Văn học nước ngoài

Một Ngàn Con Đường Quê

Mot ngan con duong que - Robert James Waller1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Robert James Waller

Download sách Một Ngàn Con Đường Quê ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu

MỘT NGÀN CON ĐƯỜNG QUÊ cuối cùng, trong cuốn truyện mới, thấm thía đắng cay này, Robert James Waller kể nốt phần còn lại chuyện tình của Robert và Francesca. Robert Kincaid chỉ còn lại những hồi ức tình yêu, và rồi ở tuổi 68, ông quyết định lên đường một lần nữa. Ông gọi cuộc hành trình này là Lần Cuối cùng, với ý định trở lại không gian cũ và thầm nói lời từ biệt với Francesca. Trên đường trở lại cầu Roseman ở quận Madison, Iowa, ông thình lình bắt gặp quá khứ xa xưa, bất ngờ…

Trích đoạn

Vậy là:

Cái dây thừng to lại quay tròn

có lẽ không giật cao và hung dữ

như bạn đã từng làm

nhưng vẫn gây nên tiếng xì xì

và cảm nhận

vòng tròn trên đầu bạn

và ánh nắng rơi xuống qua thòng lọng

tỏa bóng trên mặt đất nơi sợi dây lớn quay tròn

trong lúc tất cả rơi

xuống tận những thứ cuối cùng,

thêm một – lần – nữa…

… xuống quãng đường dài, ngoằn ngoèo và không thể tránh khỏi, từ nơi ta đu đưa trong bụng mẹ cho đến thứ này: sương mù bao trùm. Eo biển Puget và ngồi trong bar Shorty vào các tối thứ Ba, lắng nghe tiếng kèn xắc xô têno của Cú Muỗi  chơi bản Lá thu.

Sự thể cứ như thế, đoạn kết cuộc đời hoạt động của ta mập mờ ở giữa và vẫn chỉ có một mình, với tiếng o o của chiếc tủ lạnh phủ lên âm thanh của hồi ức. Những chàng cao bồi cuối cùng và đủ thứ. Những người đã vạch ra dấu vết cho ta đi, những bông hoa diên vĩ rực cháy đủ sắc cầu vồng và các học giả đã qua đời từ xa xưa. Giờ đây, chỉ còn âm thanh của ký ức, tiếng o o của tủ lạnh và tiếng kèn xắcxô của Cú Muỗi vào những tối thứ Ba.

Nó có thể khác hẳn trong một cuộc đời khác. Có thể nên chuyện cho ta và người phụ nữ ấy. Nàng là sự may rủi của ta, và ngoảnh nhìn lại chuyện đã qua, mới thấy chẳng có cơ may nào khác. Ta phải luôn biết điều đó, chắc chắn hồi ấy ta cũng đã biết.

Rũ áo ra đi, bỏ lại những gì nàng có, bản thân sự việc đó làm nàng thành con người khác hẳn người mà ta đã chung sống mấy ngày và đêm ấy. Cả quyết định lẫn hành động đều đã xong cả rồi. Ta vẫn phải liều và cố nghĩ ra sẽ làm gì, nếu nàng rẽ vào đường của ta.

Giờ đây, một sớm tháng Mười một năm 1981, sương mù lạnh buốt phủ trên mặt nước. Hàng đống bưu phẩm trên bàn bếp, bán ngay tại sân chỉ được vẻn vẹn năm đôla. Nhiều năm trước, ta đã kéo chúng lên phà đến đây, sau khi người ta san phẳng căn nhà ở Bellingham để xây một trung tâm thương mại. Những chiếc phong bì bề ngoài sặc mùi hành chính – những thứ của chính quyền các nhân viên hội Cựu Chiến binh và An sinh Xã hội vẫn cố tìm mình. Họ không thể hình dung ta không muốn nghe thấy gì từ họ, rằng ta không muốn bất cứ thứ gì họ đề nghị. Những chiếc phong bì đều đóng dấu: Trả lại người gửi.

Trong hộp vẫn còn vài thứ bưu phẩm ngoài những quảng cáo mà người ta cố làm bạn mua những thứ bạn chẳng cần, như các phương tiện cho một phòng chiếu tại gia (hệ thống phát lại audio/video một bộ phim, bằng cách bổ sung một hệ thống âm thanh nhỏ gọn lên tivi có sẵn, hoặc có thể đầu tư một phòng chuyên biệt trang bị đầy đủ loa, ampli lớn và màn hình tivi rộng) và đại loại thế. Thử nghĩ mà xem, phòng chiếu tại gia là cái quái gì vậy ? Nếu ta có tiền trong tay để mua thứ ta chẳng cần, thì biết làm gì với nó ?

Ở tuổi sáu mươi tám, Robert Kincaid kéo một dây đeo quần màu cam sờn xơ và lướt

bàn tay kia dọc cổ con chó săn màu vàng tên là Con Đường, Ông châm một điếu Carnel và đến bên cửa sổ. Ở nơi nào đó trong sương mù hoặc đằng sau sương mù, một tàu dắt làm việc trong cảng Seatde rúc còi xa xa, khe khẽ.

Kincaid mở ngăn kéo trên cùng của cái tủ bốn tầng, gần cửa sổ. Nhiều hàng dương bản trong các trang ép plastic, cả cuộc đời ông trên các trang đó, năm bức một hàng và hai mươi hàng thành một trang. Cuộc đời của một người đã dành nhiều năm tìm tòi ánh sáng đẹp. Ông chọn hú họa một trang và giơ lên đèn đọc. Bức đầu ỉà một công nhân bến cảng ở Mombasa , bắp thịt cuồn cuộn và cười ngoác miệng dưới cái mũ dệt kim. Ảnh chụp năm 1954, hai mươi bảy năm trước.

Bức thứ hai là một con hải cẩu non Bắc cực, nhìn thẳng qua ống kính vào ông: năm 1951 và những tảng băng trôi từ Newfoundland.

Rồi eo biển Malacca và những người đàn ông ra khơi trên con thuyền sáu mái chèo, câu cá bằng những lưỡi câu mắc mồi và hy vọng teo dần khi nước cáu quá dài và khó khăn. Sau đó là một bức chụp mùa hè ở Basque Countryside . Một tháng Sáu lạnh lẽo ven biển Beaufort, nơi trước kia Amundsen  đã đi qua. Một con hổ lượn khỏi lớp cỏ dài trên bờ hồ Periyar ở nam Ấn Độ. Một bức nữa chụp con diệc đang nhào lộn qua làn nước buổi sáng gần cảng Townsend, bức ảnh trông rất giống tiếng kèn xắcxô của Cú Muỗi trong khúc thứ tư của bài Quý bà sành điệu.

Còn nữa. Cô thôn nữ Mexico, đứng giữa cánh đồng và ngoảnh nhìn ông qua vai, cô đội mũ rơm mềm, váy áo hoa sặc sỡ, tên cô và tên làng cô ghi rất nắn nót ở bên lề: Maria ở Luz Santos, celaya, Mexico, 1979. Đó là chuyến công tác cuối cùng cho tạp chí, trả công rẻ mạt nên rốt cuộc, ông đã phải dùng thêm tiền riêng mới hoàn thành được công việc. Ông tự hỏi Maria làng Luz Santos bây giờ ra sao, nếu cô còn ở làng đó và mùa hè vẫn làm việc trên đồng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button