Văn học nước ngoài

Hiệp Sĩ Sainte-Hermine

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alexandre Dumas

Download sách Hiệp Sĩ Sainte-Hermine ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Năm 2005, một cơn sốt dâng lên tại Pháp và trên toàn thế giới như ở các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga về sự xuất hiện của bộ tiểu thuyết cuối cùng của Alexandre Dumas với 1230 trang, 118 chương: Hiệp sĩ Sainte-Hermine (Tên nguyên tác là Le chevalier de Saite-Hermine). Cuốn sách đã được lãng quên trong thư viện quốc gia Pháp suốt 135 năm trước khi được đưa ra với công chúng.

Hiệp sĩ Sainte-Hermine lần đầu được đăng nhiều kỳ trên một tờ báo của Pháp nhưng vẫn chưa hoàn tất khi Dumas mất năm 1870. Ông Claude Schoppe, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về Alexandre Dumas đã phát hiện ra cuốn sách và ông đã viết thêm ba chương cuối để hoàn tất tác phẩm.

Khi xuất hiện trước công chúng, cuốn sách được đánh giá là “hay đến mức không thể tả nổi”. Sở dĩ cuốn sách hấp dẫn như vậy là một phần nhờ vào nguồn tư liệu dồi dào về lịch sử mà Dumas đã dày công sưu tầm.

Trên bối cảnh của cuộc cách mạng Pháp, cuốn tiểu thuyết đề cập đến sự lựa chọn đầy khó khăn của một nhà quí tộc giữa tư tưởng bảo hoàng và sự ngưỡng mộ cá nhân đối với Napoléon.

– Thế là chúng ta đã ở trong điện Tuileries – Tổng tài thứ nhất Bonaparte nói với thư ký Boumerine khi họ đi vào cung điện nơi vua Louis XVI từng dừng chân lần cuối trên chặng đường giữa Versailles và giá treo cổ – phải cố mà trụ lại đây.

Những lời định mệnh ấy được thốt ra vào khoảng bốn giờ chiều ngày 30 Pluviose năm thứ VIII theo lịch Cách mạng cũ (tức 19 tháng Giêng năm 1800).

Như chúng ta còn nhớ, đúng ngày này một năm sau là ngày ra đời tiếp phần “Quân Trắng và Quân Xanh” của tôi, câu chuyện kết thúc bằng cuộc chạy trốn của tướng Pichegru de Sinnamary và cuốn tiểu thuyết ” Đồng đảng Jéhu” có kết thúc là cuộc hành quyết Ribier, Jahias, Valensolles và Sainte-Hermine.

Trong tác phẩm, khi Bonaparte vẫn còn là tướng quân, chúng ta đã tạm chia tay nhân vật này vào lúc ông ta đặt chân về đất Pháp sau cuộc viễn chinh Ai Cập. Từ ngày 24 Vendémiaire năm thứ VII (tức 16 tháng Mười năm 1799) đến lúc này, nhân vật ấy đã làm nên không ít chuyện.

Trước tiên phải kể đến cuộc đảo chính ngày 18 Boumaire, lúc đầu sự kiện này bị chỉ trích nhiều nhưng cho đến giờ, đây lại là sự kiện đáng lưu lại hậu thế. Kế đến là chuyến vượt dãy Alpes như Annibal và vua Charlemagne, rồi nhờ Desaix và Kellermann giúp, Bonaparte đã chiếm lại được chiến trận Marengo mà ông đã để mất. Sau đó, ông ký hiệp ước hoà bình Lunéville (Hiệp ước Lunéville thừa nhận nước Pháp sở hữu Bỉ, tả ngạn sông Rhin và bảo hộ cho nền độc lập các rước cộng hoà Batave, Helvétique, Cisalpine và Ligurienne). Cuối cùng là lập lại cách gọi phu nhân. Trước chế độ Cộng hoà, phụ nữ quý tộc được gọi là phu nhân. Trong thời kỳ cách mạng đổi cách gọi là nữ công dân. Napoléon khôi phục cách gọi phu nhân như trước vào hôm ông cho David đặt tượng Brutus tại điện Tuileries. Bây giờ những người cứng đầu tuy còn gọi đàn ông là nam công dân, song chỉ còn kẻ thô lỗ và vô giáo dục mới gọi phụ nữ là nữ công dân. Lẽ dĩ nhiên, chỉ những ai xứng đáng mới được đặt chân vào điện Tuileries.

Giờ đây, chúng ta đang ở ngày 30 tháng Pluviôse năm thứ IX (tức ngày 19 tháng Giêng năm 1801) trong cung điện của nhà Tổng tài thứ nhất Bonaparte – Cung điện Tuileries.

Từ căn phòng chứng kiến quá nhiều sự kiện này, tôi sẽ dùng hết khả năng để chuyển tới những ai đã sống ở hai phần ba thế kỷ này chân dung một con người huyền thoại, một người không chỉ mải lo tính cho sự thay đổi của nước Pháp mà còn lo tính đến sự quay đảo của thế giới. Đó là căn phòng rộng màu trắng đan xen những đường kẻ vàng, trong phòng kê hai chiếc bàn.

Một chiếc rất đẹp dành cho ngài Tổng tài thứ nhất. Ông đang ngồi ở đó, quay lưng về phía lò sưởi, cửa sổ phía bên phải. Đứng cạnh ông, cùng phía bên phải là Duroc, người cộng sự tin cẩn trên chiến trường suốt bốn năm qua của ông. Từ phòng này người ta cũng có thể đi thẳng đến phòng của Landoire, người phục vụ khiến ngài Tổng tài rất ưng ý, và các phòng lớn khác nhìn ra sân.

Vị Tổng tài thứ nhất ấy đang ngồi trên một chiếc ghế bành bọc đệm hình sư tử, tay xoay qua xoay lại con dao nhíp mãi không thôi. Trước mặt ông là một giá sách khổng lồ xếp không biết cơ man nào là bản đồ. Chệch về phía bên phải một chút, cạnh giá sách là cánh cửa thứ hai của căn phòng. Qua cánh cửa ấy là một phòng ngủ sang trọng, kế đến là một phòng khách. Trên trần nhà, hoạ sĩ Le Brun đã vẽ hình Louis XIV trong trang phục vô cùng lộng lẫy. Một tay hoạ sĩ khác, chắc chắn kém tài hơn người đầu tiên, nhưng lại tỏ ra thương tình trang trí cho bộ trang phục của nhà vua hình ảnh lá cờ ba màu khiến Bonaparte càng có lý khi nói với những người đến thăm: “Đám người phe Quốc ước này thật ngốc?” Đối diện với lối giao nhau duy nhất đang chiếu sáng cả căn phòng là một phòng thay đồ. Nó chẳng khác gì một phòng nguyện của Marie de Médicis. Căn phòng này có một cầu thang dẫn đến phòng ngủ của quý bà Bonaparte dưới tầng trệt.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button