Văn học nước ngoài

Năm Cô Gái Trường Bay

Nam co gai truong bay - Bernard Glemser1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Bernard Glemser

Download sách Năm Cô Gái Trường Bay ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi nghĩ mình đúng là ngốc nghếch, như anh bạn N.B của tôi trước đây đã bảo. Chẳng hạn, sau khi gói ghém xong đồ đạc, thấy hãy còn nhiều thời gian, tôi liền xuống hiệu thuốc ở góc phố Mac Dougal gọi điện tạm biệt mẹ tôi. Tôi làm thế để làm gì?
Mẹ tôi sống trong ngôi nhà cũ ở Greenwich, có vườn rộng đầy cây cỏ rêu phong và một lạch nước nhỏ chảy qua vườn, đẹp như tranh vẽ.
Tôi nói với mẹ tôi “Mẹ ơi, tạm biệt mẹ. Con đi đây”
“Đi hả con”, mẹ tôi hỏi với giọng hãy còn ngái ngủ.”Sớm thế à? Ôi, con gái đáng thương của mẹ, hãy hứa với mẹ con sẽ tự chăm sóc lấy mình cẩn thận đi con”.
“Vâng, thưa mẹ”
“Hứa là con sẽ không làm chuyện gì rồ dại nhé”
Ôi! đàn bà mới thật là ngốc nghếch làm sao! “Vâng ạ”
Rồi nghe mẹ tôi cười thật là ngọt và nói “À, con yêu của mẹ. Vì bây giờ con lại có việc làm, mẹ đã báo ngân hàng ngừng khoản trợ cấp cho con. Thế được chứ con?”
“Được, mẹ ạ” tôi trả lời.
Thế là mất toi luôn khoản 250 đôla tôi vẫn nhận được vào ngày đầu của mỗi tháng. Mẹ tôi báo ngân hàng đình lại khi tôi có việc làm ở quầy bán đồ chơi, ở cửa hàng Macy, khi tôi làm cho hãng anh em nhà Lever và khi tôi làm tại phòng trưng bày tranh ở phố 57. Chuyện đó cũng chẳng sao, vì tiền bạc đối với tôi cũng không quan trọng, song cái cách xử sự của mẹ làm tôi khó chịu. Ông Cooper, luật sư của gia đình đã có lần nói rõ với tôi mọi chuyện: bất luận trong hoàn cảnh nào, hàng tháng mẹ tôi đều phải cấp cho tôi 250 đôla. Nhưng có tranh cãi với bà cũng vô ích, vì bà chẳng chịu nghe ai bao giờ.
Sẵn máy điện thoại, tôi quyết định gọi cho Tom Ritchie ở hãng quảng cáo. Đây lại là một việc dại dột nữa. Cái từ này mới hay làm sao! Nó có thể giải thích được mọi chuyện.
“Ritchie đây” anh ta trả lời điện thoại, giọng vồ vập, và tôi hầu như có thể hình dung thấy anh ta đang ngồi ngay ngắn trước bàn làm việc, vẻ thản nhiên mà lại ranh ma, lạnh lùng đấy mà cũng sôi nổi đấy.
“Chào anh, Tom”, tôi nói.
“Ồ, em đấy ư?”
“Vâng”
“Em gọi cho anh thế này tuyệt quá”
“Em đi bây giờ, Tom ạ. Em muốn chào tạm biệt anh”
“Nghĩa là em vẫn giữ cái ý nghĩ điên rồ ấy của em?”
“Vâng”, tôi trả lời.
“Sao em vẫn cứ ngu thế”, anh ta bảo, và bắt đầu tranh cãi với tôi. Tôi ráng nghe chừng nửa phút, rồi dập máy. Tôi chỉ muốn tạm biệt anh ta một cách thân tình như giữa những người bạn cũ, nhưng anh ta lại chỉ muốn làm tôi bực mình. Không ai có thể quan hệ theo kiểu đó được, khi người kia hành động như Hitle.
Lẽ ra tôi đừng nên gọi điện cho anh ta, hoặc gọi cho mẹ tôi, mà cứ lẳng lặng ra đi, không cho ai biết, để lại đằng sau tất cả, như lúc đầu tôi dự tính. Trên đường trở về phòng, tôi cứ tự trách mình sao lại có thể quá mềm lòng như vậy. Mặc xác cái anh chàng Tom Ritchie ấy, tôi nghĩ. Anh ta đã cướp đi đời trinh nữ của tôi, nay lại còn định lấy nốt linh hồn tôi nữa. Mặc kệ mẹ tôi, vì bà đã đối xử với tôi có ra tình mẹ con gì đâu.
Angel đang ngồi đợi trong phòng, cùng Eena, giúp tôi thu dọn đồ đạc. Eena người phục phịch, chẳng có co quắp gì ngay cả khi mặc coóc-xê và giọng trầm như giọng Chaliapin, nghe gai cả người.
“Chào anh, Angel” , tôi nói.
“Chào”, anh ta đáp. “Xong cả rồi chứ?”
“Vâng”, tôi trả lời.
Anh ta người nhỏ bé, còm nhom, râu mọc lún phún và lạy Chúa, trông bẩn bẩn thế nào ấy trong bộ com-lê màu nâu nhạt rộng thùng thình. Ôi, anh chàng Angel nhỏ bé đáng thương! Nghe đâu anh từ Cuba hay một nước nào đó đến Mỹ, biết làm thơ, mà thỉnh thoảng vẫn được người ta cho đọc ở quán cà phê Overnite. Khi đọc, anh có cái tật cứ muốn lưu ý người nghe bằng cách giơ tay và đánh những dấu câu vào không khí. Tôi còn nhớ, một lần anh đã đọc lên bài thơ làm tặng riêng tôi. Bài thơ có tựa đề “Cô gái có cặp mắt bằng yên”; anh gần như sái tay sau khi đọc xong bài thơ. Đoạn cuối cùng đại loại thế này:
Hãy yêu đi
Sao cơ??? Hãy yêu lần nữa!!!
Trong bóng đêm
Nước mũi chảy dài
Tiếng kêu rên vọng lại!!!!!!
Nhưng, coi chừng! Ôi! cô gái!
Có! Đôi mắt! Bằng yên!
Anh là thuốc nổ!!!!!!
Anh là trận động đất!!!!!!
Anh !!!!
Em????
Bài thơ gây chấn động rất mạnh trong người nghe, đặc biệt là bốn dấu chấm hỏi cuối cùng. Ai cũng hiểu bài thơ nói về tôi, và khi Angel ngồi xuống, hoàn toàn kiệt sức, một vài tay phá quấy trong tiệm cà phê huýt sáo ầm ỹ, cứ như tôi đã truyền bệnh thương hàn cho anh chàng thi sĩ hom hem ấy. Thế là mặc dù kiệt sức, Angel lại phải nhảy lên, say sưa bảo vệ cho phái nữ, rồi đưa tôi cầm hộ chiếc kính râm, và thế là mọi người lại để cho tôi yên. Thực tình, tôi chẳng để tâm đến chuyện cặp mắt bằng yên ấy. Bao nhiêu người đã bảo là tôi có cặp mắt bằng yên, nhưng chuyện ấy có gì đáng nói, vì theo chỗ tôi thấy, mắt ai mà chẳng bằng yên. Vậy thì tại sao lại chỉ làm thơ riêng cho trường hợp của tôi? Thompson với cặp mắt bằng yên, đó chính là tôi.
“Mình mang rượu đến” Eena nói, giọng gầm gừ như chú chó Bun. “Mình không thể để cậu đi suông tình được”
“Ồ, đừng” tôi bảo. “Eena, cậu chẳng cần phải thế”. Cô ta là người hào phóng, ruột để ngoài da, mặc dù có vấn đề về nhân cách- tôi luôn cảm thấy tiếc cho cô ta.
Cô ta quấn chai rượu trong chiếc túi giấy màu nâu để tôi không biết là loại rượu gì. Tất nhiên tôi đoán được, đó là loại Old Paralysia mà cô ta thường dùng. Tôi không muốn uống, vì không muốn ra đi mồm toàn mùi ruợu, nhưng lại nghĩ còn hai tiếng nữa mới tới giờ bay, thì lúc ấy mùi rượu chắc cũng hết. Thế là ba đứa chúng tôi ngôi xuống trên chiếc xô-pha ba chân của tôi, trong khi Eena nói như hét vào tai bên phải, còn Angel thầm thì bên tai trái tôi. Họ đều là chỗ bạn bè, và là những người bạn tốt, song tôi hầu như chẳng nghe được họ nói gì. Tôi ngồi thẫn thờ nhìn quanh, bụng nghĩ:” Lạy Chúa, tôi đã sống cả sáu tháng trời ở đây, trong gian buồng tồi tàn này, chiều dài 20 fut, rộng 8 fut, trần long vách lở, thảm trải đầy vết nhạy cắn, thiếu khí trời, không có ánh sáng lọt qua chiếc cửa sổ vàng xỉn, và cũng không hơi ấm toả ra từ chiếc lò sưởi han gỉ. Mà để làm gì? Để phát hiện ra một Thompson đích thực, hoặc để nếm qua cái diễm phúc thánh thiện ư? Tại căn phòng này, tôi đã có những bữa tiệc vui, đă nghe mồm Angel đọc thơ và chấm câu bằng tay. Đủ mọi hạng người đã cười đùa, la hét ở đây, nằm ngủ trên sàn nhà này, nôn mửa ra đấy và có lần họ đã đổ dầu máy lửa định đốt cuốn Thơ ca Anh của Oxford của tôi. Tất cả, từ căn phòng tồi tàn tới những cuộc vui ầm ĩ thâu đêm suốt sáng ấy chắc chắn đã tác động sâu sắc đến tôi. Nhưng đến mức nào?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button