Văn học nước ngoài

Lụa

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Alessandro Baricco

Download sách Lụa ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Dù người cha đã hình dung anh sẽ có một tương lai rực rỡ trong quân đội, Hervé Joncour cuối cùng lại kiếm sống bằng một nghề khác thường, cái nghề không phải xa lạ, như một sự trớ trêu kỳ cục, với các nét sắc sảo dễ thương của tướng mạo anh, để lộ ra một sự đổi giống nữ mơ hồ.

Để sống, Hervé Joncour mua và bán tằm.

Ta đang ở vào năm 1861 . Flaubert viết tiểu thuyết Salammbo, đèn điện còn là một giả thuyết và Abraham Lincoln, bên kia bờ Đại Dương, đang tiến hành một cuộc chiến tranh mà ông sẽ không thấy hồi kết thúc.

 

Hervé Joncour được ba mươi hai tuổi.

Anh mua, và anh bán.

Những con tằm.

Trong thực tế, Hervé Joncour mua và bán tằm khi tằm còn là trứng bé tí xíu, màu xám hay vàng, bất động và tưởng như chết . Chỉ cần một lòng bàn tay đủ nắm hàng ngàn trứng như thế.

“Đó là điều ta gọi là nắm một tài sản trong tay”.

Vào những ngày đầu tháng năm, trứng nở ra con sâu tằm ăn lá dâu để lớn lên thành tằm, ăn suốt ba mươi ngày, ăn rào rào, ăn bỗ bã; tằm chín thì thu mình kéo kén, hai tuần sau thì thân tằm bị tách ra khỏi kén vĩnh viễn để lại đằng sau một di sản tương đương, nếu tính bằng sợi, một ngàn thuộc tơ sống, nếu tính bằng tiền, một số lượng to tát quan Pháp: với điều kiện là mọi sự được tiến hành theo đúng phép tắc, bài bản, và phải ở một vùng miền nam nước Pháp, như trường hợp của Hervé Joncour.

Lavilledieu là tên cái thị trấn nơi Hervé Joncour sinh sống.

Helène, tên người vợ anh.

Họ không có con.

 

Những trận dịch bệnh càng ngày càng tàn phá ngành chăn tằm ở châu Âu . Để tránh những sự tác hại, Hervé Joncour phải đi mua trứng tằm bên kia bờ Địa Trung Hải, tận Syrie và Ai Cập. Đó là khía cạnh phiêu lưu đặc thù của nghề anh. Hằng năm vào những ngày đầu tháng giêng, anh lên đường. Anh băng qua một ngàn sáu trăm dặm trên biển và tám trăm cây số trên bờ. Anh ra tay chọn trứng, trả giá, thu mua. Rồi anh quay lưng, băng qua tám trăm cây số đường bộ và một ngàn sáu trăm dặm đường biển, về đến cái thị trấn nhỏ Lavilledieu thường vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng tư, thường kịp giờ dự lễ ca trong nhà thờ. Anh còn làm việc suốt hai tuần nữa cho trứng vào bao bì và đem bán.

Thời gian còn lại trong năm, anh nghỉ ngơi.

 

– Và châu Phi nó ra sao ? – người ta hỏi anh.

– Mệt mỏi.

Anh có một ngôi nhà lớn nằm ngoài thị trấn một chút và một xuồng nhỏ ở trung tâm, ngay trước mặt ngôi nhà bỏ hoang của ông Jean Berbek. Jean Berbek, một ngày đẹp trời nào đó bỗng nổi hứng quyết định từ nay về sau không mở miệng nói gì nữa. Ông giữ lời hứa. Vợ và hai đứa con gái bỏ ông ra đi. Ông chết. Nhà ông chẳng ai muốn mua và như thế bây giờ thành nhà hoang.

Mua và bán tằm, nội việc này thôi cũng mang lại cho Hervé Joncour hàng năm một số lợi tức đủ bảo đảm cho anh và vợ một cuộc sống tiện nghi thoải mái mà ở tỉnh lẻ người ta dễ cho là sang trọng, xa hoa. Anh hưởng thụ của cải mình một cách kín đáo, và anh thấy mình hoàn toàn lạnh nhạt trước cái viễn tưởng không xa thực tế lắm là anh có thể trở nên thực sự giàu có. Ngoài ra, anh là một trong những người thích làm khán giả trước chính cuộc đời của mình, mọi tham vọng sống cuộc đời mình được xem là không thích đáng, là lạc lầm.

Ta sẽ nhận ra là những người như thế lặng ngắm số mệnh mình cùng một cách như phần lớn những người khác lặng ngắm một ngày mưa.

 

Nếu được hỏi, có lẽ trả lời rằng cuộc đời anh sẽ tiếp tục như thế mãi mãi. Tuy nhiên, vào những năm đầu thập niên sáu mươi, trận dịch bệnh tằm gai, sau khi đã làm cho số trứng tằm nuôi ở châu Âu trở thành vô dụng, lan tràn sang bên kia biển, tận châu Phi và ngay sang cả Ấn Độ, theo lời một số người. Năm 1861, Hervé Joncour trở lại quê nhà sau chuyến đi xa thường lệ, mua về một số trứng mà hai tháng sau mới biết bị nhiễm bệnh gần hết. Đối với Lavilledieu cũng như các thành phố khác đã dựa trên nền sản xuất tơ lụa mà làm giàu, năm đó tưởng như báo hiệu sự bắt đầu cho sự suy sụp, tàn cuộc. Khoa học tỏ ra bất lực trong việc tìm hiểu những nguyên nhân gây dịch bệnh. Và khắp mặt đất, tận những vùng xa xôi hẻo lánh, tưởng như bị giam hãm, đày đọa bởi cái phù phép, tai ương không lời giải thích đó.

– Không phải khắp mặt đất đâu – Baldabiou nói nhẹ nhàng – không khắp đâu, và rót một chút nước lạnh vào ly rượu anizét của mình.

 

Hai mươi năm trước Baldabiou là người vừa đặt chân đến cái thị trấn này thì đi ngay tới văn phòng viên thị trưởng, vào thẳng trong chẳng thèm thông báo, và đặt lên bàn giấy tấm khăn quàng bằng lụa màu hoàng hôn rồi hỏi viên thị trưởng.

– Ông biết cái gì đây không ?

– Chuyện đàn bà.

– Sai. Chuyện đàn ông: tiền.

Viên thị trưởng sai người tống cổ ông ra ngoài. Chẳng sao, ông cho dựng lên một nhà máy sợi ở phía dưới thị trấn gần bờ sông, một trại chăn tằm cạnh rừng và một nhà thờ nhỏ dành cho nữ thánh Agnès nằm ở ngã ba đường đi về Viviers. Ông thu dụng khoảng chục người thợ, gọi mua từ Ý về một cổ máy bằng gỗ trông bí hiểm, toàn bánh xe và guồng máy không à, và không nói gì thêm suốt bảy tháng. Rồi ông trở lại văn phòng viên thị trưởng, đặt ngay ngắn trên bàn giấy ba chục ngàn quan Pháp bằng những tờ giấy bạc lớn.

– Ông biết cái gì đây không ?

– Tiền.

– Sai. Đây là bằng chứng ông là một thằng ngu.

Rồi ông thu xếp lại các tờ giấy bạc, bỏ vào ví và làm bộ đi ra.

Viên thị trưởng chận lại.

– Tôi phải làm cái quái gì đây ?

– Không gì cả: và ông sẽ là thị trưởng một thành phố nhỏ giàu có.

Năm năm sau, Lavilledieu có bảy nhà máy sợi và trở thành một trong những trung tâm hàng đầu châu Âu trong ngành chăn tằm và dệt lụa. Không phải tất cả những nhà máy đó đều thuộc quyền sở hữu của Baldabiou đâu. Các chức sắc, thân hào và các địa chủ trong vùng đã theo chân ông trên bước đường phiêu lưu công nghiệp lạ lùng này. Ông chẳng bao giờ giấu nghề, lúc nào cũng chia xẻ những bí mật với mọi người trong bọn họ. Ông thấy vui thích làm như vậy hơn là làm ra tiền xúc không hết. Chỉ dạy. Và có những điều bí mật để kể ra. Ông ta như thế đó, cái ông Baldabiou này.

 

Baldabiou cũng là người mà tám năm về trước đã làm thay đổi cuộc đời Hervé Joncour. Đó là vào thời kỳ những trận dịch bệnh đầu tiên phát khởi những đợt tấn công vào công cuộc chăn tằm ở châu Âu. Không tỏ ra bối rối chút nào, Baldabiou để tâm xem xét tình hình và rút ra kết luận là không thể giải quyết vấn đề này, chỉ còn cách là đi vòng tránh nó thôi. Ông có ý nhưng thiếu người, một người. Khi trông thấy Hervé Joncour đi ngang trước quán cà phê Verdun lịch sự trong một bộ quân phục thiếu úy bộ binh, đĩnh đạc với tướng bộ một quân nhân đang nghỉ phép, ông biết mình đã tìm ra người đó. Lúc đó Hervé Joncour được hai mươi bốn tuổi. Baldabiou mời anh về nhà, mở rộng đuôi mắt anh một tập bản đồ địa lý mang đầy những tên ngoại lai xa lạ và nói:

– Chúc mừng cậu. Rốt cuộc cậu cũng tìm ra một công việc đứng đắn.

Hervé Joncour ngồi nghe một hồi cái chuyện dài về tằm, về trứng, về những Kim Tự Tháp và những chuyến hải hành. Rồi anh nói:

– Tôi không thể làm được.

– Tại sao ?

– Vì hai hôm nữa hết hạn nghỉ phép, tôi phải lên lại Paris.

– Nghề lính ?

– Dạ phải. Cha tôi đã quyết định như thế.

– Chuyện dễ.

Ông dẫn Hervé Joncour đi thẳng tới nhà cha anh.

– Ông biết ai đây không ?

– Thằng con tôi.

– Nhìn kỹ hơn đi.

Viên thị trưởng thả người dựa vào lưng ghế bành bằng da, và bắt đầu đổ mồ hôi.

– Thằng con trai tôi, Hervé, hai ngày nữa trở lên Paris, một tiền đồ sáng giá trong quân đội chúng ta đang chờ đón nó, nếu Thượng Đế và nữ thánh Agnès muốn thế.

– Đúng. Có điều Thượng Đế thì bận rộn chỗ khác và thánh Agnès không ngửi được lính tráng.

Một tháng sau Hervé Joncour lên đường đi Ai Cập. Anh đi biển trên con tàu mang tên Adel . Trong các cabin mùi nấu nướng bay từ bếp vào, có một người Anh khoe mình đã từng đánh nhau trong trận Waterloo, chiều tối ngày thứ ba của chuyến đi người ta thấy các con cá heo lóe sáng ở chân trời như những con sóng say, ở bàn cờ quay con số mười sáu cứ ra hoài.

Anh trở lại nhà hai tháng sau – ngày chủ nhật đầu tiên của tháng tư, vừa kịp giờ dự lễ cả – với hàng ngàn trung tâm gói trong bông đặt trong hai hộp lớn bằng giỏ. Anh có hàng lô chuyện để kể. Nhưng khi chỉ có Baldabiou và anh ngồi lại với nhau, điều ông ta muốn nghe là:

– Cậu kể tớ nghe về những con cá heo.

– Cá heo ?

– Cái lần mà cậu thấy chúng nó.

Baldabioiu, ông ta như thế đó.

Chẳng ai biết được tuổi thật của ông.

 

– Không phải khắp mặt đất đâu – Baldabioiu nói nhẹ nhàng – không khắp đâu, và rót một chút nước lạnh vào ly ruou anizét.

Đêm tháng tám, hơn nửa đêm tối. Vào giờ này, Verdun đã đóng quán từ lâu theo thường lệ. Ghế được lật ngửa, đặt ngay ngắn trên bàn. Cái quày rượu, ông đã lau chùi, và những chỗ còn lại cũng vậy. Chỉ còn tắt đèn rồi đóng cửa. Nhưng Verdun đợi: ông Baldabiou đang nói chuyện.

Hervé Joncour ngồi bất động trước mặt ông, điếu thuốc tắt ngấm còn trên môi, lắng nghe. Giống như tám năm trước, anh để cái ông này ung dung viết lại số mệnh mình. Tiếng nói ông đến tai anh nhỏ nhẹ và rõ ràng, bắt nhịp theo từng ngụm rượu anizét đều đặn. Không ngưng nghỉ, tiếng nói kéo dài một lèo nhiều phút. Điều cuối cùng nói ra là:

– Không có chọn lựa nào cả. Nếu ta muốn tiếp tục sống, phải đi xuống đó.

Im lặng.

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button