Văn học nước ngoài

Khám Phá Kinh Ngạc – Series Animorphs Phần 45

kham-pha-kinh-ngac-k-a-applegate1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK 

Tác giả : K. A. Applegate

Download sách Khám Phá Kinh Ngạc – Series Animorphs Phần 45 ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tối nay tới phiên tôi lo bữa tối. Tôi không gọi nhà hàng mang món ăn tới, cũng không khui đồ hộp Chef Boyardee… mà làm một bữa ăn đàng hoàng, dùng cả lò nướng hẳn hoi đó nha.

Có tiếng xe hơi tấp vào lối xe chạy. Tiếp đến là tiếng cửa xe đóng sầm lại, rồi tiếng bước chân lập rập của ba tôi. Tôi dòm qua cửa sổ, thấy gương mặt ba sáng ánh nụ cười, hai má ửng đỏ. Trông ba tươi rói như chiếc xe mới tra dầu mỡ vậy (!).

Tôi thảy mấy cái đĩa giấy và ly giấy lên bàn, mang muỗng bạc cùng với hộp khăn giấy ra.
Cửa phòng xịch mở. “Chào con,” ba tôi cất giọng vui vẻ. Ồ, vẻ hào hứng và nồng nhiệt hơn cả mong đợi. Từ ngày mẹ “mất” hiếm khi nào tôi thấy ba phấn chí như vậy…
“Phòng thí nghiệm của ba có chuyện hay cực kỳ…”
Chuông reng. Tôi lật đật lôi chiếc bánh pizza ra khỏi lò rồi tỉ mẩn cắt bánh.
“Có chuyện gì vậy ba? Chúng ta sắp giàu to rồi à?”
Tôi rắc phó mát xay lên lát bánh trước mặt ba.d
“Ồ ồ…” ba tôi đủng đỉnh. “Nhóm của ba là một trong những ê kíp làm việc tuyệt vời nhất, trong lịch sử loài người.”
“Trò HBO cải tiến hả ba?”
“Marco, ba nói nghiêm túc đó. Những khám phá mà nhóm của ba vừa tìm ra càng khiến ba tha thiết mong con phải khấm khá môn toán lên.” Ba nhấn nhá. “Hoặc ít ra cũng phải đạt điểm đậu.”
Bàikiểm tra toán đầy ác mộng vừa qua sượt ngang đầu tôi.
“Ba! Cho con biết ba đang làm gì đi?”
“Ồ, không được.” Ba tôi đột ngột nghiêm giọng. “Cái đó là bí mật. Tuyệt mật!”
Tôi nhìn ba nài nỉ.
“À…ừ…” ba chậm rãi. “Nếu con hứa đừng hé lộ lời nào…với bất cứ ai…thì ba sẽ bật mí cho con phần cơ bản.”
Ba tôi cần một miếng pizza, nuốt chửng rồi đẩy đĩa qua bên để chống cùi chỏ lên bàn, nhướn người về phía trước.
“Nhóm của ba khám phá ra khái niệm về chiều hoàn toàn mới. Marco, con đã học về mặt cắt hình nón rồi chứ? Hay gọi là tiết diện hình nón vậy…”
Hừm, các chuyên viên như ba – và cả những giáo viên dạy toán nữa – có “tật” trình bày những vấn đề lý thuyết rất lê thê, nhùng nhằng khiến cho bộ não mỏng manh tội nghiệp của tôi muốn ngủ ngay tức khắc…
“Mà thôi, quên môn toán đi,” ba tôi xuề xòa, nhận ra vẻ phật ý của tôi. “Con biết hình nón chứ hả? Ừm, bề mặt hình nón là vật hai-chiều, tương tự như không gian năm-chiều mà chúng ta không quen thuộc.”
Tôi thở dài, định đứng lên lấy thêm một lát bánh nữa. Ba túm cánh tay tôi ấn ngồi xuống trở lại.
“Nhưng hình nón là ba-chiều. Trong khi bề mặt của nó là hai-chiều – bề mặt tồn tại trong bachiều.”
“Vâng,” tôi nói lớn.
“Hình nón chứa đựng một vùng không gian lạ đời. Nơi tất cả các đường thẳng đều giao nhau. Nơi ta có thể hướng ra bất cứ chiều nào, lần lượt hay cùng một lúc, mà không phải di chuyển nó.”
Chẳng hiểu hình nón thì có liên can gì tới công việc của ba tôi nhỉ?
“Mỗi người chúng ta sống trong cuộc đời mình trên một đường thẳng của hình nón, trong một không gian bốn-chiều – bao gồm chiều thời gian.”
Tôi cảm thấy con mắt mình muốn thụt vào đầu.
“Chúng ta luôn bị kẹt trên bề mặt của hình nón. Khi muốn đi tới nơi nào đó, chúng ta chỉ di chuyển được trên đường thẳng cuộc đời. Nhưng bây giờ, hãy tưởng tượng, có người khám phá ra vùng không gian khác thường – một vùng không có kích thước, không bề rộng, không kéo giãn. Một đại diện vật lý chẳng của cái gì. Tự nó đã không là gì. Nó là nơi bắt đầu cũng là nơi kết thúc của tất cả mọi thứ! Một số nhân của không gian thật!”
“Chà, chà. Ba ơi, bữa nay con có rất nhiều bài về nhà. Nhiều bài tập toán lắm…” Tôi nói và thảy vội cái đĩa giấy của mình vào sọt rác rồi chuồn vô phòng khách. Ngồi thu lu trên trường kỷ, tôi với tay lấy cái rờ-mốt. Tôi có thói quen xem tivi trước khi ngồi vào bàn học mà.
“Ba gọi khám phá của ba là gì vậy?” Tôi hờ hững hỏi.
“Ba chưa biết,” ba nói rành rõ. “Thứ không là gì cần phải được gọi là gì nhỉ?
Truyền hình chán ngắt. Phim Star Trek, dù cũ hay mới, chẳng đáng coi – cuộc đời tôi đã là một cuốn phim khoa học viễn tưởng rồi.
“Ba phải gọi nó là gì nhỉ?” Ba tôi vẫn kề cà. “Zero vậy. A! Ba nghĩ hay gọi nó là …vùng không gian Zero.”

Suýt nữa thì tối nuốt mất buồng phổi của mình. Tôi nhổm phắt lên, ngó qua thành trường kỷ, liếc vào nhà bếp.
Vùng không gian zero?
Tôi vội bịt miệng, co rúm người và ngồi thụp xuống, hai bàn tay run lẩy bẩy. Đầu tôi nghẹt kín adrenaline. Sao hồi nãy tôi lại không nghe cẩn thận nhỉ. Ba đã bỏ ra cả năm phút đồng hồ để mô tả vùng không gian zero! Làm thế nào mà ba biết vậy kia?
Tôivội chụp lấy chiếc điện thoại “mẹ bồng con” và gọi cho Jake.
“Alo?” Nó bốc máy.
“Tụi mình vừa gặp…” tôi thì thào, giả bộ ho hắng giữa chừng,” một vấn đề…”
Ngừng một chút, tôi nghe loáng thoáng có tiếng ai ở bên kia, rồi tiếng Jake cười phá lên đáp laị câu châm chích gì đó của Tom. Cuối cùng, Jake lầm bầm. “Hai mươi phút nữa nha?”
“Ừ,” tôi cúp máy.
Ba vẫn thao thao bất tuyệt. “Nhóm của ba đang tìm cách thông tin liên lạc qua vùng khác lạ đó. Vấn đề là chiều, về lý thuyết thì không thể đi qua được…”
Phải chi ba biết tin giật gân rằng con trai ba mỗi tuần đi chu du qua vùng không gian đó vài bận nhỉ!? Mỗi lần biến hình là mỗi lần khối lượng dôi thừa của tôi tá túc ở chỗ không là gì đó đó…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button