Văn học nước ngoài

Không Còn Cô Gái Đáng Để Yêu

Khong con co gai dang de yeu - Jean Maria Piarson1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jean Maria Piarson

Download sách Không Còn Cô Gái Đáng Để Yêu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI


2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

1. Cái giá của những điều ước

Vậy là giá thành của những điều ước đã chính thức leo thang. Bước ra khỏi nhà hàng Soupberg, hòa mình vào bầu không khí thoáng đãng của khu Upper Eastside Manhattan, và trong túi xách chứa những trang kịch bản mới toanh, tôi nhận thấy trong đầu mình đang có một cuộc tranh cãi. Vấn đề không phải là Angelia Jolie có quá xinh để có thể đóng vai tôi trong cái kịch bản này hay không; mà là liệu cái thằng chạy bàn vừa mới bảo tôi hãy “ăn” anh ta đi đấy, có tè vào món bánh mì kẹp bơ thịt nguội của tôi không. Vậy nên nếu có thể ước một điều gì đấy, thì giờ là lúc thích hợp nhất.

Bước một vài bước nhỏ đến góc đường giao giữa đường 72 và đường số 2 thì thấy Max, người hàng xóm vô gia cư, hay đúng hơn theo cái cách mà ông ấy tự gọi mình đó là: chuyên gia sống theo chủ nghĩa tối giản. Người ta hay thấy ông tại nơi này, với một bộ cánh tuềnh toàng và chiêu câu khách quen thuộc. Một cái hộp của hãng Jack Daniel đã cũ mèm với dòng chữ “Hãy ước một điều ước – giá 50 cent” viết bằng tương cà chua và cột vào một cây gậy golf số 9 gập làm đôi như là một dấu hiệu gây chú ý vào cái khả năng ban phát điều ước của ông ta. Hơn nữa đó cũng là một cách để giúp cái thùng sơn trét tường của ông ta không bị rớt xuống. Tôi không thể hiểu nổi làm thế nào mà Maria và Emmy chưa bao giờ thấy ông ta bên ngoài Soupberg Diner này. Xét cho cùng, bạn có thường ngẫu nhiên gặp một người đàn ông vô gia cư trông cứ như là ông già Noel với một cái bị rác thật to không? Tối nay, phần chữ “50 cent” trên “biển hiệu” đã bị gạch đi và thay thế bởi: “1 đô la”. Tò mò muốn biết nguyên nhân sâu xa của vụ tăng giá này là gì, tôi mang cho ông một bát đựng món súp ngô và một vài chiếc bánh quy bơ đậu phụng giòn tan như ông ta mong đợi.

“Vé tàu điện ngầm tăng. Hai đô một chuyến.” Ông ta nói, tay vươn ra đón lấy món súp.

“Nếu như vậy thì thời gian để điều ước nhiệm màu sẽ được rút ngắn còn một nửa đúng không?”

“Thế tàu điện ngầm có chạy với tốc độ nhanh gấp đôi không?”

Ông ta nói có lý. Tôi lục ví tiền và lấy ra mấy đồng xu Sacajawea lẻ. Khi tôi vừa đặt chúng vào cái tô thì ông ta nhăn mặt.

“Tôi ghét chúng.”

“Kìa Max, đồng tiền chính thức, có giá đấy.” Nói vậy chứ tôi cũng đồng ý với ông ta. Mặc dù tôi rất biết là cái đồng này minh chứng cho sự công nhận của xã hội về người phụ nữ Mỹ bản địa, cho dù phải mất hơn một ngàn năm. Nhưng tôi ghét cay ghét đắng khi tôi được thối lại 18 đồng loại này khi nhét tờ 20 đô từ các máy bán vé tàu điện ngầm tự động. Chúng biến cái ví của tôi thành một cục gạch và khiến tôi luôn trả hớ khi mua một phong kẹo cao su.

“Nhưng cái máy chơi xèng không có nhận mấy đồng này.”

“Bà này là phụ nữ Mỹ bản địa. Nó phải nhận.”

“Có đồng chẵn nào không?”

“Tên bồi bàn mắc dịch lấy nó rồi.”

“Thế còn những đồng 25 xu thì sao? Tôi muốn Missisipi…”

“Max, ông đang đeo một chiếc túi rác đấy! Ông là người vô gia cư, nhớ không?”

Khi lời nói của tôi lơ lửng trong không khí, một người phụ nữ dẫn con chó Bull giống Pháp đi ngang qua, bà ta xầm xì gọi tôi là đồ quỷ cái. Ừ, nếu trước đó tôi không hề thấy Max bước ra từ cửa hiệu Polo đường số 72, trên người bận một bộ com-lê mới cứng còn tay thì khoác một cái túi xách thật to, thì có lẽ những gì mà người phụ nữ đó nói về tôi là đúng. Thậm chí người gác cổng đã gọi cho Max một chiếc taxi và đứng vẫy tay chào cứ như thể đang chào Donald Trump ngày Giáng sinh vậy. Nhưng cảm giác tội lỗi lại cắn xé tôi. Thôi, để tu tâm tích đức, tôi thả thêm đồng 1 đô vào cái bát.

“Của ông đây. Xin lỗi nhé, Max.”

Max chỉ lắc cái đầu bám đầy bụi của mình và mỉm cười với tôi. Ông ta nhúng cái bánh bơ đậu phụng vào súp ngô rồi cắn một miếng. Bộ râu của ông ta đón lấy tất cả những mảnh vụn từ cái bánh rơi ra khi nói.

“Geri à, cô là một cô gái tốt bụng. Cái miệng hơi chua chát một tí nhưng là một người tốt.” Ông ta với tay và cầm cái bát lên.

“Đây,” ông ta đưa nó cho tôi. “Lắc cho mạnh vào.”

Nó đấy, cái bát của những điều ước. Ở giữa cái vạc nhỏ màu đen là một cái chuông đồng bị mẻ nằm thăng bằng trên đống tiền xu lẻ mà hai đồng đôla vàng của tôi chót vót trên đỉnh.

“Làm đi nào. Cô biết cách thức rồi đấy.”

Và tôi bắt đầu. Trong sáu lần tôi rung chuông trước đây thì điều ước duy nhất có thể xem như đã thành hiện thực đó là tôi sẽ tìm thấy được tình yêu ở một nơi bất ngờ nhất. Đó là khi tôi bước vào toilet của quán Brother Jimmy’s Bar and Grill và thấy một người phụ nữ tuổi tứ tuần đang thổi kèn cho một tay bồi bàn trạc tuổi hai mươi. Để cái bát điều ước phát huy tác dụng, không chỉ cần một đô la, mà còn cần cả sự cụ thể của điều ước và một đức tin mãnh liệt nữa. Từ khi lên tám, tôi chả có nhiều trong số những thứ đấy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button