Văn học nước ngoài

Biên Niên Sử Nhà Kane Phần 1: Kim Tự Tháp Đỏ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Rick Riordan

Download sách Biên Niên Sử Nhà Kane Phần 1: Kim Tự Tháp Đỏ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

CẢNH BÁO

Dưới đây là bản chép lại từ một cuộn băng ghi âm. Có một đôi chỗ, chất lượng cuộn băng thật xấu, nên một vài từ hoặc cụm từ chỉ là sự suy đoán tốt nhất của tác giả. Ở những đoạn có thể thực hiện được, hình minh họa của các biểu tượng quan trọng được nhắc đến trong cuộn băng đã được chèn vào. Những âm thanh nền như tiếng ẩu đả, đánh nhau, và tiếng chửi rủa của hai người kể sẽ không được chép lại. Tác giả sẽ không chịu trách nhiệm về tính xác thực của cuộn băng. Dường như thật khó để xác nhận xem hai người kể chuyện trẻ tuổi có đang nói sự thật không, nhưng các bạn, những độc giả, hãy tự mình quyết định chuyện đó.

1 CÁI CHẾT Ở CỘT THÁP

CHÚNG TÔI CHỈ CÓ MỘT VÀI TIẾNG THÔI, vì thế hãy nghe cho kỹ nhé.

Nếu bạn đang nghe câu chuyện này, bạn đang gặp nguy hiểm. Sadie và tôi có thể là cơ hội duy nhất dành cho bạn.

Hãy đi đến trường. Tìm chiếc tủ có khóa. Tôi sẽ không nói cho bạn đó là ngôi trường nào và chiếc tủ nào, vì nếu bạn chính là người đó, bạn sẽ tìm được. Dãy số dùng để mở ổ khóa là 13/32/33. Vào thời điểm bạn nghe xong đoạn băng này, bạn sẽ biết những con số đó có nghĩa là gì. Nhưng hãy nhớ câu chuyện chúng tôi sắp kể cho bạn hoàn toàn chưa kết thúc. Nó kết thúc như thế nào đều phụ thuộc vào bạn.

Điều quan trọng nhất là: khi bạn mở gói hàng và tìm thấy thứ bên trong, đừng giữ nó lâu hơn một tuần. Đương nhiên, sẽ cám dỗ lắm đấy. Ý tôi là, nó sẽ mang đến cho bạn một sức mạnh gần như không giới hạn. Nhưng nếu bạn sở hữu nó quá lâu, nó sẽ phá hủy bạn. Hãy nhanh chóng khám phá các bí mật và gởi nó đi. Hãy giấu nó cho một người tiếp theo, cách mà Sadie và tôi đã làm cho bạn. Rồi hãy chuẩn bị cho việc cuộc đời bạn sẽ trở nên vô cùng thú vị.

Được rồi, Sadie đang bảo tôi ngừng vòng vo mà hãy bắt đầu câu chuyện. Tốt thôi. Tôi nghĩ câu chuyện bắt đầu xảy ra ở Luân Đôn, cái đêm mà cha tôi đã làm nổ tung Bảo tàng Anh.

Tôi là Carter Kane. Tôi mười bốn tuổi và nhà của tôi là một cái vali.

Bạn nghĩ tôi đang nói đùa sao? Kể từ lúc tôi lên tám, cha tôi và tôi đã chu du khắp thế giới. Tôi sinh ra ở L.A. nhưng cha tôi là một nhà khảo cổ, vì vậy công việc đưa ông đi khắp nơi. Phần lớn chúng tôi đến Ai Cập, vì đó là chuyên ngành của ông. Hãy đi vào một nhà sách, tìm một cuốn sách viết về Ai Cập, khả năng khá cao là cuốn sách do Tiến sĩ Julius Kane viết. Bạn muốn biết cách những người Ai Cập lôi các bộ não ra khỏi xác ướp, hoặc xây các kim tự tháp, hay ếm bùa lăng mộ của Vua Tut ư? Cha tôi là chính là người bạn muốn. Dĩ nhiên, có nhiều nguyên nhân khác cho việc cha tôi phải di chuyển khắp nơi quá nhiều như thế, nhưng khi đấy thì tôi chẳng biết gì đến bí mật của ông cả.

Tôi không đi học. Cha tôi dạy cho tôi ở nhà, nếu bạn có thể gọi nó là việc tự học “tại nhà” khi bạn không có cái gọi là nhà đấy. Ông đã dạy cho tôi bất cứ những gì ông nghĩ là quan trọng, vì thế tôi đã học được rất nhiều về Ai Cập và các thống kê về bóng rổ cùng với những nhạc sĩ yêu thích của cha. Tôi cũng đọc rất nhiều – hầu như là bất cứ cuốn sách mà tôi tìm được, từ sách lịch sử của cha tôi cho đến tiểu thuyết kỳ ảo – vì tôi có rất nhiều thời gian ngồi thơ thẩn trong các khách sạn, sân bay và khu vực khai quật ở các nước khác nơi tôi chẳng biết một ai. Cha tôi luôn bảo tôi là hãy đặt sách xuống và chơi bóng đi. Bạn đã bao giờ thử nhóm một trận bóng rổ đường phố ở Aswan, Ai Cập chưa? Không dễ đâu.

Dù sao, cha tôi đã sớm huấn luyện cho tôi cách cất tất cả vật dụng chỉ trong một chiếc vali duy nhất có thể nhét vừa khoang hành lý cá nhân. Cha tôi cũng đóng gói như thế, ngoại trừ ông được phép có thêm một chiếc túi đựng các công cụ khảo cổ. Nguyên tắc thứ nhất: tôi không được phép ngó nghiêng vào chiếc túi đồ nghề đó. Đó là nguyên tắc tôi chưa bao giờ vi phạm cho đến ngày xảy ra vụ nổ.

Chuyện đó xảy ra vào đêm Giáng sinh. Chúng tôi ở Luân Đôn trong ngày đến thăm em gái tôi, Sadie.

Xem nào, Cha chỉ được phép đến thăm em ấy hai ngày trong một năm – một vào mùa đông, một vào mùa hè – vì ông bà ngoại tôi ghét ông. Sau khi mẹ tôi mất, cha mẹ của bà (ông bà ngoại của chúng tôi) đã có một cuộc đại chiến ở tòa án với Cha. Sau sáu luật sư, hai trận đánh đấm tay không, và cú tấn công bằng con dao bay suýt chút gây án mạng (đừng hỏi), họ đã dành được quyền giữ Sadie lại nước Anh với họ. Con bé lúc đó chỉ mới có sáu tuổi, nhỏ hơn tôi hai tuổi, và ông bà không thể giữ được cả hai chúng tôi – ít nhất đó là cái cớ mà ông bà viện đến cho việc đã không nhận tôi. Vì thế Sadie được nuôi dạy như một học sinh người Anh, còn tôi cùng cha đi khắp nơi. Chúng tôi chỉ gặp Sadie hai lần trong một năm, như vậy với tôi mà nói cũng ổn cả thôi.

[Im miệng, Sadie. Đúng – anh đang bắt đầu nói đến phần đó.]

Mà thôi, cha và tôi đã đến Heathrow sau một vài lần chuyến bay bị trì hoãn. Đó là một buổi chiều mưa lắc rắc, lạnh lẽo. Trong suốt quá trình đi taxi vào thành phố, cha tôi dường như khá bồn chồn.

Này, cha tôi là một người to lớn. Bạn nghĩ sẽ chẳng có thứ gì có thể làm cho ông bồn chồn cả đâu. Ông có nước da màu nâu sẫm màu như tôi, đôi mắt nâu sắc bén, đầu hói, chòm râu cằm nhọn hoắt, vì thế ông trông giống một nhà khoa học xấu xa vạm vỡ có làn da nâu. Chiều hôm đó ông mặc chiếc áo choàng bằng len cashmere và bộ vét màu nâu đẹp nhất, bộ vét mà ông thường sử dụng cho các buổi diễn thuyết. Thường thì ở ông tỏa ra sự tự tin cao độ đến nỗi ông chiếm lĩnh hết bất cứ căn phòng nào ông bước vào, nhưng đôi khi – giống như buổi chiều hôm đó – tôi nhìn thấy một mặt khác của ông mà tôi thật sự không hiểu. Ông liên tục ngoái nhìn lại phía sau như thể chúng tôi đang bị săn đuổi vậy.

“Cha này?” tôi nói khi chúng tôi ra khỏi đường A-40. “Có chuyện gì ạ?”

“Không có bất cứ dấu hiệu nào của họ,” ông lầm bầm. Rồi hẳn chợt nhận ra mình đã nói lớn thành tiếng, vì ông nhìn tôi giống như là hoảng hốt. “Không có gì, Carter. Mọi thứ đều ổn.”

Mà thế lại khiến tôi lo lắng vì cha tôi là một người nói dối dở tệ. Tôi luôn biết khi nào thì ông đang giấu diếm gì đó, nhưng tôi cũng biết rằng có lằng nhằng hỏi cỡ nào cũng không thể moi được sự thật từ ông. Ông chắc chắn đang cố để bảo vệ tôi, mặc dầu bảo vệ khỏi chuyện gì thì tôi chẳng thể nào biết được. Đôi khi tôi tự hỏi liệu có phải ông đã có một vài bí mật đen tối nào đó trong quá khứ chăng, có lẽ là một vài kẻ thù cũ nào đó đang theo đuôi; nhưng ý nghĩ đó dường như nực cười quá. Cha tôi chỉ là một nhà khảo cổ thôi mà.

Thêm chuyên nữa khiến tôi không yên: Cha đang giữ chặt chiếc túi đồ nghề của ông. Thường khi ông làm điều đó, có nghĩa chúng tôi đang gặp nguy hiểm. Như cái lần mấy tên cướp có súng lao rầm rập vào khách sạn của chúng tôi ở Cairo. Tôi nghe được những tiếng bắn nhau đến từ sảnh khách sạn nên chạy xuống cầu thang để tìm cha. Lúc xuống đến nơi, cha tôi đang bình tĩnh kéo khóa chiếc túi trong khi ba tên cướp đã bị bất tỉnh treo ngược lủng lẳng trên chiếc đèn chùm, áo choàng của chúng phủ xuống đầu nên bạn thậm chí có thể nhìn thấy những chiếc quần lót ống rộng của chúng. Cha đã khai rằng ông không chứng kiến bất cứ điều gì, và cuối cùng cảnh sát đành đổ cho sự cố trục trặc kỹ thuật kỳ dị của chiếc đèn chùm.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button