Văn học nước ngoài

Mật Mã Tây Tạng 7

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hà Mã

Download sách Mật Mã Tây Tạng 7 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Số trang trên bản đồ

Giáo sư Phương Tân nói: “Sao lại không thể? Cậu có biết tổ chức xã hội của loài sói như thế nào không? Một con sói con, ngay sau khi dứt sữa mẹ đã được học cách hợp tác với bầy đàn săn bắt con mồi, học cách nhận biết đẳng cấp và địa vị của mình trong đoàn thể, học cách phân biệt tình trạng sức khỏe của vật săn, bảo vệ lãnh địa của mình… Ai dạy chúng? Chẳng phải là sói già dạy sói con hay sao. Theo cách nói trong văn bản này, chắc là có khoảng trăm con ngao cùng sống chung một chỗ, bọn chúng chỉ cần coi những kỹ năng ấy là các kỹ xảo tối cần thiết để sinh tồn và săn bắn, truyền lại cho đời sau là được rồi. Bởi vậy, ngao có thể huấn luyện ngao, ngao có thể dạy dỗ ngao, không cần con người can thiệp vào làm gì. Vấn đề là tại sao quân Đức lại thu thập những tư liệu này? Lẽ nào, trong Thế chiến II quân Đức cũng có ý định phát triển thú chiến hay sao?”

Trác Mộc Cường Ba lắc đầu: “Chuyện này…”

Giáo sư Phương Tân tiếp: “Chuyện này cứ tạm thời gác lại đã. Nào, kể tôi nghe lần này đến thôn Công Bố mọi người phát hiện được điều gì. Đã tìm được lối vào chưa?”

Trương Lập nói: “Nào chỉ có vậy, chúng tôi còn nghiệm chứng được bản đồ, lại tìm thấy cả con thuyền để đi dưới sông ngầm nữa cơ!”

“Thuyền gì?” giáo sư Phương Tân hỏi.

Nhạc Dương liền miêu tả vắn tắt về con thuyền da trâu họ trông thấy cho giáo sư Phương Tân nghe, rồi lấy ảnh trong máy tính ra cho ông xem. Giáo sư xem xong, nghiêm mặt gật đầu nói: “Xem ra là vậy rồi, đây không phải là thuyền da trâu đâu.”

“Hả?” Trác Mộc Cường Ba kinh ngạc. “Chẳng phải Tây Tạng chúng ta chỉ có thuyền da trâu thôi sao?”

Giáo sư Phương Tân lắc đầu: “Cậu coi thường kỹ thuật của Tây Tạng quá, Cường Ba à. Có điều, cũng khó trách cậu, đến tận ngày nay, rất nhiều thành tựu của văn minh Tây Tạng cổ còn chưa được phát hiện. Vì sông trên cao nguyên chảy rất xiết, hai bờ toàn núi cao chót vót, nên chỉ có thuyền da trâu là truyền lại được thôi. Loại thuyền lớn như các cậu miêu tả, kỳ thực cũng có chép trong lịch sử Thổ Phồn rồi, người xưa gọi là thuyền rắn. Thời cổ đại, ở Tây Tạng có hai loại thuyền thường được sử dụng, một là loại thuyền lớn bằng gỗ, gọi là thuyền đầu ngựa, trước sau đã trải qua ba thời kỳ là thuyền đáy hình vuông, đáy nhọn và đáy hình thang, chở được từ hai mươi đến năm mươi người. Tương truyền, năm xưa Liên Hoa Sinh đại sư đã ngồi chính loại thuyền đầu ngựa này để tới Tây Tạng; một loại nữa là thuyền da trâu vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ, ban đầu, đáy thuyền da trâu vốn hình tròn, rất giống với loại thuyền đụng chúng ta vẫn hay thấy trong các công viên nước ngày nay, về sau mới phát triển thành hình thang như bây giờ. Ngoài hai loại thuyền được sử dụng nhiều nhất này ra, còn có thuyền độc mộc, thuyền máng, tùy theo từng khu vực khác nhau, từng hoàn cảnh địa lý khác nhau mà có chút sửa đổi hình dáng cho thích hợp. Có điều, những loại thuyền này ít nhiều đều có một số khiếm khuyết.”

Giáo sư Phương Tân vẽ lên mặt bàn một con thuyền hình vuông, nói: “Lấy thuyền đầu ngựa làm ví dụ nhé, tải trọng thuyền lớn, chở được nhiều người, thích hợp với hành trình dài, nhưng sông ngòi ở hầu hết các khu vực thuộc Tây Tạng hẹp, độ dốc cao, thuyền đầu ngựa rất dễ va phải đá ngầm mà đắm thuyền; còn thuyền da trâu thì sao, nhẹ nhàng lại chịu lực tốt, không sợ va chạm, dẫu có gặp phải dòng nước xiết mấy cũng vượt qua được, vì vậy đến ngày nay vẫn còn được sử dụng, nhưng lòng thuyền quá nhỏ, thông thường chỉ chứa được ba tới năm người, hơn nữa lại bất lợi khi di chuyển ở cự ly dài, cùng lắm chỉ có thể dùng để qua sông mà thôi. Vì thế, về sau người Tạng đã phát minh ra loại thuyền kết hợp ưu điểm của cả thuyền đầu ngựa và thuyền da trâu, vừa nhẹ nhàng linh hoạt, chịu lực tốt lại có thể chở được nhiều người, gọi là thuyền rắn. Khung thuyền kết cấu rẻ quạt, liên kết bằng các mấu, rất giống cột sống của động vật có xương sống. Thân thuyền hình thoi, hẹp dài mà linh động, cả con thuyền trông giống như một con mãng xà khổng lồ, vì vậy mới có tên là thuyền rắn, hay thuyền hình rắn, hoặc cũng có nơi gọi là thuyền rồng, nhưng so với thuyền rồng trong nội địa thì khác biệt rất nhiều.”

Nhạc Dương kinh ngạc nói: “Giáo sư, bác nghiên cứu về thuyền kỹ lưỡng như thế từ lúc nào vậy?”

Giáo sư Phương Tân điềm đạm mỉm cười, nói: “Từ sau khi ở Đảo Huyền Không tự trở về, nghe Cường Ba nhắc tới những bức bích họa đó, tôi đã bắt đầu lưu ý đến các loại thuyền lớn từng xuất hiện ở Tây Tạng thời xưa, cũng đã tra ra được một ít tài liệu.” Ông ngưng lại giây lát, đoạn tiếp: “Có điều, các tư liệu về thuyền rắn lại là của pháp sư Tháp Tây cung cấp, trong các tư liệu lịch sử hầu như không thấy nhắc đến. Hơn nữa, lúc đó tôi đã từng ngờ vực, lấy đâu ra một tấm da lớn như thế để chế tạo con thuyền dài tới mức đó, tư liệu mọi người mang về đã cho tôi chứng cứ xác thực về điều đó rồi.”

Pháp sư Á La và Trương Lập lấy các tư liệu ra, Nhạc Dương chỉ tay vào con thuyền hình rắn nói: “Giờ đã giải quyết một phần vấn đề rồi, nhưng lại nảy sinh ra vấn đề mới.”

Giáo sư Phương Tân liền hỏi: “Vấn đề mới gì?”

Nhạc Dương nói: “Vấn đề chủ yếu bây giờ là con thuyền đó đã ở dưới lòng đất hơn ba năm, không biết có còn dùng được hay không nữa. Ngoài ra, còn một vấn đề mà tôi nghĩ mãi cũng không sao hiểu nổi, người điên đó làm sao có thể một mình điều khiển cả con thuyền lớn như thế từ trong bóng đêm trở về thế giới bên ngoài được. Nếu bảo là có khoảng chục người, cộng với đầy đủ thức ăn nước uống thì còn có lý.”

Giáo sư Phương Tân nói: “Cũng có khả năng là có mười mấy người, chỉ có điều, đến cuối cùng chỉ còn một mình anh ta sống sót.”

Nhạc Dương lại nói: “Vậy còn thức ăn thì sao? Cả mười mấy con người thì cũng phải để lại chút dấu vết gì đó trên thuyền chứ?”

Giáo sư Phương Tân nói: “Dưới sông ngầm đó có các vi sinh vật, đã ba năm trôi qua, đầu mối gì thì cũng bị các vi sinh vật trong nước phân giải hết cả rồi. Nhưng tại sao con thuyền ấy lại không bị mục nát gì cả?”

Nhạc Dương lấy mẫu da và vụn gỗ họ thu thập trên thuyền cho giáo sư xem. Giáo sư Phương Tân mỉm cười, xem ra lần này lại phải đi làm phiền đến mấy ông bạn cũ chuyên nghiên cứu hệ thực vật và động vật rồi. Pháp sư Á La và Trương Lập đã chuyển hết các tư liệu thu thập được vào máy tính. Giáo sư xem xét rất kỹ lưỡng một lượt, đột nhiên nói: “Ừm, tôi có thể nhờ anh Châu xem giúp, anh ta chuyên nghiên cứu các hang động. Đợi chút nhé…” Nói đoạn, ông gọi một cú điện thoại, rồi kết nối máy tính vào mạng, gửi hình ảnh qua cho người bạn họ Châu. Chẳng bao lâu sau, hình ảnh webcam của người bạn đã hiện lên trên màn hình máy tính. Chỉ thấy một ông già chừng trên dưới sáu mươi tuổi đang kích động thốt lên: “Phương Tân, anh kiếm ở đâu ra những đoạn phim tài liệu này thế?”

Giáo sư Phương Tân đáp: “Chuyện này để sau hãy nói, giờ tôi đang muốn biết tình hình đại thể của loại hang động này. Theo những gì anh quan sát được, bên trong hang động kiểu thế này sẽ như thế nào, cố gắng nói cho đơn giản một chút thôi nhé, anh biết là tôi không nghiên cứu món này rồi mà.”

Ông già họ Châu đáp: “Được rồi, trước mắt vẫn chưa thể phán đoán đây rốt cuộc là một hang động nguyên sinh cỡ siêu lớn hay là một động nham thạch hình thành do nước bào mòn xâm thực. Nếu là hang động nguyên sinh, bên trong chính là đường hầm hình thành từ dung nham. Nếu tạm thời phán đoán sơ bộ rằng đây là một loại đá biến chất nào đó, vậy thì đoạn phim này có lẽ là được quay ở một khu vực đã từng xảy ra các hoạt động tạo sơn. Lối vào nhìn có vẻ rất kỳ quái, tuyệt đối không phải do hang động sụt lở tạo ra, mà giống đường hầm nhân tạo hơn. Nhưng bất kể nói thế nào, đây chắc chắn là một hang động dạng phễu nước, không thể sai được. Chúng ta không thể coi đoạn đường hầm dẫn vào này là mạch nước ngầm được, vì nó có cả mặt nước, bên dưới là sông ngầm. Kỳ lạ lắm phải không? Tại sao tôi lại cho rằng nó là hang động nguyên sinh, ấy là bởi tôi không nhìn thấy vết tích nước chảy trong hang, cũng không phát hiện ra có đá chảy(1) ở đỉnh động hay trên tường…”

“Thôi được rồi,” giáo sư Phương Tân ngắt lời, “Lão Châu ơi là lão Châu… anh nói gì mà tôi nghe chẳng hiểu câu nào hết cả vậy. Thế này đi, tôi muốn hỏi anh mấy vấn đề, anh có thể dùng kiến thức chuyên môn của mình nhưng trả lời một cách đơn giản thôi, được không?”

Ông già họ Chu kia ngạc nhiên hỏi: “Hả? Tôi nói vậy vẫn còn chưa đơn giản hay sao?”

Giáo sư Phương Tân lắc đầu: “Ừm, có lẽ anh cảm thấy vậy là đơn giản lắm rồi, hiềm nỗi có rất nhiều từ chúng tôi nghe chẳng hiểu gì cả, tôi chỉ muốn tìm hiểu một chút, ở loại hang động như thế này, có khả năng có một hệ thống nước ngầm rất lớn dưới lòng đất hay không?”

Ông lão họ Chu gật đầu: “Có chứ, rất có khả năng ấy! Nhưng không nên gọi là hệ thống nước ngầm, mà phải gọi là hệ thống hang động dưới nước. Nếu là hang động nguyên sinh, về sau mới bị dòng nước chảy vào, thì hoàn toàn có khả năng đó là một hang động dưới nước vô cùng lớn, thậm chí quy mô có thể vượt qua cả hang Mammoth(2) ở Mỹ hoặc cái động gì mà gần đây mới phát hiện ở Mexico ấy.”

Giáo sư Phương Tân lại nói: “Vậy nham thể ở đó có thể xuất hiện sụt lún hay gì gì đó tương tự không?”

Ông già họ Chu nói: “Phải xem độ cao của nham tầng_ đã, nếu nham tầng(3) cao chừng hai ba chục mét thì về cơ bản không cần phải lo mấy vấn đề ấy, vì nếu là đá núi lửa biến chất, độ cứng của nó thực sự là vượt ngoài tầm tưởng tượng của anh đấy.”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button