Văn học nước ngoài

Hình Hài Yêu Dấu

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alie Sebold

Download sách Hình Hài Yêu Dấu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

HỌ CỦA TÔI LÀ SALMON, NGHĨA LÀ CÁ HỒI; CÒN tên là Susie. Tôi mười bốn tuổi khi bị sát hại vào ngày mồng 6 tháng Chạp năm 1973. Hầu hết các cô gái bị mất tích vào những năm 70 có hình đăng trên báo đều trông hao hao như tôi: da trắng, tóc nâu như lông chuột. Mãi về sau mới đến thời kỳ mà ảnh trẻ em, cả gái lẫn trai, da màu lẫn da trắng, được in cả trên hộp đựng sữa tươi hay lên mặt báo, chứ hồi đó người ta vẫn nghĩ làm gì có những chuyện như vậy xảy ra trên đời này. Trong tập kỷ yếu của trường trung học cơ sở tôi ghi một câu trích dẫn nhà thơ Tây Ban Nha tên Juan Ramon Jimenez mà em gái tôi đã mách cho để tìm đọc. Đại ý thế này: “Dù ai đưa giấy kẻ dòng ngay hàng thẳng lối, xin bạn cứ giữ các viết riêng của mình.” Tôi chọn câu này trước nhất vì nó diễn tả thái độ bất mãn của tôi đối với môi trường khuôn phép, theo kiểu quản lý lớp học, trong đó có tôi, thứ nữa, vì đó không phải là câu phát biểu dấm dớ của một ban nhạc Rock nào đó, tôi mặc nhiên sẽ được xem là dân hay chữ. Tôi là hội viên Câu lạc bộ Cờ vua, Câu lạc bộ Hóa học, và tuy cố gắng nhiều tôi vẫn cứ làm chảy các món bà Delmonico cho cả lớp tập nấu trong giờ gia chánh. Giáo sư tôi ưa nhất là thầy Botte, dạy môn sinh học, ông thích bày trò làm hồi sinh lũ ếch nhái và tôm cá mà chúng tôi phải tập mổ xẻ, bằng cách cho chúng vào mấy cái chảo loại không dính, khiến chúng giật búng lên như đang nhảy nhót.

Tiện thể xin nói ngay rằng thầy Botte không phải là thủ phạm giết tôi đâu đấy. Bạn đọc chớ nghĩ rằng bất cứ nhân vật nào sắp xuất hiện ở đây cũng đều đáng nghi cả. Thế mới thành chuyện chứ. Chẳng ai biết chắc cả. Thầy Botte có đến dự lễ tưởng niệm tôi (như hầu hết thầy trò toàn trường, xin nói thêm. Tôi chưa bao giờ nổi tiếng đến thế) và thầy khóc lóc khá thảm thiết. Thầy có một người con bị bệnh. Chúng tôi biết, nên mỗi khi thầy đem những mẩu chuyện giễu cũ mèm, đã kể từ trước thời tôi học thầy, ra kể rồi cười, cả lớp cũng phụ họa, đôi khi còn cố cười ngặt nghẽo để làm ông vui. Cô con gái thầy mất một năm rưỡi sau khi tôi chết, vì bệnh bạch cầu, nhưng tôi chưa từng gặp cô ấy trên thiên đường của tôi.

Kẻ giết tôi là một tay hàng xóm. Mẹ tôi thích loại hoa hắn trồng dọc hàng rào, bố tôi có lần trò chuyện với hắn về phân bón. Kẻ giết tôi cho rằng chỉ những chác cổ điển, lấy vỏ trứng, bã cà-phê đem bón, như mẹ hắn từng làm, theo lời hắn kể, mới làm tốt đất. Bố tôi trở vào nhà cười cười, pha trò về khu vườn của hắn, đẹp thật, nhưng mỗi đợt trở trời nóng gắt mùi hôi thối bốc lên đến tận mây xanh.

Thế nhưng vào hôm mồng 6 tháng Chạp năm 1973 thì trời đổ tuyết, từ trường về nhà tôi đi lối tắt băng qua cánh đồng ngô. Trời đã sẩm tối vì mùa đông ngày ngắn hơn; bây giờ tôi vẫn còn nhớ những thân ngô đổ ngang đổ ngửa làm tôi đi đứng khá vất vả. Bông tuyết rơi nhẹ, như những bàn tay tí hon lất phất bay, tôi thở bằng mũi cho đến lúc nước mũi ròng ròng, đành há miệng để thở. Còn cách chỗ Harvay đứng đọ hai thước, tôi thè lưỡi hứng một bông tuyết nếm thử.

“Đừng hoảng hồn nhé.” hắn lên tiếng.

Đương nhiên là tôi phải sợ hết hồn rồi vì đang ở giữa cánh đồng ngô, mà trời thì tối mịt. Khi chết rồi, tôi nhớ lại rằng trước đó có ngửi thấy thoang thoảng mùi nước hoa Cô-lôn(1) nhưng tôi không chú ý hoặc tưởng rằng mùi ấy bay ra từ một trong các ngôi nhà phía trên kia.

“Chú Harvey đó à,” tôi nói.

“Cháu là gái lớn nhà Salmon phải không?”

“Vâng ạ.”

“Bố mẹ khỏe cả chứ?”

Tuy là con gái lớn trong nhà và ở lớp đạt điểm cao nhất trong một kỳ thi đố kiến thức khoa học, tôi chẳng bao giờ thấy thoải mái khi phải tiếp chuyện người lớn.

“Khỏe ạ.” tôi trả lời. Tôi lạnh, nhưng uy quyền đương nhiên lại thuộc về hắn, một người lớn tuổi, lại là hàng xóm từng trò chuyện với bố tôi về phân bón, buộc tôi cứ đứng đó như chôn chân tại chỗ.

“Chú mới dựng xong cái này,” hắn nói. “Cháu muốn xem thử không?”.

“Cháu hơi lạnh, chú Harvey ạ,” tôi trả lời. “với lại mẹ muốn cháu về nhà trước khi trời tối.”

“Đằng nào trời cũng tối rồi, Susie ạ.” hắn nói.

Giờ đây tôi ước gì lúc đó mình nhận ra ngay điều lạ lùng này. Tôi chưa hề xưng tên mình cho hắn biết. Tôi đoán hẳn là bố tôi lại đã đem kể một trong những giai thoại làm chúng tôi ngượng chín người, trong khi ông thấy làm thế chứng tỏ rằng ông yêu quý các con. Ông thuộc giới các ông bố hay giữ ảnh chụp con trần truồng lúc mới lên ba đứng trong phòng tắm, ở tầng trệt vốn dành cho khách khứa. Ông có ảnh chụp Lindsey, em gái tôi, như thế thật – lạy Chúa. Phần tôi ít ra cũng đã thoát được cái cảnh xấu hổ đến muốn độn thổ ấy. Thế nhưng ông rất thích kể câu chuyện hồi Lindsey mới sinh, tôi ghen với nó đến nỗi một hôm nhân lúc bố mải điện thoại trong phòng bên, tôi mò xuống đi văng – ông thấy được tôi từ chỗ đang đứng – tìm cách tè lên đầu Lindsey đang nằm trong chiếc nôi có quai xách. Lần nào ông kể chuyện này tôi đều thấy bẽ mặt vô cùng, dù là kể cho ông mục sư giáo xứ hay với bà hàng xóm Stead vốn là chuyên viên trị liệu tâm lý, mong bà cho biết ý kiến, hay với bất kỳ ai từng bảo ông “Susie gan lắm đấy!”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button