Văn học nước ngoài

Kim Lăng Thập Tam Thoa

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nghiêm Ca Linh

Download sách Kim Lăng Thập Tam Thoa ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH 

Giới thiệu tác phẩm

Cuốn tiểu thuyết của Nghiêm Ca Linh, được đạo diễn Trương Nghệ Mưu dựng thành phim, vừa ra mắt tại Việt Nam. Câu chuyện kể về cuộc thảm sát khét tiếng của quân đội Nhật tại Nam Kinh, thủ đô của Trung Quốc dưới thời Trung Hoa Dân Quốc năm 1937. Khi đó, toàn bộ thành phố rơi vào tay quân đội Nhật, chỉ trừ một giáo đường nhỏ. Ở đó, có một nhóm nữ sinh Kim Lăng, 13 cô kỹ nữ phong trần sông Tần Hoài, 2 anh lính thoát ra từ đám xác chết và một vị giáo sĩ người Mỹ… Để bảo vệ những cô bé nữ sinh thoát khỏi sự cưỡng bức tàn ác của lính Nhật, cô kỹ nữ Ngọc Mặc đã dẫn đầu 12 kỹ nữ còn lại tham gia vào một cuộc chiến một mất một còn…
Một sự kiện xảy ra đã hơn 70 năm nhưng chưa bao giờ bị quên lãng, nó chỉ lặng đi để mỗi khi nhắc lại vẫn như còn nóng hổi. Một sự kiện đã tốn bao giấy mực của giới nghiên cứu lịch sử, giới sáng tác văn học và bao nhiêu thước phim điện ảnh nghệ thuật… Cuộc hủy diệt thành phố, tàn sát hàng vạn tù binh và dân thường do quân đội Nhật tiến hành khi tràn vào Nam Kinh, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc đã được tác giả Nghiêm Ca Linh tái hiện trong tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa.
Cả cuốn tiểu thuyết là chuỗi dài những bất ngờ. Tác giả Nghiêm Ca Linh bằng giọng văn sắc sảo đã khắc họa một sự kiện lịch sử hư cấu nhưng qua các nhân vật có thực và đều có tên có tuổi, có gốc gác, có đời sống riêng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tầm tư tưởng của tác phẩm được khẳng định ở chỗ nó không khoét thêm nỗi đau lịch sử, không sa đà kể lể sự kiện đã trở thành xa xưa và nhất là không gợi lên sự thù hằn dân tộc. Sự đối kháng gay gắt ở đây không phải giữa hai dân tộc mà rộng lớn hơn nhiều nhưng lại cũng tinh tế hơn nhiều, đó là đối kháng giữa cái thiện và cái ác. Tác giả không hề nhân nhượng trước cái ác và hết lòng tôn vinh cái thiện. Tác giả nói đến sự tàn ác lộng hành bất chấp pháp luật quốc tế của quân đội Nhật khi chiếm được thành phố nhưng người đọc hiểu rằng thực ra thông điệp của tác phẩm khái quát hơn, đó là: cầm quyền luôn luôn có nguy cơ dẫn đến lộng quyền và trở thành mầm mống của cái ác; nói cách khác, nhân cách, nhân tính luôn luôn thách thức kẻ cầm quyền.
Người ta hay nói một cách lạc quan và “nên thơ” rằng, ngay cả trong con người độc ác nhất bao giờ cũng còn le lói chút lương tâm. Nhưng nhiều khi đốm lửa lương tâm cứ le lói chực tắt trong khi dã tâm và lòng tham không ngừng lớn lên không biết đến điểm dừng.
Đồng thời với việc phân tích mổ xẻ nguồn gốc cái ác, tác giả dành sự trân trọng để mô tả cái thiện. Người ta thường nói đàn bà hay đố kỵ, nhỏ nhặt, nhưng ở đây tác giả cho thấy phẩm chất cao đẹp của những người đàn bà bình thường, thậm chí bị coi là cặn bã của xã hội, những cô gái điếm. Họ biết trả lại những gì không phải của mình, đó là nơi trú ẩn, đó là miếng cơm hớp nước trong cảnh đói khát ngặt nghèo, hơn nữa trong giây phút ngàn cân treo sợi tóc, họ sẵn sàng xả thân để cứu người.

Mở đầu

Cô tôi, cô Mạnh Thư Quyên cứ mải miết tìm một người. Nói chính xác là cô tôi tìm một người đàn bà. Tìm mãi tìm mãi, cô mỗi ngày một già đi, quên cả chuyện chồng con. Tôi lớn lên, đến cái tuổi để cô có thể trút bầu tâm sự, tôi mới phát hiện ra rằng, người mà cô muốn tìm là một cô gái điếm. Khi cô ta và cô tôi quen nhau, cô ta là ngôi sao của nghề đó. Theo cách nói mới, cô ta là nhân vật có máu mặt.
Tháng 8 năm 1946, trong buổi xét xử tội phạm chiến tranh Nhật Bản tại Nam Kinh, cô tôi gần như đã tìm thấy con người này. Cô ta ngồi trên ghế của người làm chứng, chỉ ra những sĩ quan cao cấp của Nhật Bản đã tổ chức một vụ hãm hiếp qui mô lớn.
Cô tôi nhận ra cô ta qua giọng nói. Chen chân trong đám người bên ngoài cuộc xử án, cô nghe thấy lời làm chứng của cô ta qua chiếc loa mắc trên cột điện cho dù cô ta đã dùng tên khác.
Từ bên ngoài len vào phòng xử án, cô đi mất hơn một giờ đồng hồ. Năm mươi sáu năm trước, trong cái ngõ vạn người này, dân phố sẵn sàng chịu cái nóng thiêu đốt của những ngày tháng tám để được tai nghe mắt thấy sự kết thúc nhục nhã của những kẻ đã từng đầy đọa họ tám năm trời.
Bên trong bên ngoài phòng xử án không còn một chỗ đặt chân, cô tôi cảm thấy như bức tường bị bở tơi ra, cứ mỗi lần bị xô đẩy, nó lại bị biến dạng đi. Những người dân Nam Kinh còn sống sót sau cuộc thảm sát giờ này hầu như đều tụ tập bên ngoài phòng xử án, đứng cách xa đến nửa dặm, nghe tiếng loa truyền, họ cũng thấy hả hê.

Từ xa, cô tôi đã nhìn thấy phía sau cô ta. Dáng người cô ta còn ngon mắt lắm, bị giày vò nhưng cũng chưa đến nỗi nhàu nát. Khi lách theo một khe hở đến được gần sau lưng cô ta, cô Thư Quyên đã bị hơi nước bốc lên từ hàng vạn con người hấp cho ướt đầm đìa. Cô đưa tay ra vỗ lên bờ vai tròn nổi tiếng nhất Nam Kinh những năm ba mươi. Khuôn mặt quay lại không nằm trong ký ức của cô tôi. Một khuôn mặt không ra mặt; về sau cô đoán rằng có thể khuôn mặt kiều diễm bẩm sinh đó đã bị hủy hoại rồi về sau đã được bác sĩ chỉnh hình sửa sang lại.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button