Văn học nước ngoài

Hernani

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Victor Hugo

Download sách Hernani ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Vichto Huygô (1802 – 1885) là cây đại thụ của chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã toả bóng gần khắp thế kỷ trước. Tên tuổi của ông gắn liền với những tập thơ nổi tiếng Lá thu, Tiếng hát buổi hoàng hôn, Trừng phạt, Mặc tưởng, Truyền kỳ các thời đại… và với nhiều bộ tiểu thuyết quen thuộc Nhà thờ Đức Bà Pari, Những người khốn khổ, Chín mươi ba… Tuy nhiên, ông còn là nhà soạn kịch và ta không thể nói đến kịch lãng mạn của thế kỷ XIX mà không nhắc đến Huygô.
Sáng tác kịch của Huygô thu gọn vào trong một khoảng thời gian tương đối hẹp: mười vở từ 1827 đến 1843 tức là vào những năm cuối cùng của thời kỳ Trung hưng (1815 – 1830)và kéo dài gần hết thời kỳ Quân chủ tư sản (1830 – 1848) ở pháp: Amy Rôpxa (1827), Crômoen (1827), Hecnani (1830), Mariông Đơlormơ (1831), Nhà vua vui chơi (1832), Luycrex Borgia (8133), Mari Tuydo (1833), Ănggielô (1835), Ruy Blax (1838). Những người Buyêcgravơ (1843).Bốn chục năm sau ông mới lại viết Torcơmadda (1882).Vở thứ mười hai: Những anh em sinh đôi,chưa hoàn thành.
Kịch của Huygô góp phần quan trọng vào sự chiến thắng của kịch lãng mạn trong thời đại bấy giờ, và khá đa dạng. Mỗi vở đi vào những chủ đề, đề tài khác nhau, đưa khán giả đến những xứ sở và thời đại không giống nhau, đồng thời còn khác nhau cả về một số đặc điểm hình thức.
Kịch đã từng có một thời kỳ hoàng kim với chủ nghĩa cổ điển ở Pháp trong thế kỷ XVII, với các bi kịch của các Cornây, Raxin, các hài kịch của Môlie. Kịch cổ điển đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa tiến bộ trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Bước sang thế kỷ XIX, tinh thần thời đại đã hoàn toàn thay đổi, khác rất xa với thế kỷ cổ điển của Lui XIV. Tính chất hài hoà, cân đối với quy tắc ba duy nhất và sự phân chia ranh giới rạch ròi giữa bi kịch và hài kịch không còn phù hợp với những tâm hồn lãng mạn đương muốn thoát ra khỏi cuộc sống tư sản tầm thường ở đó mọi thứ đều như bị trật khớp, họ không thể thích nghi nổi.
Hoàn cảnh mới đòi hỏi một sân khấu mới. Kịch lãng mạn ra đời. Đây không phải chỉ là sự đổi mới về nội dung mà cả về hình thức thể loại, đổi mới từ kịch bản đến việc dàn dựng và diễn xuất ở nhà hát. Một thể loại mới được khẳng định: kịch đram lãng mạn, gắn liền với tên tuổi của Huygô. Crômoen là vở kịch nổi tiếng đầu tiên của ông, rút ra từ Những hồi ký về Cách mạng Anh của Ghidô, với khung cảnh nước Anh năm 1657. Nhân vật chính là Crômoen, lãnh tụ của cách mạng tư sản, lúc này đã đạt đến uy quyền tột đỉnh và đương ôm ấp mộng đế vương. Với năm hồi, gần bẩy ngàn câu thơ, hơn sáu chục nhân vật, chưa kể hàng loạt nhân vật phụ không có tên, nếu đem diễn sẽ kéo dài trên mười tiếng đồng hồ. Crômoen không thích hợp với sân khấu. Tác phẩm này chủ yếu chỉ là nơi để nhà văn tuôn trào ra đầu ngọn bút những suy nghĩ sôi sục ấp ủ trong đầu, những nhiệt tình cuồn cuộn làm căng từng đường gân thớ thịt. Mở đầu vở Crômoen là một bài tựa cũng vượt ra ngoài mọi khuôn khổ, xét về độ dài cũng như về nội dung ý nghĩa của nó. Tựa Crômoen trở thành bản tuyên ngôn của kịch đram, đồng thời cũng được xem như cương lĩnh của chủ nghĩa lãng mạn nói chung. Tựa Crômoen xuất hiện chẳng khác nào cuộc bùng nổ năm 1793 của cao trào Cách mạng Pháp như chính tác giả đã nhận xét.
Trong Tựa Crômoen, tác giả chỉ ra rằng tự nhiên cũng như xã hội không phải chỉ phô bày toàn những cái chân, thiện, mỹ; trái lại, cái xấu tồn tại bên cạnh cái đẹp, cái ác bên cạnh cái thiện, cái xấu xí bên cạnh cái cao nhã, bóng tối bên cạnh ánh sáng. Văn học phải phản ánh toàn vẹn những mặt tương phản ấy trong cuộc sống. Và kịch đram đáp ứng được yêu cầu này, nó phù hợp với tâm trạng chán ghét của các nhà văn tiến bộ trước thực tại xã hội dưới thời quân chủ Buôcbông và quân chủ Lui Philip.Tựa Crômoen đả phá việc phân chia nghệ thuật một cách võ đoán thành các loại hình cao và thấp, không thừa nhận cái ranh giới cứng nhắc giữa bi kịch và hài kịch.
Bi kịch và hài kịch cổ điển phải nhường chỗ cho kịch đram “Kịch đram nhào lẫn cái thô kệch và cái trác việt, cái khủng kiếp và cái hài hước, bi kịch và hài kịch đram… là đặc tính của văn chương hiện nay”.
Đặc điểm quan trọng khác của kịch đram được Huygô nêu lên khá cặn kẽ trong Tựa Crômoen là sự phá bỏ các quy tắc duy nhất về địa điểm và duy nhất về thời gian lâu nay vẫn là kỷ cương trong kịch trường của chủ nghĩa cổ điển. Với Tựa Crômoen, những đặc trưng của kịch đram được hệ thống hoá và được nâng lên thành nguyên tắc.
Một trong những nguyên nhân chính tạo nên sức hấp dẫn của kịch đối với các nhà lãng mạn là nghệ thuật tự do. Mọi thứ dây rợ ràng buộc đôi cánh của ngòi bút và của tâm hồn tác giả đều phải đập phá. Mọi kiểu lồng giam hãm nghệ thuật đều bị bẻ nát dù đó là lồng sơn son thếp vàng. Không có quy tắc trong kịch. Không có cả quy tắc trong thơ.
Câu thơ tự do thay thế cho câu thơ alêc xăngđranh[1] cân đối, nghiêm ngặt. Huygô và các nhà lãng mạn không thích nghi nổi với thời đại tư sản. Tâm hồn khao khát vươn lên trời cao của họ luôn luôn bị vít xuống mảnh đất “trần tục”, nơi đó ngự trị thế lực kim tiền. Họ cảm thấy thân phận của mình như những chim trời bị buộc lông trói cánh trong sân nuôi gà vịt. Họ bị tù túng. Họ khao khát tự do. Những tâm hồn ấy làm sao có thể đi đôi được với “trật tự”, hoà hợp được với quy tắc cổ điển!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button