Văn học nước ngoài

Hảo Nữ Trung Hoa

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hân Nhiên

Download sách Hảo Nữ Trung Hoa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chín giờ tối ngày 3 tháng Mười một năm 1999, tôi đang trên đường về nhà sau buổi dạy tối ở Khoa Phương Đông và Châu Phi thuộc Đại Học Luân Đôn. Khi ra khỏi ga tàu điện ngầm Stamford Brook bước vào bóng tối của đêm thu, tôi nghe thấy có tiếng động hối hả ở phía sau. Tôi chưa kịp phản ứng thì đã có ai đó đập mạnh vào đầu và đẩy tôi ngã nhào xuống đường. Theo bản năng, tôi nắm chặt lấy chiếc túi xách đang đựng bản duy nhất của bản thảo tôi mới hoàn thành. Nhưng kẻ tấn công kia vẫn không bỏ cuộc.

“Đưa tao cái túi,” hắn liên tục hét lên.

Tôi chống trả với sức mạnh mà tôi chưa từng nghĩ mình lại có. Trong bóng tối, tôi không thấy một ai. Tôi chỉ biết rằng mình đang chiến đấu với hai bàn tay khỏe mạnh và còn vô hình. Tôi gắng tự vệ đồng thời đá vào chỗ mà tôi nghĩ có lẽ là háng của hắn. Hắn đá lại và tôi cảm thấy đau nhói ở lưng và cẳng chân, và vị mằn mặn của máu trong miệng.

Những người đi ngang bắt đầu chạy về phía chúng tôi và hét lên. Một đám đông giận dữ nhanh chóng vây lấy gã đàn ông. Khi loạng choạng đứng lên, tôi thấy hắn cao hơn mét tám.

Sau đó, cảnh sát hỏi tôi tại sao lại liều mạng chống trả chỉ vì một chiếc túi xách.

Run rẩy và đau đớn, tôi giải thích, “Tôi để cuốn sách của mình trong đó.”

“Một cuốn sách?” viên cảnh sát kêu lên. “Chẳng lẽ một cuốn sách còn quan trọng hơn mạng sống của cô sao?”

Đương nhiên là tính mạng quan trọng hơn cuốn sách rồi. Nhưng ở nhiều khía cạnh, cuốn sách đó chính là mạng sống của tôi. Nó là lời chứng về cuộc sống của người phụ nữ Trung Quốc, là kết tinh của nhiều năm làm việc với tư cách nhà báo của tôi. Tôi biết mình đã thật dại dột: Nếu bị mất bản thảo, tôi vẫn có thể cố viết lại được. Tuy nhiên, tôi không dám chắc mình có thể vượt qua được những cảm xúc cực độ trào dâng lên khi tôi viết lại cuốn sách hay không. Trải nghiệm lại câu chuyện của những người phụ nữ tôi từng gặp quả là đau đớn, song sắp xếp các ký ức và tìm ra ngôn từ thích đáng để viết còn khó hơn. Khi chiến đấu để giữ bằng được chiếc túi, tôi đang bảo vệ cho những cảm xúc của mình và của những người phụ nữ Trung Quốc. Cuốn sách là kết quả của quá nhiều điều một khi mất đi sẽ không bao giờ có thể tìm lại. Khi bước vào ký ức của mình, bạn đang mở ra một cánh cửa dẫn tới quá khứ; con đường trong đó có rất nhiều ngã rẽ và mỗi lần đi lại là một lộ trình khác nhau.

Một sớm mùa xuân năm 1989, tôi ngồi trên chiếc xe đạp hiệu Phi Cáp rong ruổi qua các con phố Nam Kinh, mơ màng nghĩ đến Phan Phan, con trai tôi. Búp chồi xanh non trên cây cối, hơi sương mù mịt bao phủ những người đạp xe khác, những chiếc khăn lụa phụ nữ phấp phới bay trong gió xuân, tất cả hòa vào ý nghĩ của tôi về con trai. Tôi đã một mình nuôi nấng nó, không có sự trợ giúp của người đàn ông, và thật không dễ gì để chăm sóc thằng bé trong khi vẫn phải làm việc. Dù thế, bất kể tôi đi đâu, xa hay gần, kể cả trong cuốc xe gấp gáp đến chỗ làm, thằng bé vẫn song hành bên tôi trong tâm tưởng và tiếp thêm lòng can đảm cho tôi.

“Này, người dẫn chương trình nổi tiếng, để ý xem cô đang đi đâu đấy nhé,” một đồng nghiệp kêu lên khi tôi tất tả bước vào khu liên hợp đài phát thanh và truyền hình – nơi tôi làm việc.

Hai công an có vũ khí đứng ở cổng. Tôi xuất trình giấy thông hành. Khi vào trong, tôi sẽ phải chạm mặt mấy người bảo vệ có vũ trang khác nữa tại cửa ra vào văn phòng và phòng thu. An ninh ở đài cực kỳ nghiêm ngặt và các nhân viên luôn cảnh giác với cánh bảo vệ. Người ta kháo nhau rằng đã có một tay tân binh ngủ gật trong phiên gác đêm và bị kích động đến mức giết chết người đồng chí đã đánh thức anh ta dậy.

Phòng làm việc của tôi nằm trên tầng mười sáu của tòa nhà hai mươi mốt tầng hiện đại và gớm guốc đó. Tôi thích đi cầu thang bộ hơn là liều lĩnh đi bằng cái thang máy chẳng biết đường nào mà lần, vốn thường xuyên trở chứng. Khi tới bàn làm việc, tôi mới nhận ra mình đã để quên chìa khóa xe đạp trong ổ khóa. Thông cảm với tôi, một đồng nghiệp đề nghị sẽ gọi điện xuống chỗ người gác cổng hộ tôi. Việc đó không dễ dàng lắm vì hồi đó nhân viên bình thường chưa có điện thoại riêng và người đồng nghiệp của tôi đã phải đi tới phòng của trưởng ban để gọi điện. Cuối cùng, có người mang lên cho tôi chìa khóa cùng với đám thư từ. Giữa đống thư từ ngồn ngộn, có một bức thư đập vào mắt tôi ngay lập tức: Chiếc phong bì được làm từ bìa một cuốn sách, trên đó có dán một chiếc lông gà. Theo truyền thống của người Trung Quốc, chiếc lông gà là dấu hiệu của một tình huống quẫn bách.

Lá thư là của một cậu bé, được gửi từ một ngôi làng cách Nam Kinh chừng 250 cây số.

Cô Hân Nhiên rất mực kính mến!

Cháu đã lắng nghe tất cả các chương trình của cô. Thực ra, mọi người trong làng cháu đều thích nghe cả. Nhưng cháu không viết thư để nói với cô là chương trình của cô hay đến thế nào; cháu viết thư này để kể với cô một bí mật.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button