Văn học nước ngoài

Hải Trình Kon Tiki

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :   Thor Heyerdahl

Download sách Hải Trình Kon Tiki ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đôi khi ta tự thấy mình ở trong một hoàn cảnh kỳ quặc và dần dần bị lôi cuốn một cách tự nhiên vào hoàn cảnh đó. Nhưng khi đã lao sâu vào bất chợt ta không khỏi ngạc nhiên và vấn đề đặt ra là tìm hiểu vì sao sự việc đã diễn ra lạ lùng đến như vậy. Chẳng hạn, nếu anh đi trên một cái bè với một con vẹt và năm bạn đồng hành, thế nào cũng có lần anh thức giấc trong một buổi sáng đẹp trời, giữa biển cả mênh mông, có thể sảng khoái hơn thường lệ và anh trầm ngâm suy nghĩ. Chính trong một buổi sớm mai đó, trong quyển nhật ký còn ẩm hơi sương của tàu biển, tôi đã ghi lại: “17 tháng 5, ngày độc lập của Na Uy. Biển mênh mông. Gió lộng. Hôm nay phiên tôi làm cấp dưỡng và bắt được bảy con cá bay nằm trong khoang bè, một con mực trên nóc ca-bin và một con cá lạ ở trong túi ngủ của Toóc-xten”.

Đến đây tôi ngừng bút và vài ý nghĩ thoáng qua trong óc: “Cái ngày 17 tháng 5 này mới kỳ quặc làm sao! Một cuộc sống bất thường về mọi mặt. Câu chuyện bắt đầu như thế nào nhỉ?”. Quay sang trái, trước mắt tôi biển xanh bao la với những đợt sóng tung bọt trắng xóa cuồn cuộn đuổi theo nhau không ngừng về phía chân trời xa tít mù tắp như đang chạy trốn. Quay sang phải, trong ca-bin, một anh chàng nằm ngửa, râu ria lởm chởm đang đọc Gớt. Những ngón chân anh ta khoan khoái thọc vào khe mái bằng tre thưa thớt của chiếc ca-bin chật hẹp, nơi ở chung của chúng tôi. Lấy chân gạt con vẹt xanh lăm le đậu lên quyển nhật ký, tôi gọi:

– Này Ben. Nói có trời, cậu có thể cho mình biết cái gì đã thúc đẩy chúng ta tiến hành công việc này không?

Anh chàng hạ quyển sách của Gớt xuống dưới bộ râu cằm hung hung vàng óng và trả lời:

– Rõ chán! Cậu biết điều đó hơn mình vì chính cậu là người đề xuất ý kiến đáng nguyền rủa đó. Nhưng dù sao mình vẫn cho ý kiến đó thật là tuyệt.

Đưa ngón chân lên cao hơn, trên khe nẹp của mái ca-bin, anh ta lại bình thản đọc tiếp tác phẩm của Gớt. Phía trước ca-bin, trên mặt sàn bằng tre, ba bạn khác đang làm việc dưới ánh nắng như thiêu như đốt. Họ đều mình trần, da sạm nắng, râu rậm, lưng nhễ nhại mồ hôi. Họ có vẻ như chưa bao giờ làm việc nào khác hơn là lênh đênh trên một cái bè theo hướng tây vượt qua Thái Bình Dương. E-rích, tay cầm loại thước đo các vì sao để biết hướng đi (còn gọi là thước lục phân) và một bó giấy, bò vào ca-bin.

– Chúng ta đang ở vị trí kinh tuyến 98 độ 46 phút tây, 2 phút nam. Các cậu ơi! Như vậy là hành trình của chúng ta ngày hôm qua đi khá đấy chứ!

Cầm cây bút chì của tôi, E-rích vẽ lên bản đồ treo trên vách tre một vòng tròn nhỏ, cuối một chuỗi 19 vòng tròn nhỏ khác tạo thành một đường cong mà điểm xuất phát là Ca-lao, hải cảng của Pê-ru. Héc-man, Nút và Toóc-xten cùng bò vào để quan sát vòng tròn nhỏ mới vẽ. Hình tròn này so với hình tròn trước cho thấy chúng tôi đã tiến gần những đảo của Thái Bình Dương được bốn mươi hải lý.

– Các cậu xem này! Giờ đây chúng ta cách bờ biển Pê-ru 1570 km.

Héc-man kiêu hãnh nói. Nút nhận xét một cách có lý:

– Chúng ta còn phải vượt 6430 km nữa để tới những hòn đảo gần nhất.

Toóc-xten thêm vào:

– Nói cho thật chính xác chúng ta đang ở cách đáy biển 5000 mét và ở dưới mặt trăng bằng một số sải tay.

Bây giờ chúng tôi đều rõ hiện đang ở vị trí nào trên biển và tôi có thể tự hỏi mình tại sao tại sao chúng tôi lại ở đây. Con vẹt xanh ít chú ý điều đó. Điều nó thích thú là được đậu trên quyển nhật ký. Trong khi đó, biển vẫn trải tròn mênh mông bao la khoảng trời. Màu xanh nước biển như chọi với màu xanh của trời. Phải chăng có thể mọi việc đã bắt đầu vào mùa đông trước tại văn phòng một viện bảo tàng ở Niu-oóc hay có thể là mười năm trước nữa trên một hòn đảo nhỏ của quần đảo Mác-ki-dơ nằm giữa Thái Bình Dương. Nếu như gió mùa đông bắc đẩy chúng tôi quá về hướng nam, biết đâu chúng tôi sẽ cập bến hòn đảo nhỏ ấy hay về phía đảo Ta-hi-ti và quần đảo Tu-a-mô-tu. Tôi hình dung lại rất rõ hòn đảo nhỏ với những dãy núi màu xám xịt lởm chởm với rừng xanh tỏa theo sườn núi đến tận biển và những hàng dừa mảnh dẻ trên bờ biển đang đu đưa trong gió. Hòn đảo nhỏ đó là Pha-tuy-hi-va. Từ đảo đó đến chỗ chúng tôi đang lênh đênh trong không gian không có đất liền này ít nhất cũng hàng nghìn hải lý. Trong óc đã gợi lại hình ảnh thung lũng nhỏ hẹp U-i-a, nơi nó tỏa ra biển cả và nhớ rất rõ mỗi buổi chiều từ bãi biển hoang vu, chúng tôi ngồi ngắm đại dương bao la vô tận ấy như thế nào. Hồi ấy, tôi cùng đi với vợ tôi chứ không chung đụng với lũ quỉ rậm râu như ngày nay. Chúng tôi sưu tầm đủ loại động vật, những tượng quí và những di tích khác của một nền văn hóa thời cổ xưa đã suy tàn. Đặc biệt tôi nhớ lại một buổi tối và không thể tin rằng thế giới văn minh hình như là hư ảo và xa lạ; chúng tôi đã sống gần một năm trên đảo mà chỉ có chúng tôi duy nhất là người da trắng. Tự nguyện từ bỏ mọi lợi ích và nỗi đau khổ của cuộc sống văn minh, chúng tôi sống trên một cái chòi do chúng tôi tự làm dưới bóng những rặng dừa trên bờ biển, sinh sống bằng những thứ mà rừng nhiệt đới và Thái Bình Dương có thể cung cấp cho chúng tôi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button