Văn học nước ngoài

Khi Chàng Không Như Bạn Mong Muốn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Betty MecLellan

Download sách Khi Chàng Không Như Bạn Mong Muốn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

“Thời trẻ tôi là một người mơ mộng. Tôi luôn tin rằng sau này mình sẽ gặp được một người đàn ông tuyệt vời. Chúng tôi sẽ yêu nhau say đắm, kết hôn, có ba đứa con kháu khỉnh và “sống hạnh phúc mãi mãi”. Còn bây giờ, sau mười bốn năm chung sống, thực tế chỉ có mình tôi với bốn đứa trẻ, đương nhiên một trong số đó chính là ông chồng của tôi.”

Đó là điều mà một phụ nữ đã bộc bạch với những chị em khác khi họ cùng ngồi tâm sự về các ông chồng của mình. Rất nhiều người trong nhóm cũng chia sẻ những kinh nghiệm tương tự như vậy.

Qua nhiều năm làm công tác tư vấn, tôi nhận thấy có một điều cơ bản thường gặp là trong số những chị em dám nói thẳng nói thật về mối quan hệ vợ chồng thì hầu như họ đều bộc lộ sự hụt hẫng và thất vọng nặng nề, trong đó nguyên nhân chính là vì sự thiếu chín chắn ở người đàn ông.

“Chồng tôi rất trẻ con, gặp điều gì không vừa ý là anh ấy lại cáu kỉnh.”

“Nếu tôi nói “không” khi chồng muốn “yêu”, anh sẽ hờn dỗi nhiều ngày. Việc gì phải như thế cơ chứ!”

“Suốt ngày chồng tôi chỉ chăm chăm làm việc riêng của anh ấy… chẳng ngó ngàng gì đến gia đình… Hình như anh ấy thích bù khú với bạn bè hơn thì phải. Mỗi lần có việc phải dẫn vợ con đi cùng, tôi và các con lúc nào cũng phải giả vờ như rất quan tâm và hứng thú, nếu không anh ấy lại khó chịu và bắt đầu lên giọng.”

Sự thiếu chín chắn của đàn ông trong quan hệ vợ chồng là điều phụ nữ thường xuyên đưa ra thảo luận với nhau. Có một điều thú vị là hầu hết đàn ông đều rất hài lòng với cuộc sống của họ còn phụ nữ thì không. Phụ nữ luôn kỳ vọng nhiều vào mối quan hệ và sự quan tâm chia sẻ mà người đàn ông dành cho họ. Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra ở đây là, làm thế nào để giải quyết sự mất cân bằng trong mối quan hệ gia đình?

Nếu bạn phải sống với một ông chồng “trẻ con”, tôi tin chắc bạn sẽ cố gắng thử nhiều cách để có thể thay đổi anh ấy, chẳng hạn mỉa mai, chiều chuộng, âu yếm, tức giận, thậm chí là dọa sẽ chia tay… nhưng hầu như không mấy hiệu quả. Vậy bạn nên làm gì? Theo tôi, điều nên làm nhất chính là dừng lại nhìn nhận rõ ràng chuyện gì đang thực sự diễn ra giữa hai người, anh ấy muốn gì và bạn muốn gì. Đó chính là vấn đề mà quyển sách này muốn đề cập đến. Đây cũng là nỗ lực của tôi nhằm giúp chị em phụ nữ tạo dựng hạnh phúc gia đình. Phải thừa nhận đây hoàn toàn không phải là một điều dễ dàng, nhưng nó sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề. Có thể nó sẽ giúp mối quan hệ tiến triển tốt đẹp hơn và mang lại một cuộc sống hạnh phúc cho vợ chồng bạn.

Mục tiêu của quyển sách

Mục tiêu của tôi khi viết quyển sách này hết sức đơn giản và rõ ràng, đó là cố gắng đưa ra một cái nhìn chân thực trong suy nghĩ của mọi người về mối quan hệ giữa các ông chồng chưa chín chắn và những phụ nữ đang cố gắng để có thể hòa hợp được với chồng. Thực tế này được thể hiện qua hai mặt: Thứ nhất, những tình huống không hay xảy ra do sự thiếu chín chắn của phái nam mà tôi chọn để thảo luận trong quyển sách này đều được mô tả rất chân thực và thẳng thắn. Một cuộc điều tra nhỏ cho thấy, đàn ông quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do cá nhân của mình hơn là hoàn thiện ý thức trách nhiệm đối với mọi người. Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao hầu hết nam giới thường phải chịu trách nhiệm về những biểu hiện không tốt của họ đối với người khác, đặc biệt là với phụ nữ. Tuy nhiên đó cũng là cái cớ để ta có thể châm chước và bỏ qua cho họ. Do đó, một trong những mục tiêu của quyển sách này là tập trung nghiên cứu những kiểu biểu hiện thiếu chín chắn mà một người đàn ông thường mắc phải.

Vấn đề thứ hai tôi muốn gửi đến các bạn là những ảnh hưởng mà người đàn ông đã gây ra cho vợ mình. Đa số phụ nữ trong những tình huống này thường không mấy để ý đến mức độ căng thẳng mà họ đang đối mặt, tính cách họ đang dần bị ảnh hưởng, hoặc những hụt hẫng và trống trải mà họ phải chịu mỗi ngày. Khi tập trung vào vấn đề này, tôi hy vọng chị em sẽ biết cân nhắc về sự hy sinh cho đời sống gia đình, đừng hy vọng hão huyền rằng bạn đời của mình ngày nào đó sẽ thay đổi (vì rằng thật sự các ông chồng không muốn và cũng chẳng hề có ý định sẽ thay đổi). Tôi hy vọng các bạn sẽ nhận ra rằng cuộc sống riêng của mình cũng rất quan trọng, và có nhiều điều thú vị khác đang chờ đón bạn hơn là mãi vướng vào vòng luẩn quẩn cố tìm cách để làm vừa lòng người chồng vô tâm.

Sự chân thành trong cuộc sống gia đình

Sự phát triển về mặt tâm lý xã hội của một cộng đồng phụ thuộc vào việc những công dân trong cộng đồng đó có chịu đóng góp tích cực cho các mối quan hệ xung quanh hay không. Đó có thể là mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, người giàu và người nghèo, giữa dân bản xứ và người nhập cư, giữa chính trị gia và công dân mà họ đại diện. Xét về quan hệ tình cảm giữa hai giới, trạng thái tâm lý của cả nam lẫn nữ phụ thuộc vào tinh thần sẵn sàng nhìn nhận mối quan hệ giữa đôi bên và sự tự giác thay đổi khi cần thiết.

Nếu chúng ta nhắm mắt làm ngơ trước sự vô tâm vô tính của người đàn ông, hoặc viện lý do nào đó để bênh vực họ, thì quả thật là tai hại không chỉ đối với bản thân người đàn ông đó mà còn đối với cả vợ con họ – những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi của họ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nam giới không chịu nhìn nhận thực tế về bản thân cũng như thái độ của họ đối với phụ nữ, và cứ thế mối quan hệ sẽ dần bị rạn nứt. Một người đàn ông khi không bị góp ý về thái độ và cách cư xử của mình thì xem như đã bị lấy đi cơ hội để sửa đổi. Và như vậy, cơ hội để một người phụ nữ có được cuộc sống thoải mái và hạnh phúc cũng sẽ bị giảm đi đáng kể.

Không khí gia đình đòi hỏi phải có sự bày tỏ chân thành giữa hai bên, sao cho tất cả các thành viên đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau. Nếu một người đàn ông bị cả gia đình góp ý thẳng thắn rằng họ không thể chấp nhận được những hành động thiếu chín chắn như vậy, anh ấy sẽ phải suy nghĩ và quyết định xem có nên tiếp tục hành xử như thế nữa không. Sự lựa chọn của anh ấy lúc này rất rõ ràng. Nhưng nếu như không được góp ý, nếu như người ta tiếp tục làm ngơ hoặc bênh vực thái độ không tốt của anh, chắc chắn anh chàng sẽ nghĩ rằng hành động của mình chẳng có gì quá đáng cả. Những ý kiến góp ý chân thành của các thành viên trong gia đình sẽ tạo điều kiện để thành viên còn lại sửa đổi.

Tương tự như vậy, khi người phụ nữ sống chung với một ông chồng có những hành vi không chín chắn, cô ấy cần ý thức rõ ràng về hoàn cảnh của mình và đưa ra những quyết định sáng suốt cho tương lai của bản thân.

Đôi điều về nam giới

Thưa các đấng mày râu, tôi cảm thấy hơi tiếc cho phái mày râu ở một vài phương diện. Từ trước đến nay phái mạnh luôn chiếm ưu thế. Đàn ông tin rằng họ luôn ở vị trí thượng phong, do đó ngang nhiên áp đặt quyền hành của mình lên phụ nữ cũng như tất cả các tạo vật khác. Nhưng thực chất đó chỉ là ảo tưởng mà thôi. Tuy vậy, chúng ta cũng chẳng nên lấy làm buồn cho họ bởi đây là một lầm tưởng mà nam giới vui vẻ chấp nhận. Nó giống như một thứ chất gây nghiện khó cưỡng lại, và họ thích tận hưởng quyền lực đó. Nó khiến họ nghĩ mình là kẻ chiến thắng, và đương nhiên không hề muốn từ bỏ đặc quyền này.

Trong khi đó, phụ nữ và những nhóm người thấp cổ bé họng lại phải chịu đựng sự áp bức “đầy uy quyền” này, chính điều đó đã khiến nhận thức cũng như khả năng chịu đựng của nữ giới ngày một cao hơn. Những người bị dồn nén thường phải tập điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh, và đó chính là lý do vì sao phụ nữ luôn cố gắng hiểu và thông cảm với đàn ông, trong khi hầu hết đàn ông lại không đếm xỉa gì đến vấn đề đó. Thái độ bàng quan và vô tâm của phái mạnh cứ tiếp diễn, sự cố gắng chịu đựng của phái yếu cũng theo đó mà tồn tại. Cứ như thế, dần dần cả hai bên đều không cảm thấy hạnh phúc.

Vì thế tôi mong đợi có một phép hoán đổi nào đó khiến nam giới có thể nhận thấy sự trẻ con trong cách hành xử của mình, từ đó điều chỉnh bản thân cho chín chắn hơn.

Có phải chỉ đàn ông mới cư xử thiếu chín chắn?

Câu trả lời là không. Rất nhiều phụ nữ cũng cư xử thiếu suy nghĩ và thường khiến người bạn đời phải khó chịu.

Sẽ có nhiều người phê bình rằng quyển sách này có một cái nhìn phiến diện, và yêu cầu tác giả phải nhìn nhận cả hai mặt của vấn đề để có được sự công bằng. Họ sẽ phản đối việc chăm chăm nhắm thẳng vào sự thiếu chín chắn của người đàn ông trong khi phụ nữ cũng có những lúc như vậy. Tôi đồng ý là quyển sách này thiên về một phía, nhưng tôi hoàn toàn phản đối ý kiến cho rằng phải phân tích cả hai mặt thì mới gọi là công bằng. Những nhận xét kiểu nước đôi như thế sẽ làm mờ nhạt điểm mấu chốt mà chúng ta đang cần phải phân tích.

Xét về mặt tâm lý cũng như đạo đức, mọi sự việc đều phải được phân tích một cách riêng lẻ, có như vậy chúng mới không lẫn lộn vào nhau. Khi mọi người đều bị kết luận là có lỗi như nhau thì cũng đồng nghĩa với việc không ai thật sự có lỗi, và cũng chẳng giải quyết được điều gì. Sự thiếu chín chắn của phái nam và phái nữ là hai vấn đề tách biệt, do đó cần phân tích riêng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiến đến một mối quan hệ bền chặt khăng khít.

Phụ nữ làm được những gì?

Nếu những gì quyển sách này đang chỉ ra là đúng, tức sự thiếu chín chắn là điều thường thấy ở đại đa số các ông chồng, thì người phụ nữ sẽ phải làm gì? Khi mối quan hệ vợ chồng trở thành một gánh nặng và biến người phụ nữ thành một hình ảnh không ai muốn: chán nản, dễ cáu bẳn, chanh chua hoặc suốt ngày ảo não… thì liệu có sự lựa chọn nào khác cho họ không? Suốt một thời gian dài chúng ta chỉ nghĩ đến hai khả năng, cắn răng chịu đựng hoặc từ bỏ. Tuy nhiên, trải nghiệm của phụ nữ ngày nay cho thấy có ít nhất hai sự lựa chọn nữa cũng rất khả quan. Đó là tiếp tục thích nghi với hoàn cảnh, và cách thứ hai là cùng sống chung nhưng tìm cách chế ngự cảm xúc.

Cắn răng chịu đựng

Trong bốn lựa chọn trên đây, cách đầu tiên là kém hiệu quả nhất bởi đây chính là lựa chọn mang lại rất nhiều tổn thương về mặt thể xác cũng như tinh thần. Kiểu cam chịu này nghe giống như chỉ có ở thời xã hội xa xưa, nhưng điều đáng buồn là nó vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay trong quan niệm của nhiều phụ nữ, những người luôn nghĩ rằng ngoài việc chịu đựng ra thì họ chẳng có lựa chọn nào khác cả. Những phụ nữ này phải chịu áp lực rất lớn từ phía các ông chồng vũ phu, hung hãn hoặc trăng hoa. Khi phải sống chung với người chồng như vậy, những ý kiến từ phía cha mẹ, con cái, bạn bè… các chuẩn mực đạo đức, dư luận xã hội, chuyện cơm áo gạo tiền, rồi việc lo lắng mình bị cô lập, những nỗi sợ hãi không tên, sợ ngã quỵ… tất cả gộp thành một áp lực vô cùng khủng khiếp.

Đối với những người phụ nữ này, quyết định cắn răng chịu đựng cũng đồng nghĩa với việc họ cam phận sống như một cái bóng. Họ từ bỏ tất cả, không dám đưa ra ý kiến, không có bạn bè, lúc nào cũng phải chôn chặt cảm xúc, không dám làm những điều mình thích, không dám mơ những ước mơ của riêng mình, cũng không dám lên kế hoạch cho tương lai. Cái bóng thì mãi mãi là một thứ gì đó không hiện hữu. Tất cả những gì mới chỉ nhen nhóm xuất hiện đều bị những yêu sách từ phía người bạn đời vô tâm bóp nghẹt. Thực chất không phải những phụ nữ này muốn thất bại, tự đánh mất bản thân hoặc chối bỏ con người tự do năng động trước đây. Tất cả bởi vì họ nghĩ rằng chỉ có cam phận mới mong giữ gìn được hạnh phúc vợ chồng. Họ nhận ra nửa kia của mình lúc nào cũng muốn o ép, muốn hạ thấp họ xuống để nâng bản thân lên. Nhưng họ không có cách nào tự thoát khỏi hoàn cảnh này. Và điều duy nhất họ có thể làm là tập yên phận với những niềm vui nhỏ nhoi trong giới hạn mà người chồng cho phép.

Chấm dứt mối quan hệ

Cách thứ hai trong số bốn lựa chọn trên chính là chấm dứt mối quan hệ. Đây là giải pháp hàng đầu cho những phụ nữ đang phải sống chung với một người chồng không hề coi mình ra gì và cũng không có ý định sửa đổi. Nếu bạn là một trong số những người phụ nữ đó, lời khuyên duy nhất tôi dành cho bạn lúc này là chấm-dứt-ngay-lập-tức. Ra đi thật không dễ dàng chút nào, nhưng đôi khi điều đó là rất cần thiết. Khi người chồng thường xuyên gây ra những tổn thương về mặt thể xác lẫn tinh thần và tình hình có vẻ không có gì thay đổi, tốt hơn hết bạn hãy suy xét kỹ lưỡng việc ra đi và thực hiện nó càng sớm càng tốt. Hãy làm điều đó vì chính bạn, và cho cả con cái bạn nữa.

Tuy nhiên, bạn phải đề phòng cơn thịnh nộ của chồng khi nhận ra “vật sở hữu” bấy lâu đang có nguy cơ rời bỏ mình. Sự ra đi của bạn khiến anh ta mất đi một thứ mà trước nay anh ta tưởng thuộc quyền sở hữu của riêng mình. Hơn nữa, việc bạn ra đi khiến anh ta không còn ai để hạ thấp hoặc coi thường nữa, cuộc sống của anh ta cũng vì vậy mà mất đi phần nào ý nghĩa. Đừng quên suy xét khả năng chồng bạn sẽ có những phản ứng hết sức gay gắt. Vì vậy, một khi đã nghĩ đến việc đường ai nấy đi, bạn cần tỉnh táo lường trước những hậu quả có thể xảy ra.

Ở một khía cạnh nào đó, gặp phải một ông chồng vô tâm cũng không hẳn là hoàn toàn bi đát. Cũng có những lúc buồn chán và những khi vui vẻ. Dĩ nhiên không thể đem những vui vẻ nhất thời ra để xóa bỏ sự bức bối thường ngày, nhưng chúng sẽ phần nào khiến suy nghĩ từ bỏ mối quan hệ của bạn bớt phức tạp. Khi phải đối mặt với những tình huống thế này, người phụ nữ thường mất nhiều thời gian suy nghĩ xem làm thế nào để có thể duy trì mối quan hệ mà không cần phải nhún nhường cam chịu.

Phép thắng lợi tinh thần

Đây chính là một trong những cách để có thể duy trì mối quan hệ nhưng không phải bằng việc nhún nhường cam chịu. Học cách thích nghi với hoàn cảnh là lời khuyên mà đa số các chuyên gia viết sách tâm lý đưa ra, và vì vậy đó cũng là lựa chọn của hầu hết những người phụ nữ đặt niềm tin vào loại sách này. Nếu một người có thể tự động viên mình rằng “chồng tôi là người ngoài hành tinh nên không cần phải bận tâm”, nếu cô ấy xem cách hành xử của anh ta là nhảm nhí và không có gì đáng để nói, nếu cô ấy có thể thông cảm và tha thứ… điều đó có nghĩa là cô ấy đã vận dụng cách này rất thành công.

Mặc dù lựa chọn này khả quan hơn nhiều so với lựa chọn thứ nhất nhưng nên nhớ rằng nó vẫn có gì đó thiệt thòi cho người phụ nữ. Họ đã tự đối xử không công bằng với chính mình khi an ủi bản thân rằng lối cư xử không hay của chồng thật sự vẫn chưa đến nỗi tệ lắm.

Đóng băng cảm xúc

Một cách tốt hơn cho những người không thể từ bỏ mối quan hệ gây nhiều đau khổ và mệt mỏi này, đó là học cách chế ngự cảm xúc. Cái hay của lựa chọn này là nó giúp người phụ nữ có những cách tránh được sự tổn thương.

Rất nhiều phụ nữ đã nỗ lực bền bỉ trong mối quan hệ của họ để mong muốn có được sự bình đẳng, họ tin rằng rồi sẽ đến lúc họ được đối xử tử tế. Cuộc đấu tranh mà họ nghĩ rồi cũng đến hồi thắng thế thực chất khiến họ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Sự dai dẳng của nữ giới và sự cố chấp ở nam giới dần dần sẽ khiến cho mối quan hệ hai bên ngày càng bế tắc.

Lấy ví dụ về cái vòi hoa sen trong phòng tắm. Nhiều ông chồng có thói quen quẳng cái vòi dưới sàn, người vợ phải nhặt nó lên, mắc vào giá. Rõ ràng không công bằng khi một người luôn phải dọn dẹp những thứ người khác bày ra chỉ vì muốn giữ cho cuộc sống của cả hai dễ chịu. Vậy giá trị của người phụ nữ ở đâu, khi mà lúc nào họ cũng phải nhún nhường trong cuộc sống hàng ngày?

Khi muốn chế ngự cảm xúc của mình, việc đầu tiên người phụ nữ cần hiểu rõ đó là có những điều chồng mình không bao giờ thay đổi được. Khi ý thức được điều này rồi, bạn sẽ nhanh chóng đẩy lùi được những vấn đề hiện tại. Bạn sẽ không còn phải cố gắng đến kiệt sức để bắt chồng phải sửa đổi những thứ anh ấy không hề có ý định sửa đổi. Và đó chính là điểm mấu chốt của vấn đề.

Mặc dù vậy, thật không dễ gì khi nhắm mắt làm ngơ mọi chuyện, bởi bỏ qua, không đấu tranh cho sự bình đẳng chẳng khác nào chúng ta đang góp phần cổ vũ cho điều bất công, để rồi những bất công khác sẽ ngày càng lấn lướt. Khi tiếp tục nhặt chiếc vòi sen (hoặc bất cứ đồ vật gì khác) do chồng quăng bừa bãi, bạn tin rằng vẫn còn hy vọng. Một khi chấp nhận bỏ cuộc, có nghĩa là bạn chấp nhận từ bỏ hy vọng ấy. Khi niềm hy vọng là tất cả những gì bạn có để trông cậy, níu kéo và là lý do để bạn mãi ngụp lặn trong tình cảnh đáng thất vọng, thì việc từ bỏ hy vọng đó sẽ là cả một vấn đề. Nếu người phụ nữ có thể bỏ qua những hy vọng mong manh này để đối diện với hoàn cảnh thực tế của bản thân thì những cảm giác tuyệt vọng, chán chường hoặc đau khổ sẽ nhường chỗ cho một niềm hy vọng mới, niềm hy vọng dựa trên những gì có thật chứ không phải là mơ ước hão huyền. Chấp nhận mọi thứ như lẽ vốn có của nó, rồi bạn sẽ không còn bị rối rắm và không đi theo con đường mòn ấy nữa. Bạn sẽ bắt đầu thẳng thắn nhìn nhận lại mối quan hệ hiện tại của mình và có những quyết định đúng đắn cho tương lai.

Trước khi quyết định tạo nên một khoảng cách nhất định trong cảm xúc của mình, bạn nên dành cho chồng mình một cơ hội cuối cùng để anh ấy thay đổi theo những gì bạn mong đợi. Hãy nỗ lực một lần nữa, bày tỏ một cách nhã nhặn rằng bạn mong muốn chồng mình phải thay đổi một số thứ. Nếu nửa kia đáp lại bằng một thái độ quan tâm và hợp tác, thì vẫn còn hy vọng về một mối quan hệ gần gũi và tích cực trong tương lai. Trong trường hợp anh ấy làm ngơ, giễu cợt, thậm chí nổi giận, thì đã đến lúc bạn cần lên kế hoạch kết thúc mối quan hệ này hoặc chế ngự cảm xúc của mình. Cái hay trong việc tạo khoảng cách cảm xúc (hay đóng băng cảm xúc) là bạn vẫn được tận hưởng những thời khắc vui vẻ và tự tránh những bực bội hoặc tổn thương không cần thiết. Bạn sẽ vẫn tiếp tục nhặt vòi hoa sen lên để đúng chỗ của nó. Và thay vì cảm thấy khó chịu khi phải dọn dẹp những bừa bộn của chồng, bạn có thể nghĩ rằng mình đang làm điều đó cho chính bản thân mình, để phòng tắm sạch sẽ ngăn nắp hơn. Nói cách khác, nếu như mục đích của bạn là chiến thắng bằng được trong vụ nhặt vòi sen thì cách giải quyết vấn đề này nghe sẽ giống như bạn đang cố tránh né không muốn làm việc đó. Nhưng nếu mục đích của bạn là tăng khả năng kiềm chế cảm xúc thì tính bừa bãi hay những hành động vô tâm của chồng sẽ không còn làm bạn khó chịu nhiều nữa. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Vậy thực chất đóng băng cảm xúc là gì? Thực tế, đóng băng cảm xúc không có nghĩa rằng bạn phải lạnh lùng hoặc cứng nhắc như mọi người vẫn quy kết. Khi người phụ nữ chọn cho mình thái độ hoàn toàn lãnh đạm trước những hành động vô tâm của chồng và không còn đau khổ vì chúng nữa, đó là lúc sức mạnh của họ tăng lên và làm người chồng phật ý. Anh ta sẽ cảm thấy mình giảm bớt uy thế và quyền hành vốn có. Lẽ dĩ nhiên, người chồng sẽ có những lời nói hoặc hành động với mọi nỗ lực để khôi phục lại vị trí trước đây.

Mặt khác, độc lập cảm xúc không có nghĩa là hoàn toàn cô lập cảm xúc của bản thân. Nó không có nghĩa là bạn không thèm đoái hoài đến trách nhiệm, cảm giác hoặc những mong muốn của người thân trong gia đình; cũng không hẳn là bạn chỉ biết có mình và bất hợp tác với những người xung quanh. Tôi muốn nhấn mạnh lại một lần nữa rằng độc lập về mặt cảm xúc không phải là cách ly hoàn toàn với bạn đời về mặt tâm lý cũng như sinh lý. Khi bạn muốn thể hiện cảm xúc hoặc “gần gũi” với anh ấy, chẳng có lý do gì mà ngại ngần cả. Mối quan hệ vợ chồng vẫn tiếp diễn, và còn có vẻ đầy hứng thú hơn một khi bạn biết tạo ra một khoảng cách nhất định để không phải chịu những tổn thương giống như trước nữa.

Vậy tóm lại, sự độc lập trong cảm xúc là gì? Đó chính là khả năng tách biệt rõ rệt giữa bản thân với cảm xúc. Kết quả của sự độc lập này là tạo ra một khoảng cách an toàn giữa bản thân bạn và những lời nói hay hành động gây tổn thương của người kia. Tuy nhiên cần hiểu rõ rằng con đường để đạt đến sự độc lập này không phải bằng cách tạo ra khoảng cách giữa bạn và chồng mà là giữa bạn với cảm xúc của bạn. Trên thực tế chúng ta có thể đạt được điều đó bằng cách nào? Trước tiên hãy bắt đầu bằng những tình huống trước nay vẫn khiến bạn khó chịu. Nhìn nhận lại chúng một cách khách quan, gạt chúng sang một bên và quan sát. Dần dần bạn sẽ tập cho mình cách phản ứng bằng lý trí chứ không phải bằng cảm xúc nữa. Bằng cách này bạn sẽ tạo ra một khoảng cách cần thiết để bảo vệ mình khỏi những tổn thương. (Mục tiêu của giải pháp này là nhằm khuyến khích các chị em học cách tạo ra một khoảng cách vừa đủ trong cảm xúc, và chỉ sử dụng nó để hạn chế những trường hợp đang tiếp diễn có thể gây tổn thương cho họ).

Trong số bốn lựa chọn khả thi được đề cập trên đây, lựa chọn thứ hai và thứ tư có vẻ được đánh giá cao hơn cả. Nếu người đàn ông của bạn cố tình không thay đổi thì việc rời bỏ anh ấy là lựa chọn đúng đắn và có thể thông cảm được. Đối với những người phụ nữ không muốn chia tay, chế ngự cảm xúc là lựa chọn thay thế tốt nhất vì nó giúp cho cuộc sống tinh thần của họ phần nào đó khả quan hơn.

Bố cục của quyển sách

Cách sắp xếp nội dung của quyển sách này cho phép bạn có thể chọn đọc những phần bạn thích. Tuy nghiền ngẫm từng phần một từ đầu đến cuối vẫn hiệu quả hơn, nhưng bạn cũng có thể chỉ đọc những phần nào bạn cảm thấy có liên quan đến mình. Bốn mươi tình huống trong sách nêu lên những ảnh hưởng nghiêm trọng từ thái độ và cách hành xử thiếu chín chắn của chồng mà người phụ nữ phải chịu đựng. Mỗi tình huống sẽ bao gồm phần phân tích và đề xuất những giải pháp khả thi.

Có những trường hợp vấn đề được giải quyết rất ngắn gọn, lại có những trường hợp được diễn giải chi tiết hơn. Nhiều tình huống có cách giải quyết rất ôn hòa, lại có những tình huống có cách giải quyết vô cùng dứt khoát. Một phần là do tính chất đa dạng của những tình huống nêu ra, một phần vì tôi muốn những phụ nữ đang phải chịu đựng mối quan hệ không thoải mái ấy tìm ra cách giải quyết vấn đề theo hai hướng: hoặc quan tâm một cách nghiêm túc đến vấn đề mình gặp phải; hoặc phải biết lạc quan cười đùa trong những tình huống đó.

Trong hàng trăm trường hợp khác nhau, tại sao tôi chỉ chọn bốn mươi trường hợp? Bởi vì, đó là những trường hợp thường gặp nhất ở hầu hết những phụ nữ tôi có dịp tiếp xúc. Một số độc giả sẽ thấy các tình huống dưới đây rất quen thuộc với mình, trong khi một số khác lại thấy trường hợp của mình là sự cộng gộp của nhiều tình huống. Bất kể bạn đang phải đối mặt với vấn đề gì đi nữa, tôi hy vọng những phân tích dưới đây sẽ trở nên thú vị và giúp ích cho bạn phần nào.

Như đã đề cập ở trên, tôi không cố đưa ra câu trả lời cho mọi vấn đề mình nêu ra, bởi như thế khác nào tôi mạo muội cho rằng mình thông tường hết mọi giải pháp cho chị em phụ nữ đang sống cùng những ông chồng vô tâm. Tuy nhiên hy vọng thông qua những lời khuyên tôi đưa ra, các bạn có thể tìm ra được câu trả lời riêng cho mình và thử áp dụng câu trả lời ấy vào thực tế.

Nếu bạn đang muốn tìm cho mình câu trả lời, nếu bạn muốn nâng cao sự tự tôn, nếu bạn đang cần mạnh mẽ và kiên định hơn, nếu bạn mong đợi mối quan hệ hiện tại của mình tốt đẹp và như ý thì hãy tiếp tục đọc hết những trang sách này…

Đối với người chồng: Quyển sách này sẽ được xem là thành công nếu như nó có thể giúp những người chồng hời hợt nhìn nhận lại thái độ của mình đối với vợ, hiểu ra rằng họ cần phải quan tâm đến cảm xúc của bạn đời nhiều hơn, thừa nhận sự lạnh nhạt và bất công bấy lâu nay đối với nửa kia của mình, từ đó quyết tâm thay đổi.

Đối với người vợ: Sẽ là thành công nếu như quyển sách góp phần mở mang tầm nhìn về những gì đang thực sự diễn ra trong mối quan hệ của họ, quyết định không cố đánh thức sự chín chắn ở một người đàn ông không hề muốn hợp tác, ngừng tự nhận lỗi về mình và ý thức được mình đang cảm thấy thất vọng, trống trải và cô đơn, từ đó bắt đầu kiếm tìm những cơ hội cho một tương lai tốt đẹp hơn. Nói cách khác, mục đích cao nhất của tôi khi viết cuốn sách này là nhằm động viên chị em vững vàng hơn để họ có thể san sẻ một cuộc sống đúng nghĩa với người đàn ông đích thực.

BETTY McLELLAN

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button