Văn học nước ngoài

Đêm Ai Cập

??????????????????

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alexander Pushkin

Download sách Đêm Ai Cập ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

– Quel est cet homme?
– Ha c’est un bien grand talent,il fait de sa voix tout ce qu’il veut.
– Il devrait bien, madame, s’en faire une culotte*.
Isarxki là một trong những người dân gốc gác ở Pêterburg. Tuổi chàng chưa đến ba muơi; chàng chưa có vợ; chàng không phải chịu cảnh tù túng của những người viên chức. Ông bác của chàng thời oanh liệt đã từng làm phó tổng trấn, khi chết đi đã để lại cho chàng một gia tài kha khá. Chàng có đủ điều kiện để sống một cuộc đời rất dễ chịu. Nhưng chẳng may chàng lại có cái tật làm thơ và cho in các bài thơ ấy ra. Trong khi báo chí người ta gọi chàng là thi sĩ, còn trong giới bồi bếp thì họ gọi chàng là ông sáng tác.
Mặc dù các nhà thơ có những ưu thế rất lớn (cũng nên thừa nhận rằng ngoài cái quyền dùng đối cách ở chỗ đáng lẽ phải dùng sinh cách và một số những cái gọi là quyền tự do khác của thi ca, thì chúng tôi không biết các nhà thơ Nga có còn được những ưu thế nào không) – dù sao thì các nhà thơ, tuy có đủ các ưu thế như vậy, nhưng cũng phải chịu đủ các thứ thiệt thòi và tai ương rất lớn. Cái tai vạ chua sót nhất, khó chịu đựng nhất đối với nhà thơ chính là danh hiệu và biệt hiệu của anh ta, những cái đó cứ như một dấu ấn khắc lên mặt tội đồ, không sao gột rửa đi được. Công chúng xem anh ta như vật sở hữu của mình; theo ý họ, thì nhà thơ sinh ra là để phụng sự lợi ích và lạc thú của họ. Giá dụ anh ta có đi chơi đâu ở vùng quê trở về, thì người đầu tiên gặp anh đã hỏi ngay: anh đi chuyến này về có mang lại cho chúng tôi được cái gì mới không? Hoặc giả nếu anh ta có nghĩ ngợi đến những tình trạng rối ren trong công việc của anh hay về bệnh tình của một người thân, thì lập tức sẽ được nghe một câu nói nhàm tai kèm theo một nụ cười nhàm mắt: chắc anh đang sáng tác cái gì hẳn! Hoặc giả nhà thơ có phải lòng ai, thì người đẹp của anh ta lập tức sẽ vào cửa hàng Ăng-lê mua một quyển an-bom, rồi ngồi đợi các bài ai thi của anh. Nếu nhà thơ có đến nhà một người nào đó, đôi khi hầu như không quen biết, để thương lượng một việc gì quan trọng thì người này đã vội gọi đứa con trai nhỏ ra bắt nó đọc thơ cho mà nghe; và thằng bé liền cho thi sĩ nghe một tràng thơ của chính thi sĩ làm ra, nhưng sai lạc, què quặt đi, không còn ra cái gì nữa. Thế mà những cái đó còn là những bông hoa của nghề nghiệp đấy! Bông hoa của nghề nghiệp mà còn như thế, thì những hẩm hiu của nghề nghiệp không biết còn đến thế nào nữa? Tsarxki thú nhận rằng những lời chào mừng, hỏi han, những quyển an-bom và những thằng bé con đã làm cho anh ta chán ngấy đến nỗi anh ta luôn luôn phải cố kìm giữ mình để khỏi văng tục.
Tsarxki đã cố gắng dùng đủ mọi biện pháp để tẩy gột cho sạch cái danh hiệu khổ sở ấy đi. Chàng tránh giao thiệp với các bạn đồng nghiệp, thích giao du với những người thượng lưu hơn, dù cho họ có là những con người rỗng tuếch nhất cũng được. Câu chuyện của chàng nói nghe rất tầm thường và không bao giờ đả động đến văn chương. Trong cách ăn mặc chàng bao giờ cũng chú ý theo cho đúng thời trang mới nhất, với cái vẻ rụt rè và mê tín của một chàng thanh niên Mátxcơva mới đến Pêterburg lần đầu tiên trong đời. Phòng làm việc của chàng bày biện như phòng ngủ của một thiếu phụ quý tộc, tuyệt nhiên không có gì cho biếg rằng đây là phòng của một nhà văn; sách vở không thấy vứt bừa bãi trên các bàn và dưới các gầm bàn; chiếc đi-văng không thấy có những vết mực loang lổ, không hề thấy có cái cảnh mất trật tự thường chứng tỏ sự có mặt của nàng Thơ và sự vắng mặt của cái chổi. Không có gì làm cho Tsarxki khổ tâm hơn là bị một người bạn trong giới thượng lưu bắt gặp khi đang cầm bút trên tay. Thật khó lòng mà tin được rằng một người có tài và có tâm hồn như chàng lại có thể đi đến chỗ tủn mủn nhỏ nhặt như vậy. Khi thì chàng giả vờ làm ra vẻ một người chơi ngựa say mê, khi thì lại giả vờ là một tay cờ bạc bê tha, khi thì lại làm ra vẻ một tay sành ăn vào bậc nhất; thế nhưng chàng thì vốn dĩ có bao giờ phân biệt nổi giống ngựa miền Bắc Cápcadơ với giống ngựa A Rập, có bao gìơ nhớ nổi một con chủ bài, và trong thâm tâm vẫn thích ăn khoai tây bỏ lò hơn bất cứ thứ cao lương mỹ vị nào của Pháp. Chàng sống một cuộc đời hết sức lông bông; chàng láng cháng khắp các vũ hội, dự tất cả những bữa tiệc ngoại giao và trong các buổi tiếp tân chàng đã trở thành một món thường xuyên như món kem sữa Rêdanốp(2) vậy.
Tuy thế chàng là một nhà thơ, và lòng yêu thi ca của chàng là một tình cảm say mê không sao cưỡng lại được: cứ mỗi lần bị cái cơn phải gió ấy đến quấy rầy (chàng thượng gọi cảm hứng là “cơn phải gió” như vậy), Tsarxki khoá cửa phòng lại và ngồi viết từ sáng sớm cho đến tận đêm khuya. Chàng thừa nhận với các bạn bè chân thành của mình rằng chỉ có những lúc ấy chàng mới thấy mình thật sự có hạnh phúc. Thì giờ còn lại thì chàng đi chơi, đến nơi nào cũng phải làm bộ và vờ vịt, và cứ phút phút lại nghe hỏi: dạo này ông có viết thêm được bài nào mới không?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button