Văn học nước ngoài

Mù lòa

Mu loa - Jose Saramago1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jose Saramago

Download sách Mù lòa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                Download

Định dạng MOBI                Download

Định dạng PDF                   Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Một người đàn ông đang lái xe ô tô bỗng dưng hóa mù. Một người qua đường đưa ông ta về nhà cũng hóa mù theo. Người bác sĩ nhãn khoa khám cho người đàn ông bị mù đầu tiên cùng những người bệnh trong phòng chờ hôm ấy đều bỗng dưng chẳng nhìn thấy gì nữa ngoài một sắc trắng như “bơi giữa biển sữa”. Bệnh mù trắng như căn bệnh lây lan khắp nơi, khiến tâm lý người dân hoảng loạn.

Những người phát bệnh đầu tiên cùng những người có khả năng phát bệnh bị chính phủ tập trung lại một chỗ và giam trong một nhà thương điên, để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh này. Họ bị cách ly hoàn toàn, bị những người có vũ trang canh gác, phòng khi họ chạy trốn. Và những ai có ý định hoặc bị ngờ là có ý định trốn đi đều bị bắn chết không thương tiếc.

Những con người văn minh là vậy khi bị nhốt vào đây bị đối xử vô cùng tồi tệ, và mọi cách hành xử văn minh của họ dần dần cũng mất đi theo. Họ đành tự tổ chức cuộc sống trong một cộng đồng mới không khác mấy so với xã hội loài người theo chủ nghĩa không tưởng vạch ra. Người sáng mắt duy nhất giúp đỡ họ là vợ của ông bác sĩ nhãn khoa, người đã nói dối là mình bị mù để “được” nhốt vào đây với chồng. Thế rồi, ngoài việc bị giam giữ, thiếu thốn đủ đường, đối mặt với tình trạng mất vệ sinh, thiếu đồ ăn, họ còn bị những kẻ mù côn đồ có vũ khí khác ức hiếp. Để tồn tại họ phải hy sinh mọi phẩm giá để nương tựa nhau mà sống, và có lúc không chịu nổi đè nén đã vùng lên để giành lấy công lý.

Căn bệnh mù tiếp tục lan ra ngoài những bức tường (của nhà thương điên). Trong khi chạy thoát khỏi một vụ cháy ở trong “nhà giam”, những người mù phát hiện ra các binh lính canh gác họ đều hóa mù hết nên giờ đây không ai cản họ trở lại với cuộc sống bên ngoài nữa. Các nhân vật trung tâm gồm vợ chồng bác sỹ nhãn khoa và 3 nam 2 nữ khác cùng tạo thành một nhóm để “trở về”. Nhưng cả xã hội lúc ấy đã đảo lộn.

Đây quả là một cơn ác mộng thực sự: một xã hội thành thị bậc cao nhanh chóng trở lại trạng thái xã hội man rợ khi toàn bộ cơ sở hạ tầng của cộng đồng sụp đổ và sự ủng hộ lẫn nhau cũng như nghĩa vụ giữa mọi người bị phá vỡ. Xác chết ngập đường, lương thực thiếu thốn, người nọ vào chiếm cứ nhà người kia, v.v… Và một lần nữa, bà vợ ông bác sỹ lại lèo lái giúp nhóm người của mình vượt qua cơn khủng hoảng này.

Với lối viết tỉ mỉ, châm biếm, Jose Saramago đã cuốn hút người đọc vào từng trang sách, cười khóc với các nhân vật trong truyện, và hơn hết là một sự suy ngẫm về con người chúng ta, như lời bà vợ ông bác sĩ: “Em không nghĩ chúng ta đã hóa mù, em nghĩ từ trước đến giờ chúng ta vẫn mù, Mù nhưng nhìn được, Những người mù có thể nhìn được, nhưng không thấy”.

Trích đoạn

Đèn vàng bật lên. Hai chiếc xe phía trước phóng nhanh trước khi đèn đỏ xuất hiện. Trên lối đi dành cho khách bộ hành, hình người màu xanh sáng lên. Người đứng đợi bắt đầu băng qua đường, giẫm lên các vạch sơn trắng trên mặt nhựa đen trông chẳng giống con ngựa vằn chút nào dù người ta vẫn gọi nó như vậy. Người lái xe nôn nóng đặt một chân lên bộ ly hợp, để xe họ sẵn sàng, tiến tới, thụt lùi, như bầy ngựa bồn chồn cảm thấy ngọn roi sắp quật xuống. Khách bộ hành vừa qua đường xong nhưng dấu hiệu cho phép xe chạy sẽ bị hoãn vài giây, một số kẻ cho rằng sự trì hoãn này, tuy hiển nhiên rất không đáng kể, chỉ cần nhân cho hàng ngàn ngọn đèn lưu thông hiện có trong thành phố và nhân cho ba màu đèn lần lượt thay đổi cũng tạo ra một trong các nguyên nhân trầm trọng nhất của nạn kẹt xe, hay “ách tắc cổ chai”, nếu dùng chữ thời sự hơn.

Rốt cuộc đèn xanh cũng bật lên, xe cộ mau chóng tiến qua, nhưng rõ ràng không phải tất cả đều vượt khỏi lằn mức nhanh như nhau. Chiếc xe ở đầu dòng xe giữa đã ngừng, chắc phải có trục trặc máy móc thế nào, cái chân ga lỏng, cần số hóc, giàn nhún có vấn đề, kẹt thắng, mạch điện hỏng, trừ phi hắn chỉ hết xăng, chuyện như vậy đâu phải mới xảy ra lần đầu. Nhóm bộ hành kế tiếp tập trung ở lối qua đường thấy gã tài xế trên chiếc xe đứng yên đang vẫy tay sau kính chắn gió, trong lúc đó đoàn xe phía sau điên cuồng bấm còi. Một số tài xế đã ra khỏi xe họ, sẵn sàng đầy chiếc xe mắc kẹt tới chỗ không làm cản lối lưu thông, họ giận dữ đập vào kính xe đóng kín, người đàn ông bên trong quay đầu về phía họ, thoạt tiên về một bên rồi bên kia, rõ ràng ông đang la hét, xem cử động của miệng ông thì hình như ông đang lặp lại mấy chữ, không phải một chữ mà là hai, hóa ra đúng như thế khi có người rốt cuộc xoay xở mở được cánh cửa, Tôi mù.

Ai mà tin nổi. Chỉ liếc sơ qua, mắt người đàn ông hình như tốt, tròng đen nom rạng rỡ, sáng sủa, màng mắt trắng đặc như bằng sứ. Đỗi mắt mở lớn, làn da nhăn trên mặt, hàng lông mày bỗng nhíu lại, tất cả chứng tỏ ông đang khổ sở đến quẫn trí, ai cũng có thể thấy vậy. Trong chớp mắt, cái vừa trông thấy vụt biến mất phía sau nắm tay siết chặt của người đàn ông, như thế ông vẫn cố giữ trong tâm trí hình ảnh bắt được cuối cùng là bóng đèn tròn đỏ ở cột đèn lưu thông. Tôi mù, tôi mù, ông tuyệt vọng nhắc lại khi họ giúp ông ra khỏi xe, và mấy giọt lệ dâng lên làm cặp mắt mà ông nói rằng mù càng sáng hơn. Một bà nói, Chuyện này hay xảy ra, rồi sẽ hết, ông sẽ thấy lại, đôi khi là vì thần kinh. Đèn đã đổi lần nữa, một số khách qua đường tò mò vây quanh nhóm người, và các tài xế tít phía sau chả biết chuyện gì, đã phản đối điều mà họ nghĩ là một vụ tai nạn bình thường, một cái đèn pha bị vỡ, một tấm cản bị xước, chẳng có gì biện minh được cho sự rối loạn này, Gọi cảnh sát, họ hét lên rồi đẩy chiếc xe cũ hỏng đó tránh lối. Người đàn ông mù van nài, Làm ơn có ai đưa tôi về nhà. Người đàn bà lúc nãy cho rằng đây là một ca thần kinh bây giờ đưa ý kiến nên gọi xe cứu thương để chở người đàn ông tội nghiệp tới bệnh viện, nhưng người đàn ông mù từ chối, không cần lắm, ông chỉ muốn có ai đi cùng ông tới lối vào tòa cao ốc ông đang sống. Gần đây thôi, các ông bà giúp tôi thế là nhất. Còn chiếc xe thì sao, có người hỏi. Một giọng khác trả lời, Chìa khóa nằm trong ổ, lái chiếc xe lên lề đường. Không cần, một giọng thứ ba xen vào, tôi sẽ lo cho chiếc xe và đưa ông này về nhà. Có tiếng thì thầm tán đồng. Người đàn ông mù cảm thấy có ai nắm cánh tay mình, Đi, đi với tôi, cũng giọng nói đó bảo ông. Họ dìu ông vào ghế hành khách phía trước, rồi cài dây an toàn. Tôi không thấy, tôi không thấy, ông vừa lẩm bẩm vừa khóc. Ông sống ở đâu, người đàn ông kia hỏi ông. Các khuôn mặt háo hức theo dõi qua kính xe, thèm khát một vài thông tin. Người đàn ông mù đưa tay lên mắt ra hiệu, Chẳng thấy gì, như thể tôi bị vướng trong sương mù hay ngã vào biển sữa. Nhưng mù đâu có như vậy, anh chàng kia nói, họ nói mù thì tối đen. Ồ, tôi thấy mọi thứ đều trắng, Cái bà nhỏ nhắn đó có thể đúng, có thể là vấn đề thần kinh, thần kinh ghê gớm lắm, Chẳng cần nói tôi cũng biết, thảm họa, ừ, thảm họa, Xin ông cho tôi biết ông sống ở đâu, cùng lúc đó máy xe nổ. Ấp úng, như thể thiếu thị lực đã làm suy yếu trí nhớ, người đàn ông mù cho địa chỉ, rồi ông nói, Tôi cảm ơn ông không hết lời, và người kia đáp, Ôi dào, đừng bận tâm, hôm nay là ông, ngày mai sẽ đến lượt tôi, mình chả bao giờ biết cái gì sắp xảy ra, Ông nói đúng, lúc tôi rời nhà sáng nay có ai nghĩ được một việc ghê gớm như thế này lại xảy ra. Ông ngạc nhiên khi họ vẫn đứng yên, Tại sao mình không di chuyển, ông hỏi, Đèn còn đỏ, người kia đáp. Từ nay ông sẽ không còn biết khi nào đèn đỏ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button