Văn học nước ngoài

Đo Thế Giới

do-the-gioi-daniel-kehlmann1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Daniel Kehlmann

Download sách Đo Thế Giới ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

ĐO THẾ GIỚI là tác phẩm khiến cho tên tuổi của Daniel Kehlmann trở nên vang dội khắp châu Âu và thế giới, là cuốn best-seller được báo chí ca ngợi khắp Ý, Pháp, Mỹ và Tây Ban Nha… Đặc biệt, tại Đức, gần hai năm qua (suốt 72 tuần liên tục từ khi xuất bản) Đo thế giới vẫn giữ vị trí số 1 trong danh sách sách bán chạy nhất của nước này.

Đo thế giới đã được bán bản quyền dịch và xuất bản tại 37 quốc gia và lãnh thổ: Albania, Macedonia, Brazil, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Anh, Hy Lạp, Hà Lan, Hungary, Iceland, Indonesia, Israel, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Latvia, Lithuania, Mexico, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, Serbia, Slovenia, Tây Ban Nha, Tây Ban Nha/Galician, Tây Ban Nha/Catalan, Thụy Điển, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Việt Nam.

 

Cây bút trẻ tuổi Daniel Kehlmann đã tạo nên một tiểu thuyết thông minh, hài hước, giàu chất trí tuệ Đức nhất từ cuộc đời hai bậc thiên tài trong thời đại Ánh sáng: Carl Kriedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Một người không thích cuộc sống mà thiếu đàn bà nhưng trong đêm tân hôn vẫn nhảy ra khỏi giường để ghi lại một công thức toán. Một người nhập thân vào khoa học và du hành như một kẻ tuẫn đạo: vượt qua đồng cỏ và rừng rậm, băng qua Orinoco, nếm thuốc độc, trèo lên trên đỉnh núi cao nhất mà con người từng biết, thám hiểm mọi hang hốc. Một người được coi như bộ não làm toán vĩ đại nhất sau Newton, chẳng coi nhân quần là gì, thậm chí chẳng cần rời khỏi nhà mình ở Gottingen để chứng minh rằng không gian cong. Một người vĩnh viễn tin vào tiến bộ xã hội, và rồi sẽ được lịch sử biết tới như một Colombus Đệ nhị. Câu chuyện là sự giao thoa thú vị giữa hai nhà bác học nổi tiếng của nước Đức vào thế kỷ XIX, trong cái ý nghĩa tối thượng của cuộc đời con người đi khám phá những quy luật bí ẩn của Tạo hóa, nhưng chẳng thiếu hài hước và châm biếm bởi những giăng mắc của trí tuệ siêu việt vào đời thường và xã hộỉ. Với Đo thế giới, Daniel Kohlmann đã tỏ ra thoải mái một cách đáng ngưỡng mộ trong một trò chơi tinh tế giữa hiện thực và hư cấu, đồng hành cùng những cái tên có trong mọi cuốn lịch sử khoa học, chứng tỏ rằng văn chương vĩnh viễn có những quyền năng không thể coi nhẹ trong việc tiệm cận những chân lý phổ quát của tự nhiên và con người.

1 tháng Chín năm 1828. Sau nhiều năm, lần đầu tiên nhà toán học vĩ đại nhất nước mới lại rời thành phố quê hương để đi dự Hội nghị các nhà nghiên cứu tự nhiên của Đức ở Berlin. Dĩ nhiên ông không muốn tới đó. Hàng tháng ròng ông nhất quyết cự tuyệt, nhưng Alexander von Humboldt vẫn đeo đẳng cho đến khi ông ưng thuận trong một phút mềm lòng và hy vọng rằng ngày đó sẽ chẳng bao giờ tới.

Và bây giờ thì giáo sư Gauss trốn trong chăn. Khi Minna gọi ông dậy vì xe ngựa đã sẵn sàng và quãng đường xa xôi lắm, thì ông quặp chặt lấy gối và cố tống bà vợ biến đi cho khuất mắt bằng cách nhắm tịt mắt lại. Khi mở mắt ra thấy Minna vẫn đứng đó, ông gọi vợ là đồ nhiễu sự, dốt nát và là nỗi bất hạnh trong những năm cuối của đời mình. Thấy nói vậy vẫn vô ích, ông gạt chăn ra rồi đặt chân xuống đất.

Mặt mũi cau có, rửa ráy sơ sài, ông đi xuống gác. Eugen, con trai ông, đang đợi ở phòng khách với hành lý đã gói ghém xong. Nhìn thấy cậu, Gauss lên cơn thịnh nộ: ông đập tan cái bình đặt trên bậu cửa sổ, giậm chân bành bạch và vung tay chân loạn xạ, không im miệng trở lại cả khi Eugen và Minna, mỗi người một bên, đặt tay lên vai ông và thề thốt là người ta sẽ chăm sóc ông tử tế và ông sẽ sớm về nhà, mọi việc sẽ chỉ thoáng qua như một cơn ác mộng. Ông chỉ bình tĩnh lại khi bà mẹ già nua bị tiếng ồn ào quấy rầy từ trong phòng mình tiến ra, bẹo má ông và hỏi có chuyện gì với thằng cu can đảm của bà. Không một chút thân thiện, ông chia tay mẹ và Minna, hờ hững xoa đầu con bé gái và thằng út. Rồi ông sai người ta đỡ mình lên xe ngựa.

Chuyến đi là một cực hình. Ông mắng Eugen là đồ vô dụng, giật lấy cái ba toong của cậu và đâm thật lực vào bàn chân cậu. Ông nhíu mày nhìn ra cửa sổ một hồi lâu rồi hỏi, bao giờ thì con gái ông mới lấy chồng, tại sao không đứa nào chịu lấy nó, nguyên cớ gì ?

Eugen vuốt lại mái tóc dài, mân mê chiếc mũ đỏ bằng cả hai tay và không muốn trả lời.

– Mày không mở miệng ra hả, Gauss nói.

– Thật tình mà nói, Eugen đáp, chị ấy không được xinh đẹp cho lắm.

Gauss gật đầu, ông thấy câu trả lời có vẻ hợp lý. Ông đòi đọc sách.

Eugen đưa ông cuốn sách mà cậu vừa giở ra: Nghệ thuật thể dục Đức của Friedrich Jahn. Đó là một trong những cuốn sách ruột của cậu.

Gauss cố đọc, song chỉ được mấy giây là ông ngẩng lên và phàn nàn về cái giảm xóc xe ngựa bằng da theo lối mới, chỉ tổ làm người ta nôn nao hơn trước. Rồi sẽ đến lúc có máy móc chở con người từ thành phố này tới thành phố kia với vận tốc của đạn ra khỏi nòng, ông nói. Lúc ấy thì chỉ cần nửa tiếng là đi được từ Gottingen đến Berlin.

Eugen lúc lắc đầu vẻ ngờ vực.

– Kỳ quái và bất công làm sao, Gauss nói, một ví dụ cho tinh ngẫu nhiên thảm hại của sự tồn tại là người ta sinh ra vào một thời đại nhất định và bị cột chặt vào đó, bất kể có muốn hay không. Nó đem lại cho ta một lợi thế bất chính đối với quá khứ và biến ta thành thằng hề của tương lai.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button