Văn học nước ngoài

Lá Bài Thứ XII

la-bai-thu-xii-jeffery-deaver1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jeffery Deaver

Download sách Lá Bài Thứ XII ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng PDF                  Download

Định dạng MOBI              Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Khuôn mặt thấm đẫm mồ hôi và nước mắt, người đàn ông bỏ chạy vì tự do, chạy vì cuộc sống của mình.

“Bên này! Hắn chạy bên này!”

Người cựu nô lệ không biết chính xác tiếng nói vọng đến từ phía nào. Đằng sau? Bên phải hay bên trái? Hay từ nóc của một trong những căn nhà chung cư cũ nát trải dài trên những con phố rải sỏi bẩn thỉu ở đây?

Giữa bầu không khí tháng Bảy nóng nực và đặc quánh như dầu lỏng, người đàn ông có thân hình săn chắc nhảy qua một đống phân ngựa. Xe quét đường không đi qua đây, không đến khu vực này của thành phố. Charles Singleton dừng lại bên những chiếc thùng tròn được xếp chồng lên nhau trên một tấm gỗ nâng hàng, cố lấy lại hơi thở.

Tiếng nổ giòn của một khẩu súng ngắn vang lên. Viên đạn bay trượt mục tiêu. Âm thanh sắc gọn đó ngay lập tức kéo ông trở lại cuộc chiến: Đó là khoảng thời gian điên cuồng tuyệt vọng khi ông mặc bộ quân phục bẩn thỉu và đầy bụi màu xanh da trời, cố thủ, giữ vững khẩu súng trường nặng nề, nhắm về phía những người đàn ông trong bộ quân phục xám xịt, cũng đầy bụi và đang chĩa vũ khí về phía mình.

Y chạy nhanh hơn nữa. Họ lại nổ súng. Những viên đạn lại trượt.

“Ai đó hãy tóm hắn ta lại! Năm đồng vàng cho người nào bắt được hắn.”

Nhưng số người ít ỏi trên phố vào buổi sớm này – hầu hết đều là những người Ireland lượm vải vụn và làm thuê kéo nhau đi làm cùng xô và cuốc trên vai – chẳng có chút gì là muốn ngăn cản người đàn ông da đen với đôi mắt dữ dằn và những cơ bắp to khỏe với cái quyết tâm đáng sợ như vậy. Về phần thưởng, được hét lên từ miệng một viên cảnh sát của thành phố, cũng có nghĩa là sẽ chẳng có một xu nào đằng sau lời hứa ấy cả.

Trên con phố 23, Charles rẽ sang hướng tây. ông trượt chân vì giẫm phải những viên sỏi và ngã bổ nhào. Một viên cảnh sát cưỡi ngựa chạy vòng qua góc phố, giơ cao chiếc dùi cui, lao tới người đàn ông đang loạng choạng. Và rồi…

 

Và? Cô nghĩ.

Và?

Chuyện gì đã xảy ra với ông ấy?

Geneva Settle – cô gái mười sáu tuổi xoay chiếc núm trên chiếc máy đọc vi phim một lần nữa nhưng nó không hề di chuyển, cô đã di chuyển tới đoạn cuối cùng trong tấm vi phim này. Cô nhấc cái vật hình chữ nhật bằng kim loại lưu giữ bài báo nổi bật nhất trong ấn bản ngày 23 tháng 7 năm 1868 của Tuần báo Minh họa dành cho người da màu. Lướt nhanh qua những khung đựng các tấm vi phim trong một chiếc hộp bụi bặm, cô lo rằng những trang còn lại của bài báo đã biến mất và cô sẽ không bao giờ tìm ra được chuyện gì đã xảy ra với ông tổ của mình, Charles Singleton. Cô biết các lưu trữ lịch sử về những người da đen thường không đầy đủ, nếu không nói là bị thất lạc mãi mãi.

Phần còn lại của câu chuyện nằm ở đâu?

A… Cuối cùng thì cô đã tìm thấy nó và ráp miếng đựng vi phim vào chiếc máy đọc méo mó màu xám một cách cẩn thận, vội vã xoay chiếc núm để tìm đoạn tiếp theo trong cuộc trốn chạy của Charles.

Trí tưởng tượng phong phú và đầy màu sắc của Geneva, cùng hằng năm trời vùi mình trong những quyển sách đã giúp cô có thể tái hiện lại một cách sống động những tình tiết trong tài liệu lưu giữ về cuộc chạy trốn của người cựu nô lệ trên những con phố bẩn thỉu và nóng bức của New York thế kỷ XIX từ một tạp chí. Đến nỗi cô cảm thấy như mình đang ở đó, chứ không phải nơi đang ngồi ngay lúc này: Gần một trăm bốn mươi năm sau, trên thư viện vắng vẻ ở tầng năm của Bảo tàng Văn hóa và Lịch sử Mỹ – Phi, nằm trên con phố 55, Midtown Manhattan.

Cứ mỗi lần cô xoay chiếc nút, các trang báo lại chạy qua trên màn hình tinh thể. Geneva đã tìmphần còn lại của bài báo, được đề tít:

 

MỘT NỖI Ô NHỤC

GHI CHÉP VỀ TỘI LỖI CỦA KẺ ĐÃ TỪNG LÀ NÔ LỆ,

CHARLES SINGLETON, CỰU BINH NỘI CHIẾN,

PHẢN BỘI LẠI SỰ NGHIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI DA ĐEN CHÚNG TA BẰNG MỘT SỰ VỤ ĐẦY TAI TIẾNG

 

Trong bức ảnh đi kèm với bài báo là Charles Singleton, hai mươi tám tuổi, trong quân phục thời Nội chiến. Dáng người cao ráo, đôi bàn tay to, bộ quân phục bó sát ngực và cánh tay cho thấy những cơ bắp mạnh mẽ. Đôi môi dày, xương gò má cao, đầu tròn và làn da sẫm màu.

Nhìn chằm chằm vào khuôn mặt nghiêm nghị, sự bình thản, đôi mắt sắc, cô gái tin rằng có một sự tương đồng giữa cô và ông ấy – cô có cái đầu và khuôn mặt của tổ tiên mình, những đường nét rõ ràng là của ông ấy và cả màu da nữa, mặc dù không có một chút nào vóc dáng vạm vỡ và mạnh mẽ. Geneva Settle mảnh khảnh, gầy còm như một cậu bé tiểu học, giống như những gì các cô gái của Dự án Delano vẫn thích thú nhận xét.

Cô bắt đầu đọc thêm một lần nữa, bỗng có một tiếng động vang lên đột ngột.

Một tiếng “cạch” trong căn phòng. Tiếng chốt cửa?

Rồi cô nghe thấy tiếng những bước chân. Dừng lại.

Bước tiếp. Rồi im lặng. Cô liếc nhanh ra sau, không một bóng người.

Cô rùng mình, nhưng lại tự nhủ đừng quá hoảng sợ. Chỉ có những ký ức tồi tệ khiến cô cảm thấy bị kích động và sợ hãi: Đó là khi cô bị những nữ sinh Delano đánh trên sân phía sau của trường trung học Langston Hughes, và đó là khi Tonya Brown cùng nhóm của cô ta ở khu nhà Thánh Nicholas lôi cô vào một căn hẻm nhỏ, rồi đấm mạnh đến nỗi cô bay mất cả một chiếc răng hàm. Mấy đứa con trai là những kẻ sàm sỡ, khinh miệt và làm tổn thương bạn. Nhưng chính những đứa con gái mới làm bạn phải chảy máu.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button