Văn học nước ngoài

Đôi Bạn Chân Tình

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hermann Hesse

Download sách Đôi Bạn Chân Tình ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lối vào tu viện Mariabronn phải qua một cái cửa cuốn, mỗi bên xây hai cột trụ, trông thẳng ra một cây hạt dẻ gai lấy giống ở phương Nam, ngày xưa một người đi hành hương đã mang từ Rome về; bây giờ cây hạt dẻ là một cây cổ thụ rất lớn đứng sừng sững ở bên đường. Ngọn cây tròn như cái tán rộng che cả phía trên con đường như một bàn tay từ ái; gió thổi qua lá, cây cổ thụ như căng phồng ngực để thở. Về mùa xuân, cây cỏ quanh vùng đã đâm chồi xanh mởn, cả những cây hồ đào trong nhà tu lá cũng đã úa đỏ rồi mà lá cây hạt dẻ vẫn còn xanh tươi. Rồi đến những tháng đêm ngắn ngày dài, cây trổ những bông kỳ lạ, trắng hay xanh mờ tua tủa ra ngoài chòm lá. Ngửi mùi hoa hắc và nồng ấy, biết bao ký ức đã trỗi dậy, biết bao trái tim đã thắt lại. Đến tháng mười, khi trái cây và nho đã hái xong thì vòm lá vàng cây hạt dẻ dưới gió mùa thu để rụng hạt đầy gai nhọn. Con nít trong tu viện tranh nhau lượm, cha Grégoire, phụ tá bề trên, quê ở xứ La Tinh, đem hạt dẻ về nướng trong lò sưởi. Cây cổ thụ đẹp đẽ kỳ lạ, lòng đầy từ ái, vươn những cành lá uốn lượn trên tu viện; người khách trọ ấy từ một thủy thổ xa lạ đến đây cho nên yếu chịu rét, người khách trọ ấy có những dây liên lạc bí hiểm với những cột đá ong ở cửa vào, với nét trang hoàng ở cửa tò vò, với phiến tường, hàng cột: dân miền ấy thấy cây cổ thụ lấy làm bỡ ngỡ, nhưng nó được người Pháp và người xứ La Tinh yêu mến lắm.

Biết bao thế hệ học sinh đã đi dưới bóng cây xứ lạ ấy đến tu viện, cắp sách trên tay, chúng cười nói, vui đùa; tùy theo mùa nóng hay lạnh chúng đi đất hay đi giày, miệng ngậm cái hoa, răng cắn hạt dẻ, hay tay cầm một nắm tuyết. Rồi lại thêm những đứa khác đến. Một vài năm sau chỉ còn lại những bộ mặt mới, phần nhiều giống nhau: những đứa trẻ tóc vàng và quăn. Có người ở lại nhà tu tập sự rồi trở nên thầy dòng, xuống tóc, mang áo thầy tu, đọc sách, dạy học; có người trở về với cha mẹ ở nơi lầu các, cửa tiệm bán hàng hay nhà làm công nghệ, họ ra sống ngoài đời với nghề nghiệp, với thú vui của họ, đôi khi tình cờ trở lại tu viện chơi. Họ trở thành người lớn, đem con lại cho học nhà tu, họ vui vẻ ngước nhìn cây hạt dẻ với bao kỷ niệm xa xưa rồi lại đi biệt tích. Trong các phòng và các sảnh của nhà tu, giữa đường vòng cung các cửa sổ, giữa hàng cột đá ong màu hồng, người ta sinh sống, dạy dỗ con em học hỏi, và điều hành mọi công việc. Ở đây người ta trau dồi nhiều khoa học và nghệ thuật có tính cách tôn giáo hay thế phàm, mỗi thế hệ truyền lại cho thế hệ sau sáng kiến và tập tục của mình. Người ta viết sách, bình luận, tạo ra hệ thống tư tưởng, sưu tầm cổ thư, tô điểm thêm, báng bổ những mê tín bình dân và bảo tồn những tín ngưỡng bình dân. Tư tưởng uyên bác và tín ngưỡng tôn giáo, tính tình chất phác và tinh ranh, giáo huấn Phúc Âm và học thuật Hy Lạp, tà thuật và ảo thuật, cái gì ở đây cũng có chỗ đứng, cũng đem lại kết quả. Ở đây có chỗ cho cuộc sống cô đơn và khổ hạnh, cũng như cho cách sống xã hội ăn ngon mặc ấm: mỗi mỗi đều tùy thuộc tính tình vị viện trưởng tại chức và tùy thuộc sự thắng thế của khuynh hướng chính. Có những thời kỳ người ta chú trọng đến việc diệt trừ mọi bóng dáng ma quỷ, đó là thời kỳ tu viện có tiếng tăm, nhiều người đến thăm viếng; thời khác, tu viện lại nổi tiếng vì ban nhạc hay, cũng có khi các ông cha biết chữa bệnh và làm phép lạ, hay vì món cháo cá và ba tê gan nai; thời nào việc nấy. Và bất cứ thời nào, trong số thầy tu và học trò tin đạo mãnh liệt hay ôn hoà, trong số những thầy tu khổ hạnh hay ăn no phệ bụng, trong số những người đến sống và chết ở đấy, bao giờ cũng có một khuôn mặt độc đáo, mọi người yêu mến hay kính sợ, một người vượt lên trên các bạn đồng viện, một khuôn mặt được người ta nhắc đến rất lâu trong khi những người khác đã bị quên lãng.

Thời kì chúng tôi chép chuyện này cũng có hai nhân vật độc đáo: một cụ già và một thanh niên. Trong đám đông thầy dòng có mặt tại hoa viên, nhà nguyện, phòng học, hai người ấy ai ai cũng biết và phải quay mặt lại nhìn. Đó là viện trưởng Daniel, người già, và giáo sinh Narziss, người thanh niên mới tu; trái với thường lệ, vì người thanh niên ưu tú hơn người nên đã được làm giảng sư, nhất là dạy chữ Hy Lạp. Trong viện người ta chú trọng và kính nể cả hai người. Hai người khêu gợi lòng hiếu kỳ của họ, được họ khen ngợi và khen tỵ – và họ cũng nói xấu vụng trộm.

Gần hết mọi người đều yêu mến viện trưởng. Ông không có kẻ thù. Ông là hiện thân của nhân từ, giản dị và khiêm tốn. Chỉ có những nhà bác học ở tu viện là có ý chê bai trong sự kính trọng. Vì tuy viện trưởng Daniel có thể là ông thánh nhưng ông không phải là nhà bác học. Tính tình giản dị của ông là tài đức của ông, nhưng ông kém chữ La Tinh và không biết một chữ Hy Lạp nào.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button