Văn học nước ngoài

Lịch Sử Tình Yêu

Lich su tinh yeu - Nicola Kraus1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nicola Kraus

Download sách Lịch Sử Tình Yêu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lúc người ta viết cáo phó cho tôi. Ngày mai. Hay là ngày kia. Cáo phó sẽ viết: LEO GURSKY ĐỂ LẠI MỘT CĂN HỘ ĐẦY PHÂN. Tôi ngạc nhiên tại sao mình còn chưa bị chôn sống. Nơi này không được rộng. Tôi phải vất vả lắm mới giữ được một lối đi lại giữa giường và toilet, giữa toilet và bàn ăn, giữa bàn ăn và cửa trước. Giả sử tôi muốn đi từ toilet ra cửa trước ư, chịu chết, phải vòng qua bàn ăn mới được. Tôi thích tưởng tượng giường là chốt nhà, toilet là chốt một, bàn ăn là chốt hai, cửa trước là chốt ba(1): giả sử có tiếng chuông cửa lúc tôi đang nằm trên giường, tôi sẽ phải vòng qua toilet và bàn ăn để ra tới cửa. Nếu đó là Bruno, tôi lẳng lặng mở cửa cho cậu ấy vào rồi chạy trở lại giường, tiếng hò reo của đám khán giả vô hình vang dội trong tai.

Tôi thường tự hỏi ai sẽ là người cuối cùng trông thấy tôi còn sống. Nếu phải cá, tôi sẽ đặt cược vào thằng bé giao hàng của tiệm đồ Tàu. Một tuần thì đến bốn tối tôi gọi đồ. Lần nào nó tới tôi cũng loay hoay tìm ví tiền thật lâu. Khi thằng bé đứng ở cửa cầm chiếc túi vấy mỡ, tôi tự hỏi liệu có phải đêm nay tôi sẽ ăn nốt chiếc nem rán, leo vào giường, và rồi lên cơn đau tim trong lúc ngủ hay không.

Tôi cố gắng để được người khác nhìn thấy. Đôi khi ra ngoài, tôi mua chút nước quả ép dù chẳng hề thấy khát. Nếu cửa hàng đông người, tôi sẽ làm quá tới mức cố tình làm tiền lẻ rơi vương vãi khắp sàn nhà, xu lớn xu nhỏ văng tung tóe mọi hướng. Tôi sẽ quỳ xuống. Phải cố gắng lắm tôi mới có thể quỳ gối, song đứng lên còn đòi hỏi nỗ lực lớn hơn. Nhưng chưa hết. Có lẽ trông tôi chẳng khác nào thằng ngốc. Tôi vào cửa hàng giày Athlete’s Foot(2) và hỏi Ở đây có những loại giày thể thao nào nhỉ? Tay bán hàng sẽ nhìn tôi như nhìn một gã khờ (mà đúng tôi là kẻ khờ thật) và chỉ tôi tới một đôi Rockport họ có, một đôi trắng toát. Không, tôi sẽ nói thế, tôi có đôi này rồi, sau đó tôi đến khu bán sản phẩm của hãng Reebok và nhặt ra một món thậm chí trông còn chẳng giống giày, có lẽ là đôi bốt chống ướt, rồi hỏi lấy cỡ 9. Cậu trai sẽ ngó tôi lần nữa, cẩn thận hơn. Cậu ta sẽ nhìn săm soi thật lâu. Cỡ 9, tôi sẽ nhắc lại, tay nắm chặt đôi giày dệt. Cậu ta sẽ lắc đầu và đi về phía sau để lấy giày, đến lúc cậu ta trở lại thì tôi đang tuột tất ra. Tôi sẽ kéo hai ống quần lên và nhìn xuống thứ già nua nhàu nhĩ ấy – hai bàn chân tôi, và một phút bối rối sẽ trôi qua cho tới lúc cậu trai nhận ra là tôi đang đợi cậu ta xỏ giùm đôi bốt. Thực sự thì chẳng bao giờ tôi mua cả. Tất cả những gì tôi muốn là không chết vào một ngày không có ai trông thấy mình.

Cách đây vài tháng tôi thấy một mẩu quảng cáo trên báo. Nội dung: TÌM NGƯỜI MẪU KHỎA THÂN CHO LỚP VẼ. 15 ĐÔ/GIỜ. Có vẻ tốt đến mức không tin nổi. Được người ta nhìn thường xuyên. Rất nhiều người. Tôi gọi theo số điện thoại trong quảng cáo. Một phụ nữ bảo tôi có mặt vào thứ Ba tuần sau đó. Tôi cố gắng mô tả bản thân nhưng bà ta không quan tâm. Thế nào cũng tốt hết, bà ta bảo.

Ngày trôi qua chậm chạp. Tôi kể với Bruno nhưng cậu ta hiểu lầm và nghĩ rằng tôi đăng ký lớp học vẽ để được nhìn các cô gái khỏa thân. Cậu ta không muốn tôi đính chính. Họ phô ngực hả? cậu hỏi tôi. Tôi nhún vai. Cả phần dưới nữa chứ?

Sau khi bà Freid trên tầng bốn chết và phải mất ba ngày mới có người phát hiện ra, Bruno và tôi bắt đầu có thói quen kiểm tra tình hình của nhau. Chúng tôi bịa ra những cái cớ nho nhỏ – Tớ hết giấy vệ sinh rồi, tôi nói vậy khi Bruno mở cửa. Một ngày trôi qua. Sẽ có tiếng gõ cửa phòng tôi. Tớ mất cuốn chương trình truyền hình rồi, cậu sẽ giải thích, còn tôi đi tìm cuốn của mình dù biết rằng cuốn của Bruno vẫn luôn nằm trên ghế băng. Có một lần cậu ta xuất hiện vào chiều Chủ nhật. Tớ cần một chén bột mì, cậu nói. Thật là một cái cớ vụng về, song tôi không thể kìm nổi mình. Cậu đâu biết nấu ăn, tôi nói. Một khoảng im lặng. Bruno nhìn vào mắt tôi. Cậu thì biết gì, cậu ta nói, tớ sắp nướng bánh.

Khi tới Mỹ tôi chẳng quen biết ai ngoài một người họ hàng là thợ khóa, vì vậy tôi làm việc cho ông. Nếu ông là thợ đóng giày thì tôi cũng đã là thợ đóng giày rồi; nếu ông làm nghề xúc phân, tôi cũng đã đi xúc phân rồi. Nhưng ông là thợ khóa. Ông dạy nghề này cho tôi, và đó là nghề tôi đã theo. Chúng tôi cùng mở một cửa hiệu nho nhỏ, rồi một năm nọ ông mắc bệnh lao, người ta phải cắt bỏ lá gan, rồi ông sốt tới 41 độ và chết, thế nên tôi quản lý cửa hiệu. Tôi gửi cho vợ ông một nửa tiền lãi, ngay cả khi bà đã tái giá với một ông bác sĩ và chuyển tới Bay Side. Tôi làm nghề sửa khóa hơn năm mươi năm. Tôi chưa từng tưởng tượng mình sẽ thành như vậy. Ấy thế nhưng. Sự thực là tôi dần thích nghề này. Tôi giúp những người bị khóa bên ngoài được vào trong, với những người khác thì tôi giúp họ bỏ lại bên ngoài những thứ không thể cho vào, vì vậy họ có thể ngủ mà không gặp ác mộng.

Rồi một hôm tôi nhìn ra cửa sổ. Có lẽ lúc đó tôi đang ngắm bầu trời. Trước cửa sổ thì thậm chí một thằng ngốc cũng trở thành Spinoza(3). Chiều trôi qua, bóng tối buông dần. Tôi với tay giật dây bật bóng điện và đột nhiên thấy như thể vừa bị một con voi giẫm lên tim. Tôi ngã khuỵu gối. Tôi nghĩ: mình không sống được mãi. Một phút trôi qua. Rồi một phút nữa. Tôi bấu ngón tay xuống sàn, lê mình về phía chiếc điện thoại.

Hai mươi lăm phần trăm cơ tim tôi ngừng hoạt động. Phải cần nhiều thời gian phục hồi, tôi không bao giờ trở lại làm việc nữa. Một năm trôi qua. Tôi ý thức được thời gian trôi đi thật vô tình. Tôi đăm đăm nhìn ra cửa sổ. Tôi theo dõi mùa thu chuyển sang đông. Rồi đông bước sang xuân. Có vài hôm Bruno xuống gác ngồi cùng tôi. Chúng tôi biết nhau từ khi còn là trẻ con, hai đứa cùng học với nhau. Cậu là một trong số bạn thân nhất của tôi, cậu đeo cặp kính dày, có mái tóc hung hung đỏ mà cậu vốn rất ghét và giọng nói vỡ ra khi xúc động. Trước đây tôi không biết rằng Bruno vẫn còn sống, rồi một ngày tôi đang đi bộ dọc đường East Broadway thì nghe thấy giọng cậu. Tôi quay lại. Bruno xây lưng lại phía tôi, đang đứng trước một hiệu tạp hóa hỏi giá thứ quả gì đó. Tôi nghĩ: mày chỉ tưởng tượng ra thôi, mày đúng là kẻ ngủ mơ, làm thế quái nào đó lại là bạn thời thơ ấu của mày được chứ? Tôi đứng như trời trồng trên vỉa hè. Cậu ta nằm dưới lòng đất rồi, tôi tự nhủ. Mày đang ở đây giữa nước Mỹ, nơi có tiệm ăn nhanh McDonald cơ mà, tỉnh lại đi. Tôi chờ đợi, chỉ để thật chắc chắn. Tôi đã không nhận ra mặt cậu ấy. Nhưng. Dáng đi của cậu ấy không lẫn vào đâu được. Khi cậu sắp sửa bước qua tôi, tôi chìa cánh tay ra. Tôi không biết mình đang làm gì nữa, có khi chỉ là tôi đang tưởng tượng, tôi túm lấy tay áo cậu. Bruno, tôi nói. Cậu dừng bước xoay người lại. Ban đầu cậu có vẻ sợ hãi rồi bối rối. Bruno. Cậu nhìn tôi, hai mắt bắt đầu ướt lệ. Tôi nắm lấy bàn tay kia của Bruno. Tôi đã nắm được một bàn tay và một tay áo. Bruno. Người cậu bắt đầu run lên. Cậu đưa tay lên chạm vào má tôi. Chúng tôi cùng đứng giữa vỉa hè, mọi người vội vã bước qua, đó là một ngày tháng Sáu ấm áp. Mái tóc Bruno mỏng và bạc trắng. Cậu làm rơi túi quả. Bruno.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button