Văn học nước ngoài

Khóc Lên Đi Ôi Quê Hương Yêu Dấu

Khoc len di oi que huong yeu dau - Alan Paton1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alan Paton

Download sách Khóc Lên Đi Ôi Quê Hương Yêu Dấu ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Quê hương yêu dấu, đây là xứ Nam Phi của các dân tộc Bantu, Soxa…đã trên ba thế kỷ nay sống điêu đứng, tủi nhục, căm thù và sợ sệt dưới sự đàn áp dã man kinh khủng của bọn thực dân Hòa Lan và Anh, dã man tới chính một người Âu, ông W.W. Howitt, trong cuốn Colonisation and Christianity ( Londres 1838 ) đã phải phẫn uất thốt lên rằng: “ Trên khắp thế giới, từ cổ tới kim không có một dân tộc nào đối xử với một dân tộc bị chinh phúc lại mọi rợ, thô bạo, tàn nhẫn và đáng phỉ hổ như những dân tộc tự cho là theo Ki Tô giáo đó ”(1)
Bắt đầu là năm 1652. Ba chiếc tàu của công ty Đông Ấn Hòa Lan chở chừng hai trăm người Hoà Lan ghé Table Bay ở Hảo vọng giác ( mỏm cực nam của Phi Châu ), để dựng ở đó một căn cứ nghỉ ngơi và tiếp tế thức ăn nước uống cho các tàu buôn hương liệu trên con đường từ Amsterdam qua Viễn Đông.

Đất cát phì nhiêu, khí hậu mát mẻ, bọn định cư đó làm ăn phát đạt, không chịu sự chi phối của công ty nữa, tách ra khỏi mẫu quốc, chế tạo lấy những thứ cần thiết và chỉ dùng mỗi cuốn Thánh Kinh để dạy con cháu. Người ta gọi họ là bọn Boer. Ngôn ngữ của họ lần lần biến đổi gồm thâu nhiều tiếng Nam Phi, chỉ còn lơ lớ cái giọng Hòa Lan, tới thế kỷ XIX, thành một ngôn ngữ riêng, tiếng Afrikaans, và người ta không gọi họ là người Boer nữa, mà gọi là người Afrikaner.
Từ Hảo vọng giác, họ chiếm lần đất đai, ăn sâu vào nội địa như tằm ăn dâu, đàn áp, tàn sát các thổ dân Hottentot, Bushmen.
Một nhóm người mà muốn làm chúa tể một khu đất mênh mông xa mẫu quốc, ở chân trời góc bể như vậy, tất nhiên phải đoàn kết với nhau, bảo tồn truyền thống, phong tục, sống tách biệt với người bản xứ, và tinh thần kỳ thị chủng tộc phát sinh từ đó: họ coi người bản xứ là dã man, chỉ đáng làm nô lệ cho họ thôi. Để biện hộ cho thái độ kỳ thị đó, họ cho rằng Thượng Đế đã sinh ra giống người da trắng, và giống người da đen thì dĩ nhiên là Ngài tán thành những hành động nào, có mục đích ngăn cản bước tiến của ngươi da đen. Thậm chí ( họ ) còn qui cho Ngài cái ý tạo ra người da đen để cưa củi và xách nước cho người da trắng nữa.

Nhưng tới năm  1814, Hòa Lan nhường thuộc địa Hảo Vọng giác ( Cape Colony ) cho Anh, thời vàng son của họ kết thúc. Họ phải bỏ phía Nam tiến lên phương Bắc, tính lập một quốc gia khác, sau khi đàn áp được thổ dân Bantu. Dĩ nhiên người Anh theo bén gót họ, nhất là khi tìm được mỏ vàng và kim cương, gây ra một cuộc chiến tranh tàn khốc, trong sử gọi là chiến tranh Boer ( 1899 – 1902 ). Người Anh thắng và Liên bang Nam Phi được thành lập năm 1910, gồm cả người Anh và người Boer, lúc này gọi là người Afrikaner; hai ngôn ngữ được cho là chính thức: tiếng Anh và tiếng Afrikaans. Năm 1961 liên bang đó thành một nước Cộng hòa gốm bốn xứ: Transvaal, Natal, Cap, Orange. Diện tích được 1.220.000 cây số vuông, kinh đô là Pretoria; châu thành lớn nhất là Johannesburg. Dân số năm 1966 được 18 triệu gồm:
3,4 triệu người da trắng   ( non 19% )
12,3 triệu người da đen   ( non 68% )
0,6 triệu người châu Á     ( non 3% )
1,7 triệu người lai           ( non10% )
Vậy người da trắng chiếm không đầy một phần năm tổng số dân. Trong số người da trắng, người Afrikaner chiếm non 6 phần 10 ( còn 4 phần 10 kia là người Anh và các kiều dân Âu ), nghĩa là so với tổng số dân thì họ chiếm khoảng 3 phần 100. Nhưng vì đông hơn người Anh, nên họ đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Nam Phi.
Chính sách đó là chính sách kỳ thị chủng tộc, mà kế hoạch là kế hoạch phân cách ( Apartheid )

Từ hồi thành lập đảng Quốc Gia năm 1912 ( quốc gia của người da trắng dĩ nhiên, vì người da đen không có một địa vị gì cả trên quê hương của mình ) chủ trương tách xa khỏi mẫu quốc Anh, rồi tổ chức một giáo hội mới năm 1933, giáo hội cải cách Hòa Lan, giải thích Thánh kinh theo một lối mới hợp với chính sách của họ, thì phong trào kỳ thị chủng tộc cho tới nay chỉ mỗi ngày mỗi tăng chứ không giảm, bất chấp những lời cảnh báo của Liên Hiệp Quốc, bất chấp sự phỉ hổ của nhân loại.
Liên tiếp trong mấy nội các của Malan ( 1948 – 1954 ), Strijdom ( 1954 – 1958 ), Verwoerd ( 1958 – 1966 ) ông này bị ám sát năm 1966. Vorster ( 1966 – ….), sự phân cách chủng tộc đã thành một quốc sách được thi hành triệt để.
Người kỳ thị da đen hăng nhất là thủ tướng Malan. Ông ta vốn là một mục sư Tin Lành, có hồi học ở Đức, được thấy Hitler lên cầm quyền và coi cuốn Mein Kampf ( Cuộc chiến đấu của tôi ) của Hitler là sách gối đầu, rồi sau áp dụng chính sách của Đức Quốc Xã cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Về lý thuyết ông ta và đảng Quốc Gia tức hầu hết là người Afrikaaner hoàn toàn tin rằng bạch chủng cao quý hơn hắc chủng. Chỉ có một số rất ít mà họ gọi là “ hạng bất lương ” mới nghi ngờ chân lý khách quan đó, luật tự nhiên của trời đó mà bọn đó không đáng kể. “ Vậy bạch chủng là giống người mà Thượng Đế phú cho những đức cao quý, phải lãnh cái thiên chức truyền bá văn minh châu Âu và đạo Ki Tô để dìu dắt người da đen trên con đường thịnh vượng và hạnh phúc. Vì chỉ có người da trắng mới làm tròn được thiên chức đó, mà muốn làm tròn thì phải đừng lai giống, nên họ giữ gìn cho khỏi bị lai tỏ ra nghiêm khắc, không có tình huynh đệ gì với người da đen cả. Giữ nước da trắng của mình chẳng những là bổn phận đối với chính họ, mà còn là bổn phận đối với người da đen nữa ”(2


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button