Văn học nước ngoài

Eun-Kyo: Bởi Vì Đau Nên Mới Là Yêu

eun-kyo-boi-vi-dau-nen-moi-la-yeu-park-bum-shin1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Park Bum Shin

Download sách Eun-Kyo Bởi Vì Đau Nên Mới Là Yêu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi nhìn không rõ nữa, nếu không có cặp kính đặc biệt có lẽ bài viết này cũng không thể viết được. Tôi gần mù mất rồi, phải cố gắng lắm mới nhìn thấy chiếc điện thoại để trên bàn đọc sách. Cô bé không còn ở khu đó nữa mà chắc đang ở một nơi rất xa. Giờ chắc cũng đang cùng chúng bạn hòa mình trong đám người đang hò reo quanh tháp chuông Bonsin-gak. Điều khiển đặt bên cạnh giường, chỉ khoảng mười bước chân mà thôi. Tôi cố hết sức lết tới, nhưng chưa được một bước đã đổ rầm cả người xuống. Dù đã kịp vớ được thành ghế, nhưng cũng vô dụng, cái ghế cũng đổ nhào theo tôi. Tôi giờ chỉ còn nắm xương khô, hình như đoạn xương nào trên đùi bị gãy thì phải. Tôi thở phì phò lết trên sàn nhà đến phòng ngủ, đưa tay mò mẫm một hồi, khó khăn lắm mới túm được cái điều khiển. Hoạt náo viên đang khuấy động không khí nơi đó, hồ hởi nói đây là tiếng chuông cuối cùng. Khắp màn hình ti vi là bóng dáng nhộn nhịp của mọi người đang tràn khắp phố. Dù tôi chỉ có thể nhìn thấy mờ mờ đường viền ánh sáng của màn hình, nhưng tôi cũng có thể cảm giác vậy. Tiếng pháo hoa và tiếng hò reo cùng ồn ào khiến tôi điên tiết, lập tức bặm môi nhấn nút tắt, rồi vứt luôn nó vào góc phòng.

Tĩnh mịch.

Tôi bò về bàn làm việc, viết lại: Đầu mùa hạ năm 2009 − Tôi sẽ chết. Tôi tin chắc như thế. Lẽ nào chẳng phải? Mà cũng có khi trước khi mùa đông đến tôi đã chết rồi cũng nên.

Sáng mai, bác sĩ và xe cứu thương sẽ đến. Tôi không cố chấp nữa, mà đã quyết định đi bệnh viện, bởi tôi và tay bác sĩ sáng nay đến có một sự hiểu ngầm lẫn nhau. Xét từ lập trường của tôi, đọc hiểu ánh mắt của bác sĩ quả thật là điều dễ như trở bàn tay. Tôi đưa mắt nhìn ra vườn nói: “Đây là cây hoa mai được trồng mùa xuân năm ngoái.” Nhưng tay bác sĩ đó lại nói: “Hình như tuyết sắp rơi.” Tôi có thể nghe rõ tiếng lòng của tay bác sĩ: “Ông già ơi, e là ông không thể ngắm hoa của nó rồi.” Chúng tôi đã cùng nhau thống nhất một hiệp định không lời. Tôi cũng tin chắc cái chết của mình đang đến rất gần, đó là ý nghĩ của tay bác sĩ và cũng là một kết cục mà tôi vô cùng trông đợi. Bệnh tiểu đường dẫn đến nhiều biến chứng, thêm vào đó là nhiều nốt sưng đỏ chạy dọc cơ thể trong thời gian ngắn. Bởi tôi chỉ chấp nhận dùng thuốc giảm đau, cự tuyệt các phương pháp trị liệu khác, vì thế các khối u nhanh chóng phát tán, lập hang đóng ổ kiên cố trong người tôi, giày vò tôi tùy hứng. Hơn nữa, tôi lại còn tiếp tục uống rượu, mà rượu thì khác gì thuốc độc.

Dù sao thì tôi cũng không thể sống đến lúc cây mai nở hoa. Chắc chắn là thế.

Đi bệnh viện cũng không hẳn để trị liệu, mà để chết. Đương nhiên tôi vẫn từ chối tất cả phương pháp trị liệu như trước, chỉ là tôi không muốn chết một mình tại nơi này. Những cây tùng xung quanh nhà vẫn sừng sững rậm rạp giữa mùa đông khắc nghiệt. Chúng đều già cỗi và nhiều tuổi hơn tôi. Trước vì thích những hàng cây tùng đó nên tôi mới đến ở căn nhà này, nhưng giờ sao tôi lại chán ghét loài cây này đến thế. Sao chúng không chịu héo tàn nhỉ? Những gốc tùng giờ chắc đã len lỏi xung quanh căn nhà. Điều đó khiến tôi cảm thấy khó thở. Chỉ cần nghĩ đến những cây tùng đó dần tiến lại chèn ép tôi đến chết là cảm thấy sợ khủng khiếp, huống hồ tôi còn không biết những cơn đau khủng khiếp sẽ bất thình lình đến vào lúc nào nữa. Đó là những cơn đau đớn đến rách tim, lìa phổi đấy.

Giờ rượu cũng không giải quyết được vấn đề, tôi phải đối diện với cơn đau khủng khiếp đó. Thôi thì đến bệnh viện để có thể đau lúc nào thì tiêm giảm đau lúc đó vậy, dù sao được rời xa thế giới này trong vòng vây của những cô y tá vẫn tốt hơn nhiều. Nếu chẳng may gặp được một cô y tá nhẹ tay một chút thì càng tuyệt.

Tối nay, khi viết xong đoạn văn này, tôi sẽ niêm phong nó thật kỹ. Di thư tôi cũng đã viết riêng, vì thế ngày mai có lẽ tôi sẽ an tâm giao cái mạng già này cho các cô y tá ở bệnh viện. Dù sao thì bệnh viện cũng là con đường đi đến cái chết một cách phổ biến nhất.

Di thư đã viết xong.

Nội dung di thư đại khái là thế này: 1. Đoàn thể văn học do tôi từng là Ủy viên sáng lập sẽ quyết định số phận căn nhà này cùng tất cả những đồ vật bên trong. 2. Sau khi tôi chết, tất cả nhuận bút của tôi sẽ được giao cho Han Eun-kyo. 3. Những tài sản còn lại sẽ do một người họ hàng duy nhất của tôi thừa kế. 4. Cuốn hồi ký đã được niêm phong kỹ lưỡng này chỉ được phép mở công khai sau khi tôi chết tròn một năm. 5. Tất cả những vấn đề này đều được ủy thác cho luật sư Kyu xử lý. Ông ấy cũng là người tôi tin tưởng nhất, là người bạn tâm giao và cũng là một nhà thơ đàn em của tôi… Di thư của tôi chỉ có vậy.

Đồng thời, tôi cũng nói rõ, tất cả những ghi chép trong cuốn hồi ký này đều là sự thật, không hề thêm thắt hay cắt xén điều gì.

À, có một vấn đề, đó là: Tôi yêu Han Eun-kyo.

ĐỌC THỬ

Bút ký thi nhân

Nhà thơ Lee Joek-yo

Đầu mùa hạ năm 2009 − Tôi sẽ chết. Tôi tin chắc như thế. Lẽ nào chẳng phải? Mà cũng có khi trước khi mùa đông đến tôi đã chết rồi cũng nên.

Hiện tại là ngày cuối cùng của tháng Chạp năm 2008. Không, là ngày đầu tiên của năm mới 2009 chứ. Trên ti vi vọng ra tiếng chuông Bosin-gak(1) báo hiệu thời khắc giao thừa. Ti vi đặt trong phòng sách cạnh phòng ngủ. Tiếng người ồn ào huyên náo xen kẽ trong tiếng chuông ngân thật khiến người ta khó chịu. Tôi muốn tắt nó đi ngay lập tức, nhưng điều khiển hình như lại trong phòng ngủ. Hai gian phòng chỉ cách nhau cánh cửa đẩy cũ kỹ nhưng tôi lại không hề muốn bước đến đó một chút nào.

Gọi Eun-kyo lần cuối vậy!

Tôi nhìn không rõ nữa, nếu không có cặp kính đặc biệt có lẽ bài viết này cũng không thể viết được. Tôi gần mù mất rồi, phải cố gắng lắm mới nhìn thấy chiếc điện thoại để trên bàn đọc sách. Cô bé không còn ở khu đó nữa mà chắc đang ở một nơi rất xa. Giờ chắc cũng đang cùng chúng bạn hòa mình trong đám người đang hò reo quanh tháp chuông Bonsin-gak. Điều khiển đặt bên cạnh giường, chỉ khoảng mười bước chân mà thôi. Tôi cố hết sức lết tới, nhưng chưa được một bước đã đổ rầm cả người xuống. Dù đã kịp vớ được thành ghế, nhưng cũng vô dụng, cái ghế cũng đổ nhào theo tôi. Tôi giờ chỉ còn nắm xương khô, hình như đoạn xương nào trên đùi bị gãy thì phải. Tôi thở phì phò lết trên sàn nhà đến phòng ngủ, đưa tay mò mẫm một hồi, khó khăn lắm mới túm được cái điều khiển. Hoạt náo viên đang khuấy động không khí nơi đó, hồ hởi nói đây là tiếng chuông cuối cùng. Khắp màn hình ti vi là bóng dáng nhộn nhịp của mọi người đang tràn khắp phố. Dù tôi chỉ có thể nhìn thấy mờ mờ đường viền ánh sáng của màn hình, nhưng tôi cũng có thể cảm giác vậy. Tiếng pháo hoa và tiếng hò reo cùng ồn ào khiến tôi điên tiết, lập tức bặm môi nhấn nút tắt, rồi vứt luôn nó vào góc phòng.

Tĩnh mịch.

Tôi bò về bàn làm việc, viết lại: Đầu mùa hạ năm 2009 − Tôi sẽ chết. Tôi tin chắc như thế. Lẽ nào chẳng phải? Mà cũng có khi trước khi mùa đông đến tôi đã chết rồi cũng nên.

Sáng mai, bác sĩ và xe cứu thương sẽ đến. Tôi không cố chấp nữa, mà đã quyết định đi bệnh viện, bởi tôi và tay bác sĩ sáng nay đến có một sự hiểu ngầm lẫn nhau. Xét từ lập trường của tôi, đọc hiểu ánh mắt của bác sĩ quả thật là điều dễ như trở bàn tay. Tôi đưa mắt nhìn ra vườn nói: “Đây là cây hoa mai được trồng mùa xuân năm ngoái.” Nhưng tay bác sĩ đó lại nói: “Hình như tuyết sắp rơi.” Tôi có thể nghe rõ tiếng lòng của tay bác sĩ: “Ông già ơi, e là ông không thể ngắm hoa của nó rồi.” Chúng tôi đã cùng nhau thống nhất một hiệp định không lời. Tôi cũng tin chắc cái chết của mình đang đến rất gần, đó là ý nghĩ của tay bác sĩ và cũng là một kết cục mà tôi vô cùng trông đợi. Bệnh tiểu đường dẫn đến nhiều biến chứng, thêm vào đó là nhiều nốt sưng đỏ chạy dọc cơ thể trong thời gian ngắn. Bởi tôi chỉ chấp nhận dùng thuốc giảm đau, cự tuyệt các phương pháp trị liệu khác, vì thế các khối u nhanh chóng phát tán, lập hang đóng ổ kiên cố trong người tôi, giày vò tôi tùy hứng. Hơn nữa, tôi lại còn tiếp tục uống rượu, mà rượu thì khác gì thuốc độc.

Dù sao thì tôi cũng không thể sống đến lúc cây mai nở hoa. Chắc chắn là thế.

Đi bệnh viện cũng không hẳn để trị liệu, mà để chết. Đương nhiên tôi vẫn từ chối tất cả phương pháp trị liệu như trước, chỉ là tôi không muốn chết một mình tại nơi này. Những cây tùng xung quanh nhà vẫn sừng sững rậm rạp giữa mùa đông khắc nghiệt. Chúng đều già cỗi và nhiều tuổi hơn tôi. Trước vì thích những hàng cây tùng đó nên tôi mới đến ở căn nhà này, nhưng giờ sao tôi lại chán ghét loài cây này đến thế. Sao chúng không chịu héo tàn nhỉ? Những gốc tùng giờ chắc đã len lỏi xung quanh căn nhà. Điều đó khiến tôi cảm thấy khó thở. Chỉ cần nghĩ đến những cây tùng đó dần tiến lại chèn ép tôi đến chết là cảm thấy sợ khủng khiếp, huống hồ tôi còn không biết những cơn đau khủng khiếp sẽ bất thình lình đến vào lúc nào nữa. Đó là những cơn đau đớn đến rách tim, lìa phổi đấy.

Giờ rượu cũng không giải quyết được vấn đề, tôi phải đối diện với cơn đau khủng khiếp đó. Thôi thì đến bệnh viện để có thể đau lúc nào thì tiêm giảm đau lúc đó vậy, dù sao được rời xa thế giới này trong vòng vây của những cô y tá vẫn tốt hơn nhiều. Nếu chẳng may gặp được một cô y tá nhẹ tay một chút thì càng tuyệt.

Tối nay, khi viết xong đoạn văn này, tôi sẽ niêm phong nó thật kỹ. Di thư tôi cũng đã viết riêng, vì thế ngày mai có lẽ tôi sẽ an tâm giao cái mạng già này cho các cô y tá ở bệnh viện. Dù sao thì bệnh viện cũng là con đường đi đến cái chết một cách phổ biến nhất.

Di thư đã viết xong.

Nội dung di thư đại khái là thế này: 1. Đoàn thể văn học do tôi từng là Ủy viên sáng lập sẽ quyết định số phận căn nhà này cùng tất cả những đồ vật bên trong. 2. Sau khi tôi chết, tất cả nhuận bút của tôi sẽ được giao cho Han Eun-kyo. 3. Những tài sản còn lại sẽ do một người họ hàng duy nhất của tôi thừa kế. 4. Cuốn hồi ký đã được niêm phong kỹ lưỡng này chỉ được phép mở công khai sau khi tôi chết tròn một năm. 5. Tất cả những vấn đề này đều được ủy thác cho luật sư Kyu xử lý. Ông ấy cũng là người tôi tin tưởng nhất, là người bạn tâm giao và cũng là một nhà thơ đàn em của tôi… Di thư của tôi chỉ có vậy.

Đồng thời, tôi cũng nói rõ, tất cả những ghi chép trong cuốn hồi ký này đều là sự thật, không hề thêm thắt hay cắt xén điều gì.

À, có một vấn đề, đó là: Tôi yêu Han Eun-kyo.

Đó là sự thực. Eun-kyo hiện giờ mới chỉ là một thiếu nữ 17 tuổi. Còn tôi, một nhà thơ già 69 tuổi. À không, năm mới rồi chứ nhỉ, tôi 70 tuổi rồi mới phải chứ. Chúng tôi chênh lệch nhau 52 tuổi. Nghe thấy thế chắc các bạn sẽ nói đó không phải là tình yêu, mà chỉ là một dạng tình dục biến thái. Tôi không phủ nhận, nhưng cách nhìn nhận của tôi lại hơi khác một chút. Sự nảy mầm, trưởng thành rồi kết thúc của tình yêu không liên quan gì đến vấn đề tuổi tác cả. Đầu tiên, cuốn Tình yêu không có tuổi trong tác phẩm để đời Suy tưởng(2) của Pascal, hay Sheakespear cũng nói rằng tình yêu là “cơn cuồng phong cuốn phăng đi tất cả”. Tình yêu không hề bị giới hạn trong các cấp độ thời gian và tư tưởng xã hội, chẳng lẽ không phải vậy sao? Tình yêu vốn dĩ điên cuồng mà, vì thế tôi rất muốn nói rằng, tình yêu mà các bạn đang sở hữu bẩm sinh cũng rất cuồng loạn, biến thái. Nhưng thế cũng có hề gì chứ, bởi tình yêu của các bạn chẳng qua cũng chỉ là của các bạn mà thôi.

Còn một chuyện nữa.

Tôi muốn chuyện tôi giết Seo Ji-woo là một sự thật khiến người ta phải bàng hoàng.

Chắc hẳn mọi người còn nhớ tác giả Seo Jiwoo chứ? Cậu ta từng viết ba cuốn sách bán rất chạy, trong đó có một cuốn mang tên Trái tim hiện giờ vẫn đang gây sốt. Vì thế dù một năm sau mới công bố cuốn hồi ký này thì chắc hẳn mọi người vẫn nhớ ra cậu ta. Cậu ta là học trò của tôi, đồng thời cũng đứng vai trò “quản gia” của tôi trong mấy năm cuối đời. Những năm tháng tôi phải tiến dần đến bên bờ vực của cái chết, cậu ta như một bản sao của tôi vậy. Tôi cũng từng yêu mến và bảo vệ cậu ta, nhưng cuối cùng lại giết hại cậu ta, và tôi đã thực hiện thành công tội ác của mình. Cuốn hồi ký này sẽ ghi chép lại một cách tỉ mỉ, ngọn ngành và chính xác toàn bộ sự việc về vụ mưu sát đó, không hề thêm bớt.

Xin đừng hiểu lầm. Không phải vì hối hận gì đó mà tôi mới viết cuốn hồi ký này. Tôi không hối hận và cũng chưa từng hối hận. Seo Ji-woo là thằng nhãi vô dụng chết không đáng tiếc. Đến văn học cậu ta còn chẳng hiểu là cái thứ gì, thế mà lại sống dưới lốt của một tác giả. Cậu ta không thể hiểu nổi một bài thơ của tôi, thế thì làm sao có thể tha thứ cho một tác giả đến thơ cũng không hiểu chứ?

Ngoài kia trời đang mưa đấy, hình như còn có cả gió. Những tán cây tùng phủ đầy bông tuyết đang rung lắc dữ dội ngoài cửa kính.

Là một thứ bản năng…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button