Văn học nước ngoài

Mặt Trời Nhà Scozta

Mat troi nha Scozta - Laurent Gaude1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Laurent Gaude

Download sách Mặt Trời Nhà Scozta ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sức nóng của mặt trời như làm đất nức toác. Không một làn gió làm lay động rặng ô-liu. Tất cả đều im sững. Hương thơm của núi đồi đã tắt ngấm. Đá rên xiết vì nóng. Tháng tám đè nặng lên dãy núi  Gargano[1] với vẻ uy nghi tự tin của một lãnh chúa. Thật không thể tin rằng một ngày nào đó, nơi này đã từng có mưa. Rằng nước đã từng tưới những cánh đồng và tắm mát cho những những cây ô-liu. Không thể tin rằng một đời sống động vật hay thực vật lại có cơ tìm được gì để tự nuôi dưỡng dưới bầu trời khô cằn này. Đã hai giờ chiều và mặt đất tất phải bốc cháy.

Trên một con đường bụi bặm, một con lừa chậm rãi tiến bước. Nó nhẫn nhịn theo từng vòng cua của con đường. Không gì thắng được sự bướng bỉnh của nó. Cả cái không khí thiêu đốt nó đang hít thở. Cả lớp đá nhọn lởm chởm đang làm xây xướt móng guốc của nó. Nó cứ tiến. Và người cưỡi nó cứ như một cái bóng bị khép tội phải chịu một nhục hình thời cổ đại. Y không động đậy. Đờ dại vì nóng. Để mặc con lừa mang cả hai thầy trò đến tận cùng con đường này. Con vật làm nhiệm vụ với một ý chí lì lợm thách thức cả thanh thiên bạch nhật. Từ tốn, từng mét một, không đủ sức để rảo bước, con lừa nuốt chửng bao kilômét đường trường. Và người kỵ sĩ lẩm nhẩm giữa hai hàm răng những lời tan biến liền trong hơi nóng hầm hập. “Sẽ không có gì làm nhụt được chí ta… Mặt trời có thể giết tất cả thằn lằn của đồi núi, riêng ta vẫn sẽ đứng vững. Ta đã chờ quá lâu rồi… Mặt đất có thể rú rít và tóc ta có thể bốc cháy, nhưng ta sẽ lên đường và đi tới cùng.”

Giờ khắc cứ thế qua đi, trong một lò lửa thủ tiêu mọi màu sắc. Cuối cùng, ở khúc quành một ngôi làng, biển hiện ra trước mắt. “Thế là chúng ta đã tới cuối đất cùng trời, người đàn ông thầm nghĩ. Suốt mười lăm năm, mình đã mơ đến khoảnh khắc này.”

Biển nằm đó. Như một vũng im lìm chỉ để phản chiếu sự hùng mạnh của mặt trời. Con đường đã không xuyên qua một thôn xóm nào, không giao một tuyến đường nào khác, nó luôn luôn tiến sâu vào các vùng đất. Sự xuất hiện của vũng biển im lìm, chói chang nhiệt lượng này khẳng định điều xác thực là con đường chẳng dẫn tới đâu cả. Nhưng con lừa vẫn tiếp tục. Nó sẵn sàng dấn sâu vào làn nước, vẫn với nhịp bước chậm rãi và kiên quyết ấy, nếu chủ nó yêu cầu nó làm thế. Người kỵ sĩ không động đậy. Y vừa bị một cơn chóng mặt. Có lẽ y đã lầm. Tít tắp hút tầm mắt, chỉ thấy đồi núi và biển chồng chéo ào nhau. “Mình đã đi lầm đường, y nghĩ thầm. đáng ra mình đã phải thấy ngôi làng đó. Trừ phi nó đã lùi lại. Phải. Chắc nó đã cảm thấy mình đang đến nên đã lùi sâu xuống biển để mình không tới nó được. Dù phải đâm đầu vào sóng, mình cũng sẽ không lùi bước. Mình sẽ tiến đến cùng. Mình muốn báo thù.”

Con lừa tới đỉnh của cái có vẻ như là quả đồi cuối cùng của thế giới. Chính lúc này, họ nhìn thấy Montepuccio. Người đàn ông mỉm cười. Toàn bộ ngôi làng phô ra trước mắt. Một làng nhỏ san sát những dãy nhà trắng, nằm trên một mỏm cao thống ngự cái yên tĩnh sâu thẳm của nước. Sự hiện diện của con người giữa một quang cảnh hoang mạc như thế này hẳn có vẻ khôi hài với chú lừa, nhưng chú không cười mà tiếp tục tiến tới.

Khi tới những ngôi nhà đầu tiên của làng, người đàn ông lẩm bẩm: “Nếu một kẻ nào trong bọn chúng ở đó và ngăn không cho ta qua, ta sẽ đấm nát mặt hắn.” Y quan sát tỉ mỉ từng góc phố. Nhưng rồi y mau chóng yên tâm. Y đã chọn đúng lúc. Vào cái giờ ngả sang chiều này, cả làng như chìm trong cõi chết. Phố xá vắng tanh. Các cửa sổ đóng im ỉm. Cả đến chó cũng bốc hơi mất tăm mất tích. Đây là giờ ngủ trưa và có động đất cũng chẳng ai mạo hiểm ra khỏi nhà. Có một giai thoại lan truyền trong làng như thế này: một hôm vào giờ này, một người làm đồng về muộn, đi ngang qua quảng trường của làng, vừa kịp tới bóng râm của các ngôi nhà thì đã phát điên vì nắng. Cứ như những tia mặt trời đã đốt cháy sọ anh ta. Tất cả mọi người ở Montepuccio đều tin chuyện ấy. Quảng trường không lớn nhưng đi ngang qua đó vào giờ này khác nào tự khép tội tử hình.

Con lừa cùng người cưỡi nó chậm rãi thả bước trên con đường mà vào năm 1875 ấy còn gọi là phố Mới – và sau này trở thành corso[2] Garibaldi. Chủ nó thì hiển nhiên biết là mình đi đâu. Không ai trông thấy y. Thậm chí y cũng không gặp một con nào trong đám mèo hoang gầy guộc nhung nhúc giữa đám rác rưởi ngập rãnh lề đường. Y không đưa lừa vào bóng râm, cũng chẳng kiếm một chiếc ghế băng để ngồi. Y cứ tiến. Và cung cách khăng khăng một mực của y trở nên dễ sợ.

“Chẳng có gì thay đổi ở chốn này,” y lẩm bẩm. “Vẫn những phố nhếch nhác. Vẫn những mặt tiền bẩn thỉu.”

Chính lúc đó, cha Zampanelli trông thấy y. Cha xứ của làng Montepuccio, mà mọi người thường gọi là don Giorgio, đã để quên quyển sách kinh ở vạt đất vuông nhỏ sát bên nhà thờ, dùng làm vườn rau. Buổi sáng, cha đã làm việc ở đó hai tiếng đồng hồ, và cha vừa nghĩ ra là chắc chắn cha đã để quyển sách ở đó, trên chiếc ghế gỗ cạnh căn lều chứa dụng cụ. Cha ra khỏi nhà như cách lao ra ngoài trời giữa cơn giông, thân hình co ro, mắt nheo lại, tự hứa với mình cố sao nhanh hết sức để khỏi phơi thân xác ra quá lâu dưới cái nắng nóng làm người ta phát điên. Chính ở đó, cha đã trông thấy con lừa và chủ nó đi qua phố Mới. Don Giorgio dừng một thoáng và, theo bản năng, đưa tay làm dấu thánh giá. Rồi cha quay trở vào trốn nắng đằng sau những cánh gỗ nặng nề của nhà thờ. Điều đáng ngạc nhiên nhất không phải là cha không hề nghĩ đến việc báo động hoặc hô gọi kẻ lạ mặt xem hắn là ai và muốn gì (khách vãng lai rất hiếm và don  Giorgio thuộc tên tục từng người ở đây), mà là khi trở về trai phòng, cha thậm chí không còn nghĩ đến sự việc đó nữa. Cha đi nằm và thiếp đi không mộng mị trong giấc ngủ trưa hè. Cha đã làm dấu thánh giá trước gã kỵ sĩ như để xóa đi một ảo ảnh. Don Giorgio đã không nhận ra Luciano Mascalzone. Mà làm sao cha có thể nhận ra y được? Con người này không còn một nét vẻ nào của y thuở xưa. Y mới độ bốn mươi tuổi mà hai má đã hóp như một ông già.

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button