Văn học nước ngoài

Kẻ Vượt Thời Gian

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : H. G. Wells

Download sách Kẻ Vượt Thời Gian ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

CHƯƠNG 1

Kẻ vượt thời gian (gọi hắn như vậy cho dễ nhớ) đang cố giải thích một chuyện thật lạ và khó tin. Mắt hắn rực lên nét hăng hái, và khuôn mặt thường xanh xao của hắn hồng hào, sống động. Ngọn lửa trong lò sưởi bập bùng, ánh sáng từ ngọn đèn phản chiếu lấp lánh vào những đốm bọt nhỏ li ti đang sủi chạy trong các ly rượu. Những chiếc ghế, do hắn phát minh, không chỉ là vật thụ động bị ngồi lên mà đang liên tục vuốt ve, tạo sự dễ chịu cho mọi người. Tất cả tạo thành cái không khí thoải mái sau bữa ăn tối, khi mà ý tưởng được giải phóng khỏi mọi sự kềm hãm, tha hồ bay nhảy tự do.
Trong khi chúng tôi ngồi lười biếng thán phục thái độ chân thành của một người nhiều tưởng tượng (tối thiểu chúng tôi nghĩ thế lúc ấy), hắn vừa trỏ ngón tay út mảnh khảnh về phía trước để nhấn mạnh vấn đề, vừa liên tục nói say sưa:
“Quý vị phải nghe tôi thật kỹ. Tôi sẽ đi ngược lại một hoặc hai điều mà ai cũng xem là đương nhiên đúng. Môn hình học mà họ dạy quý vị trong trường chẳng hạn, đã được đặt trên nền tảng sai lầm.”
“Anh bắt đầu kiểu này thì có khác gì làm khó chúng tôi?” Filby, một chàng tóc hung hay lý sự, đặt vấn đề.
“Tôi không đòi quý vị phải công nhận bất cứ một điều gì mà không giải thích rõ ràng. Rồi quý vị sẽ công nhận đủ những điều tôi mong muốn. Hẳn quý vị đã biết một đường thẳng toán học, mà theo định nghĩa là không có bề dày, không thể nào hiện hữu trên đời. Họ dạy quý vị như thế phải không? Mặt phẳng toán học nữa. Tất cả chỉ là quan niệm trừu tượng.”
“Đúng thế!” Nhà tâm lý học nhìn nhận.
“Như vậy, vì chỉ có chiều dài, chiều rộng, chiều cao, một khối thể cũng không thể nào hiện hữu được.”
“Tôi phản đối,” Filby nói. “Dĩ nhiên một khối đặc có thể hiện hữu. Tất cả những vật thể có thật…”
“Hầu hết chúng ta đều nghĩ thế. Nhưng khoan đã. Có thể nào một khối thể hiện hữu tức thời hay không?”
“Tôi không hiểu anh nói gì,” Filby nói.
“Có thể nào một khối thể, không tồn tại trong bất cứ một khoảnh khắc ngắn ngủi nào, hiện hữu được không?”
Filby bắt đầu trầm tư “Rõ ràng,” kẻ vượt thời gian tiếp, “mỗi vật thể đều phải có bốn chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và chiều LÂU nữa. Nhưng vì một lý do thực tế đặc biệt mà tôi sẽ giải thích, chúng ta đã quên mất điều ấy. Ba chiều kia thường được gọi là ba mặt phẳng không gian, còn chiều thứ tư chính là THỜI GIAN. Tuy nhiên, chúng ta có khuynh hướng đặt ra một sự phân biệt sai lầm giữa ba chiều không gian và chiều thời gian, vì ý thức của chúng ta thường di chuyển bất định về đúng một phía của chiều thời gian từ lúc khởi đầu cho đến đoạn cuối cuộc đời.”
“Điều này,” một thanh niên vừa lên tiếng vừa cố châm lại điếu xì gà bằng ngọn lửa trong chiếc đèn để bàn, “điều này… thật là rõ lắm.”
“Đáng ngạc nhiên là chẳng ai để ý đến điều ấy,” kẻ vượt thời gian tiếp, nét vui trên mặt tăng lên một chút. “Đây chính là chiều thứ tư, mặc dù nhiều người từng nhắc tới chiều thứ tư không biết là họ muốn nói đến nó. Chiều thứ tư là một cách nhìn thời gian. Không có sự khác biệt nào giữa chiều thời gian và ba chiều không gian, trừ một điều là ý thức của chúng ta di chuyển theo nó. Nhưng một số người ngây thơ đã nghĩ sai về chiều thứ tư. Chắc quý vị đều biết rõ quan điểm của họ?”
“Tôi chưa biết,” ông thị trưởng nói.
“Rất đơn giản. Không gian, theo các nhà toán học, được xem là có ba chiều gọi là chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Ba chiều ấy có thể được xác định bằng ba mặt phẳng thẳng góc với nhau. Nhưng một số triết gia đặt câu hỏi “Tại sao ba mặt phẳng, tại sao không thể có một mặt phẳng khác thẳng góc với cả ba mặt phẳng kia” và họ cố tạo dựng khoa hình học bốn chiều. Giáo sư Simon Newcomb đã trình bày quan điểm này trước hội toán học New York mới khoảng hơn tháng trước đây. Quý vị đều biết rằng trên một mặt phẳng (chỉ có hai chiều) chúng ta có thể biểu diễn một vật thể ba chiều mà không làm mất bất cứ đặc tính nào của nó. Tương tự, họ nghĩ rằng với ba chiều, họ có thể biểu diễn các vật thể có bốn chiều, nếu họ nắm vững mọi quy luật cần thiết.”
“Tôi cũng nghĩ vậy,” ông thị trưởng lẩm bẩm. Đôi lông mày nhíu lại, ông chìm vào cõi suy tư, cặp môi ông di động như người đang lặp đi lặp lại một câu thần chú. “Phải, giờ tôi đã hiểu rồi,” ông thốt lên sau một lúc lâu, với một nét vui mừng không lấy gì làm rõ ràng, chắc chắn.
“Được. Tôi không ngại cho quý vị biết rằng tôi đã nghiên cứu khoa hình học bốn chiều từ khá lâu nay, và đã khám phá ra một số kết quả khá lạ lùng. Thí dụ, đây là tấm hình của một người phái nam lúc tám tuổi, tấm này lúc 15 tuổi, tấm này 17 tuổi, tấm kia 23 tuổi, v.v… Tất cả đều có thể gọi là những “thời đồ”, hình biểu diễn ba chiều của một sinh vật bốn chiều, cố định và không thể biến đổi.”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button