Văn học nước ngoài

Ma Sói

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Fred Vargas

Download sách Ma Sói – Fred Vargas ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Thứ Ba, bốn con cừu bị cắn đứt họng trên đỉnh Ventebrune, dãy núi Alpes.
Thứ Năm, chín con tại vùng Pierrefort. Một cụ ông nói: “Lũ sói, chúng đang tấn công chúng ta đó.”
Một cụ khác nâng cốc uống cạn, tay vung lên: “Một con sói, ông Pierrot ạ, một con sói. Một con vật ông chưa bao giờ nhìn thấy. Nó đang tấn công chúng ta.”

Một con sói đơn lẻ. Xảo quyệt, tàn bạo, mông kéo lê trên cặp chân xám. Con Vật vùng Mercantour.
Nhưng tại làng Saint-Victor-du-Mont, không ai tin là do một Con Vật cả. Đó không phải là một Con Vật. Đó là một con người.
Một con ma sói.

GIẢI THƯỚNG LỚN DÀNH CHO TIỂU THUYẾT TRINH THÁM TẠI LIÊN HOAN PHIM TRINH THÁM COGNAC NĂM 2000
GIẢI THƯỞNG CỦA GIỚI PHÊ BÌNH CHO THỂ LOẠI TRINH THÁM NĂM 2000

Hai người đàn ông nằm dài trong bụi rậm.
– Anh không định dạy tôi phải làm việc của mình thế nào chứ ? một người thì thầm.
– Tôi không định gì cả, một người đàn ông cao lớn, tóc dài màu vàng, tên Lawrence, trả lời.
Hai người nằm bất động, ống nhòm trong tay, theo dõi một cặp sói. Lúc đó là mười giờ sáng, mặt trời thiêu đốt lưng họ.
– Con sói này là Marcus, Lawrence nói tiếp. Nó mới quay về.
Người kia lắc đầu. Đó là một người dân địa phương, nhỏ con, tóc đen, khá bướng bỉnh. Anh ta trông coi lũ sói vùng Mercantour (dãy núi miền Đông Nam nước Pháp) từ sáu năm nay. Tên anh ta là Jean.
– Đó là Sibellius, anh ta thì thầm.
– Sibellius lớn hơn. Không có lông vàng ở cổ.
Bối rối, Jean Mercier xoay ống nhòm, chỉnh lại độ nét rồi chăm chú quan sát con sói đực đang ở cách chỗ họ nằm chừng ba trăm mét về phía Đông, nó đi vòng quanh tảng đá quen thuộc, thỉnh thoảng hích mõm lên đón gió. Họ nằm rất gần, quá gần là đằng khác, lẽ ra nên lùi ra xa hơn nhưng Lawrence muốn bằng mọi giá quay phim đôi sói. Đó cũng chính là lý do vì sao anh đến đây, để quay phim lũ sói, sau đó mang những thước phim về Canada. Nhưng từ sáu tháng nay anh luôn dời chuyến quay về của mình bằng những lý do khá mờ ám. Nói đúng ra là anh chàng người Canada này đang nằm vùng. Jean Mercier biết tại sao. Lawrence Donald Johnstone, một chuyên gia nổi tiếng về gấu xám Canada, đang phát điên lên vì vài con sói ở châu Âu. Anh không định nói ra điều đó. Mà dù sao thì anh chàng người Canada cũng kiệm lời đến mức tối đa.
– Trở về vào mùa xuân, Lawrence thì thầm. Gây dựng tổ ấm. Tôi không nhận ra con sói cái.
– Đó là Proserpine, Jean Mercier thì thầm trả lời, con của Janus và Junon, thế hệ thứ ba.
– Cùng với Marcus.
– Cùng với Marcus, cuối cùng Mercier công nhận. Một điều chắc chắn là có lũ sói con.
– Tốt
– Rất tốt.
– Bao nhiêu ?
– Chưa nói ngay được.

Jean Mercier viết vài dòng vào cuốn sổ nhỏ đeo ở thắt lưng, lấy bi đông đựng nước ra uống rồi nằm ngay ngắn lại vị trí ban đầu mà không làm lay động một cọng cỏ. Lawrence bỏ ống nhòm xuống, đưa tay lên mặt lau mồ hôi. Anh kéo máy quay phim lại gần, đưa Marcus vào chính giữa khuôn hình rồi vừa mỉm cười vừa quay phim. Anh từng dành trọn mười lăm năm sống giữa bầy gấu xám Mỹ, tuần lộc, sói Canada, một mình đi hết những khu bảo tồn bất tận, quan sát, ghi chép, quay phim, đôi khi chìa tay giúp đỡ những con vật già yếu nhất trong số những người bạn đồng hành hoang dã đó. Không phải lúc nào chúng cũng là những con vật kỳ cục. Một con gấu mẹ già cả, Joan, đi lại phía anh, đầu cúi xuống, để anh vuốt ve bộ lông của nó. Và Lawrence không thể tưởng tượng được châu Âu nghèo nàn, chật chội, trơ trụi, bị thuần hóa, lại có thể mang đến cho anh một chút gì đó gọi là coi được. Anh chấp nhận chuyến khảo sát-phóng sự tại vùng Mercantour với thái độ rất ngập ngừng, cốt để vì.
Cuối cùng anh lại nấn ná ở cái góc núi xa xôi này, cứ dời mãi ngày trở về. Rõ ràng anh đang chần chừ. Anh chần chừ vì lũ sói ở châu Âu, với bộ lông xám xơ xác thảm hại, hơi thở hổn hển, những con vật khốn khổ có họ hàng với lũ thú lông dày màu sáng ở Bắc Cực, chúng xứng đáng, theo anh nghĩ, được hưởng toàn bộ sự quan tâm trìu mến từ nơi anh. Anh chần chừ vì những đám mây côn trùng dày đặc, vì những dòng suối mồ hôi chảy tràn, vì những bụi cây cháy trụi, vì sức nóng nghẹt thở phả ra từ đất đá vùng Địa Trung Hải. “Đợi đó, anh còn chưa thấy hết đâu”, Jean Mercier luôn nói với anh như vậy bằng giọng hơi trịnh trọng, với thái độ khá kiêu ngạo của những người đã quen, đã được tôi luyện, đã vượt qua những phiêu lưu mạo hiểm do vòng xoay của hệ mặt trời tạo ra. “Giờ mới tháng Sáu thôi.”
Cuối cùng anh còn chần chừ vì Camille. Ở đây, họ gọi việc đó là “nằm vùng”.
“Không phải tôi phê phán anh đâu nhé, Jean Mercier đã từng nói với anh vẻ khá nghiêm trọng, tốt hơn anh nên biết anh đang nằm vùng.” “Vậy thì bây giờ, tôi biết rồi”, Lawrence trả lời.
Lawrence tắt máy quay phim, nhẹ nhàng đặt xuống túi xách của mình rồi lấy một mảnh vải trắng phủ lên. Con sói non Marcus vừa đi mất hút về phương Bắc.
– Đi săn mồi trước đợt nắng nóng, Jean bình luận. Lawrence vả nước lên mặt, thấm ướt cái mũ lưỡi trai rồi uống liền một mạch chục ngụm nước. Trời ạ, cái nắng này. Chưa từng thấy địa ngục nào tương tự.
– Ít nhất là ba con sói con, Jean thầm thì.
– Tôi đang nóng chết đây, Lawrence vừa nhăn mặt nói vừa vòng tay ra sau
lưng.
– Đợi đó. Anh còn chưa thấy hết đâu.

Cảnh sát trưởng Jean-Baptiste Adamsberg đổ mì sợi vào rá, lơ đãng rảy nước rồi trút tất cả ra đĩa, pho mát, cà chua, tối nay ăn vậy là được. Hôm nay anh về muộn, sau cuộc hỏi cung một thằng nhỏ ngu ngốc kéo dài bất tận đến mười một giờ đêm. Cũng vì Adamsberg cứ thủng thẳng, anh không thích đối xử thô bạo với bất kỳ sự việc nào hay với bất kỳ ai, dẫu họ có ngu ngốc đi chăng nữa. Nhưng trên hết là vì anh không muốn đối xử thô bạo với chính bản thân mình. Tiếng ti vi được vặn nhỏ hết cỡ, chiến tranh, chiến tranh, và chiến tranh. Anh sục sạo ầm ĩ trong hộc tủ đựng thìa dĩa bừa bộn, lôi ra được một cái nĩa rồi đến ngồi trước ti vi.
… sói vùng Mercantour tấn công tiếp một tỉnh trên dãy Alpes-Maritimes từ trước đến nay vốn vẫn được coi là an toàn giờ. Lần này dư luận nói đến một con vật có kích thước phi thường. Sự thực hay huyền thoại ? Tại hiện trường…
Thật nhẹ nhàng, Adamsberg tiến lại gần ti vi, tay cầm dĩa, gần như đi trên đầu ngón chân, như thể không muốn làm kinh động người tường thuật. Chỉ một động tác thừa thôi, người kia sẽ biến ngay khỏi màn hình không kịp kể hết câu chuyện hấp dẫn về bầy sói mà anh ta chỉ vừa mới bắt đầu. Anh vặn to tiếng lên, lùi lại vài bước. Adamsberg yêu thích bầy sói, như người ta yêu thích những cơn ác mộng. Bao trùm lên toàn bộ thời thơ ấu gắn với vùng núi Pyrénées của anh là giọng nói của những người già kể về trường ca những con sói cuối cùng của nước Pháp. Năm lên chín tuổi, khi băng qua núi vào ban đêm lúc bị cha sai đi kiếm củi vụn, mà không bàn cãi gì, anh tưởng như nhìn thấy những đôi mắt vàng rực dõi theo mình dọc con đường mòn. Như những đốm lửa, con trai ơi, những cặp mắt sói, trong đêm đen, chúng hệt những đốm lửa.
Đến bây giờ, mỗi lần về thăm vùng núi thân quen, anh lại đi lại những con đường ngày xưa, vào ban đêm. Có thế mới thấy loài người thật hết phương cứu chữa, họ cứ bám vào những thứ tồi tệ nhất.
Cách đây mấy năm anh đã nghe nói có vài con sói vùng Abruzzes vượt qua biên giới, sang đến dãy Alpes. Một bầy vô trách nhiệm, có thể gọi như thế. Những tên say xỉn ham vui. Cuộc đột nhập dễ thương, lần trở về đầy ấn tượng, chào mừng đã đến đây, ba con sói xơ xác vùng Abruzzes. Xin chào, các bạn của ta. Kể từ đó, anh tin chắc chúng được cưng chiều như những cục vàng, được bao bọc trên khắp những dải đất nhiều đá giăm của Mercantour. Và đôi khi một chú cừu non rơi vào miệng chúng. Nhưng đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy những hình ảnh thế này. Thế là thế nào, tự dưng lại trở nên dã man như vậy ư, chẳng nhẽ lại là chúng ư, những con sói can đảm đến từ Abruzzes ? Vừa im lặng ăn, Adamsberg vừa theo dõi màn hình, một con cừu cái bị cắn xé tơi tả, khoảnh đất đẫm máu, khuôn mặt co giật của một người chăn cừu, bộ lông cừu bẩn thỉu bị xé ra từng mảng, vương vãi

trên đám cỏ. Máy quay phim săm soi những vết thương với vẻ thỏa mãn, người phóng viên gọt giũa những câu hỏi, thổi bùng lên cơn giận dữ của người dân trong vùng. Xen giữa những cảnh quay là hình ảnh lũ sói mõm hếch lên màn ảnh, môi bạnh ra, những hình ảnh được lấy từ các thước phim tư liệu cũ, lũ sói đó có vẻ thuộc vùng Balcan hơn là dãy Alpes. Ngỡ như đột nhiên toàn bộ vùng Nice phải oằn mình dưới đợt tấn công của bầy sói hoang đã, trong lúc những ông lão chăn cừu kiêu hãnh ngẩng đầu nhìn thẳng vào mắt lũ sói như để thách thức. Như những đốm lửa, con trai ơi, như những đốm lửa.
Tóm tắt loạt sự kiện như sau: người ta thống kê được chừng ba chục con sói trên Rặng núi lớn, không kể lũ sói non đi lạc, khoảng chừng một tá, và những con chó hoang nữa, cũng nguy hiểm không kém. Hàng trăm con dê, cừu bị cắn chết vào mùa này năm ngoái, trong bán kính mười cây số quanh Mercantour. Ở Paris không thấy nói đến tin này, vì ở Paris công chúng khá thờ ơ trước những câu chuyện về lũ sói với bầy cừu, Adamsberg hết sức sững sờ khi nghe đến những con số thống kê. Hai vụ tấn công khác ở tỉnh Auniers vào hôm nay chỉ làm tình hình thêm căng thẳng.
Một bác sĩ thú y xuất hiện trên màn hình, điềm tĩnh, chuyên nghiệp, ngón tay chỉ vào vết thương. Không, không còn nghi ngờ gì nữa, đây là vết cắn của hàm trên, răng hàm phải số bốn, thấy không, và ở đây nữa, phía trước này, là răng nanh phải, và đây, dưới đây, dưới đây nữa. Và khoảng cách giữa hai răng nanh, thấy không. Hẳn phải là bộ răng của một con thú lớn.
– Thưa bác sĩ, ông có cho rằng đó là một con sói không ?
– Hoặc là một con chó khổng lồ.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button