nơi đây họ trao dồi các khoa học và các nghệ thuật rất khác nhau, về đạo và về thế tục, mỗi thế hệ truyền lại cho lớp người sau các ánh sáng và các bóng tối của họ. Người ta viết những quyển sách, bình luận các tác phẩm ấy người ta suy tưởng về các hệ thống sưu tập các bản viết thời xưa, người ta tô vẽ chữ và trang trí sách, bàn và chế giễu các tín ngưỡng dân gian.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button