Văn học nước ngoài

Họp Mặt

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Anne Enright

Download sách Họp Mặt ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                       Xem giá bán

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chín đứa con còn sống sót của nhà Hegarty họp mặt tại Dublin dự tang lễ của Liam, một người con vừa chết đuối. Veronica, người em gái, đã tới canh cái xác, bầu bạn với nó, và canh cả bí mật cô từng cùng anh chia sẻ: một chuyện đã xảy ra trong nhà bà ngoại họ mùa đông năm 1968, một bí mật tăm tối đã khiến cuộc đời họ vĩnh viễn biến hình. Trong lúc Enright lần theo những con đường của sự phản bội và cứu chuộc qua ba thế hệ, bà đã cho thấy ký ức có thể thay đổi đến đâu, và những bí mật có thể gây ra chừng nào đau đớn. Ở tác phẩm này, cũng như mọi tác phẩm khác mà Enright từng viết, trí tuệ đặc biệt của bà đã vặn xoắn thế giới một chút rồi trả lại nó cho chúng ta trong ánh sáng mới và không thể lãng quên.

***

Đôi nét về tác giả Anne Enright

Anne Enright sinh năm 1962 ở Dub­lin, học tiếng Anh và triết ở Trin­ity Col­lege, Dub­lin, và học tiếp lấy bằng thạc sĩ về sáng tác ở Đại học East Anglia. Bà có lúc làm nhà sản xuất chương trình truyền hình. Cuốn sách đầu tiên của bà là tập truyện The Port­able Vir­gin (Tượng Mẹ đồng trinh xách tay), ra đời năm 1991, và đoạt giải Rooney của văn học Ireland. Hai tập truyện kế đó, Tak­ing Pic­tures (Chụp hình) và Yesterday’s Weather (Thời tiết hôm qua) được xuất bản năm 2008. Các tiểu thuyết của bà là The Wig My Father Wore (1995; Mái tóc giả cha tôi đội); What Are You Like? (Trông bạn ra sao?) đoạt giải Encore Award 2001; The Pleas­ure of Eliza Lynch (2002; Niềm vui của Eliza Lynch); và The Gath­er­ing (2007; Họp mặt) đoạt giải Man Booker cho truyện năm 2007.

***

Lời khen tặng dành cho Họp mặt

“Trí tuệ đến liều lĩnh, khiếu hài hước hoang dại, chậm rãi trong diễn tiến, không một chút ủi an: tiểu thuyết của Enright rất tăm tối, nhưng đó cũng là điều khiến nó lấp lánh.” – New York Times Book Review

“Tiết chế đến kinh ngạc và cách nhìn không tì vết.” – Los Angeles Times

“Giọng kể của cuốn sách phảng phất âm hưởng nỗi đau lạnh lùng đầy giận dữ kiểu Joan Didion, nhưng lòng trắc ẩn ấm áp có lẽ gợi nhớ Người Dublin của James Joyce.” – Washington Post

“Enright đã viết một tiểu thuyết nghiệt ngã mà trang nhã tuyệt vời, đưa chủ đề Ireland quen thuộc là sự bất thường trong gia đình và thói đỏng đảnh của ký ức vào vùng lãnh địa được đắp thêm thịt da bằng một sự khách quan chính xác tới mức khiến nó lại gần như tràn đầy lòng thương…”

– Los Angeles Times

“Một cái nhìn trực diện vào một gia đình đau thương… một tiểu thuyết rất đáng đọc và đáng hài lòng.” – Ngài Howard Davies, Chủ tịch Ban Giám khảo giải Man Booker

“Mê hoặc, lạnh lùng, sâu sắc. Họp mặt là một cái nhìn ám ảnh vào một gia đình tan vỡ, bị bóp nghẹt bởi hàng thế hệ đau thương, thất vọng, vật lộn thỏa hiệp với điều không thể thay thế.” – Entertainment Weekly

***

Trích Họp mặt

Tôi muốn ghi lại những gì đã xảy ra tại nhà bà ngoại tôi hồi mùa hè năm tôi tám chín tuổi gì đó, nhưng tôi không chắc liệu nó có thực sự xảy ra không. Tôi cần làm chứng cho một sự kiện không chắc chắn. Tôi cảm thấy nó kêu gào trong tôi – cái điều có thể đã không xảy ra này. Thậm chí tôi không biết gọi tên nó là gì. Chắc có thể gọi nó là một tội lỗi về xác thịt, nhưng xác thịt đã từ lâu tan rã và tôi không chắc nỗi đau nào có thể còn day dứt trong xương.

Anh Liam của tôi thích chim và, giống như mọi cậu trai khác, anh thích xương những con thú chết. Tôi không có con trai, vì vậy khi đi ngang qua bất kỳ cái đầu lâu hay bộ xương nhỏ nào tôi cũng đều chậm bước và nghĩ về anh ấy, về chuyện anh ấy từng mê thích những nét phức tạp của chúng. Đôi cánh già nua của một con ác là thò ra khỏi mớ lông bù xù; chắc mập và nhẹ và sạch. Đó là từ chúng ta dùng cho xương: Sạch.

Tôi bảo các con gái mình tránh xa cái sọ chuột trong rừng hoặc con chim sẻ chết đang trải nắng mưa cạnh bức tường khu vườn, dĩ nhiên. Tôi không chắc tại sao. Dù đôi khi chúng tôi tìm thấy, trên bãi biển, một cái mai mực trắng tinh khiết đến độ tôi phải tuồn nó vào túi áo, và tôi an ủi tay mình bằng cách mân mê cái vòm cong trắng bí mật của nó.

Bạn không thể phỉ báng người chết, tôi nghĩ, bạn chỉ có thể an ủi họ.

Vì vậy tôi tặng Liam bức tranh này: hai đứa con gái của tôi đang chạy trên rìa cát bãi biển đầy đá, dưới bầu trời vần vũ sà xuống thấp, vai áo khoác hất ra sau. Sau đó tôi xóa nó. Tôi nhắm mắt và buông mình lăn theo tiếng tĩnh điện ầm ĩ của biển cả. Khi tôi mở mắt ra, đó là để gọi mấy đứa con gái trở lại xe.

Rebecca! Emily!

Điều đó không quan trọng. Tôi không biết sự thật, hoặc tôi không biết nói sự thật cách nào. Tôi chỉ có những câu chuyện, những ý nghĩ về đêm, những niềm tin bất ngờ đẻ ra trong tình trạng không chắc chắn. Tôi chỉ có những lời cuồng loạn, giống vậy hơn. Bà yêu ông ấy! Tôi nói. Bà hẳn đã yêu ông ấy! Tôi chờ cái ý nghĩa mà bình minh đưa lại, khi bạn không ngủ. Tôi ở lại dưới nhà trong khi cả gia đình thở đều ở phía trên và tôi viết ra điều này, tôi trải chúng ra thành những câu đẹp, tất cả những xương trắng, sạch của tôi.

***

Có những ngày tôi không nhớ được mẹ tôi. Tôi nhìn tấm ảnh của bà và bà vuột khỏi tôi. Hoặc tôi tới thăm bà một ngày Chủ nhật, sau bữa trưa, chúng tôi có một buổi chiều thú vị, và khi rời đi tôi nhận thấy bà đã chảy qua tôi như nước.

“Tạm biệt,” bà nói, đã mờ đi. “Tạm biệt, con gái yêu,” và bà rướn khuôn mặt già nua mềm mại lên, nhận một cái hôn. Nó vẫn khiến tôi nổi cơn thịnh nộ. Cái kiểu, khi tôi quay đi, có vẻ như bà biến mất, và khi nhìn lại, tôi chỉ thấy những đường viền. Tôi nghĩ tôi sẽ đi qua mà không nhận ra bà trên phố, nếu bà có mua một chiếc.

Mời các bạn đón đọc!

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button