Văn học nước ngoài

Kẻ Ghét Đời

Ke ghet doi - Moliere1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Moliere

Download sách Kẻ Ghét Đời ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng PDF                  Download

Định dạng MOBI               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Kẻ ghét đời diễn lần đầu tiên ngày 4 tháng sáu, 1666. Vở này vừa ra đời đã được các nhà phê bình nổi tiếng lúc đương thời đánh giá rất cao. Xuyblinhi tuyên bố đó là “một tuyệt tác không tác phẩm nào sánh kịp”; Rôbinê, Vidê cũng đã hết lời ca ngợi tác giả của nó. Tác phẩm mô tả những chân dung thực của thời đại, nên những người đương thời nhận thấy một cách dễ dàng trong nhân vật của Môlie những con người của cung đình lúc bấy giờ. Từ ba trăm năm nay, hài kịch Kẻ ghét đời vẫn được mọi người mến yêu và là một vở được diễn nhiều nhất ở Pháp, sau Tactuyp  và Lão hà tiện.

Là một vở hài kịch triết lý, Kẻ ghét đời phản ánh sâu sắc thái độ của Môlie đối với chế độ xã hội lúc bấy giờ. Triết lý về sự sống toát lên từ toàn bộ vở kịch là khát vọng trở thành con người chân chính. Ông lên án những kẻ sống giả dối, ông kết tội một xã hội đầy lừa lọc, ông lột trần dưới những bức chân dung châm biếm sâu sắc những con người ăn bám, mục nát đến tận xương tuỷ, ông đập tan nát một xã hội đầy bất công, ở đó công lý bị dày xéo, đạo đức bị nguyền rủa. Ông ca ngợi lòng khẳng khái, trong sạch, tính chiến đấu của Anxextơ.

Là một vở hài kịch trữ tình. Kẻ ghét đời nói lên nỗi niềm tâm sự sâu kín của Môlie; thời gian sáng tác này là thời gian cuộc đời Môlie đang qua những cơn sóng gió dữ dội, bọn phản động tìm mọi thủ đoạn hèn hạ để xỉ nhục ông. Những vụ kiện phi lý mà Anxextơ phải chịu gợi mọi người nghĩ đến những sự thực chua chát mà ông đang trải qua. Trong những lời nồng nhiệt, ông đã để cho Anxextơ, sau khi tố cáo xã hội là “một vực thẳm ở đó chiến thắng những tệ lậu”, mơ ước một cuộc đời tự do.

Là một vở hài kịch tổng hợp những vở hài kịch trước đó, Kẻ ghét đời trình bày toàn diện xã hội cung đình với trên hai mươi bức chân dung của đủ mọi hạng người quý tộc: hống hách, nhu nhược, huênh hoang, ngạo mạn, loè loẹt, tâm hồn nghèo nàn, khô cạn, hay xỏ xiên, nham hiểm. Cái cảnh trứ danh, thường gọi là “cảnh các bức chân dung” chứng tỏ tài năng phong phú của Môlie; mỗi bức chân dung là một tính cách, và có thể là chủ đề của một vở hài kịch.

Cả một xã hội lúc nhúc những bóng ma ấy lần lượt điểm diện trên sân khấu và trở thành sức năng động của vở kịch thoạt đầu tưởng như thiếu sôi nổi và quá trầm lặng. Và ở vở hài kịch này, Môlie đã gây một tình huống căng thẳng bằng cách đối lập cả cái lực lượng hủ bại, tàn ác ấy với một tâm hồn trung thực. Anxextơ là hình ảnh tập trung, trên một mức độ triết lý cao hơn, của những nhân vật của ông những thời kỳ sáng tác trước. Môlie tiếp tục công kích  nền văn hoá quý tộc suy đồi và ca ngợi nền văn hoá nhân dân, giản dị, khoẻ mạnh, chân thành. “Cảnh bài xonnê” là một lời phủ định thứ văn minh giả tạo, mất hết sinh lực; bài dân ca “Tôi trả lại Pari hoàng đế” được đề ra như là tiêu chuẩn của cái đẹp.

Dù vở hài kịch Kẻ ghét đời có nhiều yếu tố bi kịch, nhưng nó vẫn là một vở hài kịch chân chính; ở đây không thiếu những tiếng cười hồn nhiên hay thẳng thắn; yếu tố “phac-xơ” cũng được sử dụng “cảnh Đuyboa gặp Anxextơ); nhưng cái cười nhiều khi sâu xa và mang một ý nghĩa thâm trầm, – cái cười lặng lẽ. Thế kỷ XVIII, Giăng: Giắccơ Rutxô thấy rằng “Môlie không thể tha thứ được”, bởi vì ông đã mang lên sân khấu để chế giễu “một người ngay thẳng, chân thực, đáng kính phục, một người đạo đức chân chính”. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu xem cái cười trong vở hài kịch này ở chỗ nào. Người xem kịch hay người đọc kịch không cười và không chế giễu tính “ngay thẳng, chân thực” của Anxextơ. Mục đích của Môlie là chế giễu những tệ lậu của xã hội lúc bấy giờ. “Trước khi nói đến bản chất của vở hài kịch này, cần phải tìm xem mục đích của tác giả là thế nào… Ông không muốn xây dựng một vở hài kịch có nhiều tình tiết, mà một vở kịch chỉ cốt để công kích những phong tục của thời đại. Vì thế nên ông đã chọn một người ghét đời làm nhân vật chính; ai cũng phải đồng ý rằng ông không thể chọn một nhân vật nào khác để có thể công kích loài người hơn là kẻ thù của loài người”.

Anxextơ là một người thù ghét “cả nhân loại”: ấy thế mà anh ta lại đi yêu một thiếu phụ quý tộc đỏm dáng, giả dối, nói xấu mọi người như ranh; mối tình của Anxextơ lại vô cùng chân thật và cao thượng, nồng nàn đằm thắm nữa. Đó là mâu thuẫn cơ bản trong tâm hồn Anxextơ Môlie đã phơi bày cái mâu thuẫn ấy và nói lên cái ảo tưởng của Anxextơ muốn cải tạo xã hội đã thối nát. Không phải vô tình mà Kẻ ghét đời còn có một nhan đề thứ hai Anh quàu quạu phải lòng gái. Trên mâu thuẫn ấy – kẻ ghét đời  mà lại yêu một người có đủ tính xấu của cuộc đời – “Môlie đã xây dựng hành động của vở kịch. Vì lẽ đó Môlie là người đầu tiên đã nâng hài kịch lên một mức cao nhất có thể đạt tới. Bởi vậy Kẻ ghét đời không những là biểu hiện cao cả nhất của thiên tài Môlie mà còn là một niên hiệu lớn của lịch sử sân khấu Pháp”.

Vở Kẻ ghét đời đã được Vũ Đình Long mô phỏng để viết Người yếm thế (năm 1953-1954; chưa in thành sách). Theo tác giả, đây là vở đã được “Việt-Nam hoá”, theo “Le Misanthrope,  tác phẩm bất hủ của Môlie”. Anxextơ trở thành An-Tư, Philanh trở thành Phi Linh và Xêlimen trở thành Lê Minh. “Kịch xảy ra tại Hà-Nội, trong thời tạm chiếm”. Hầu hết các tình tiết trong kịch của Môlie đều được Vũ Đình Long sử dụng. Song, vở kịch mô phỏng này nhạt nhẽo, thiếu sinh động: hoàn cảnh nước Pháp hồi thế kỷ XVII và hoàn cảnh nước Việt-Nam “thời tạm chiếm” khác nhau rất xa.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button