Văn học nước ngoài

Đảo Bác Sỹ Moreau

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : H. G. Wells

Download sách Đảo Bác Sỹ Moreau ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Phi Lộ

Ngày 1 tháng 2 năm 1887, chiếc Lady Vain đâm nhằm tàu vô chủ, đắm tại vị trí một độ vĩ Nam,107 độ kinh Tây. Trong số hành khách mất tích có chú tôi, một thường dân tên gọi Edward Prendick. Chú tôi lên tàu Lady Vain tại cảng Callao[1].
Ngày 5 tháng một năm 1888, tức 11 tháng 4 ngày sau đó, tại 5 độ 3 phút vĩ Nam, 101 độ kinh Tây, người ta phát hiện chú Prendick đang trôi dạt trên một chiếc thuyền. Tên thuyền mờ quá, không đọc được, nhưng dường như đó là thuyền con của chiếc tàu buồm bị mất tích mang tên Ipecacuanha. Chú kể lại một câu chuyện thật lạ lùng, lạ đến nỗi ai cũng ngỡ chú đã phát điên. Về sau, chú lại bảo: từ khi tàu Lady Vain bị đắm, chú chẳng nhớ gì nữa. Các nhà tâm lý học khi ấy thảo luận mãi về chú. Họ cho rằng đấy là một trường hợp bị mất trí tạm thời, do sang chấn cả về thể xác và tâm lý mà ra.
Tôi là cháu ruột, cũng là người ăn thừa tự chú Prendick. Khi soạn lại giấy tờ của chú, tôi tìm được câu chuyện dưới đây. Xuất bản câu chuyện ấy hay không? Tùy ở quý vị.
Khắp quanh khu vực nơi chú tôi được cứu, chỉ có duy nhất một hòn đảo, tức hòn Noble, một đảo núi lửa nhỏ, không dân cư ngụ. Hồi năm 1891, tàu HMS Scorpion đã từng ghé đảo này. Thủy thủ tàu đổ bộ lên đảo, nhưng không tìm thấy một sinh vật sống nào, ngoại trừ mấy con bướm trắng, heo, thỏ, và vài giống chuột lạ. Như vậy, không có bằng chứng xác thực nào cho chi tiết lạ kỳ nhất trong câu chuyện của chú tôi. Vậy nên, tôi thiết nghĩ, xuất bản chuyện ấy ra cũng chẳng hại gì.
Chuyện chú Prendick kể có những điều chắc chắc thật. Chú đúng là đã mất tích trong khoảng 5 độ vĩ Nam và 105 độ vĩ Đông, rồi lại tái xuất trong khoảng ấy vào 11 tháng sau. Cũng đúng là có chiếc thuyền buồm mang tên Ipecacuanha, với gã thuyền trưởng say rượu John Davies. Chiếc Ipecacuanha khởi hành từ Phi châu cỡ tháng một năm 1887, chở theo trên boong một con báo và mấy con thú nữa. Nó cập vài cảng ở Nam Thái Bình Dương, và mất tích sau khi rời Bayna vào tháng 12 cùng năm. Những số liệu ngày tháng ấy hoàn toàn ăn khớp với chuyện của chú tôi.
CHARLES EDWARD PRENDICK.
(Câu chuyện dưới đây do chú tôi, Edward Prendick, thuật)

 

 

Trôi Nổi Trên Xuồng

Chiếc Lady Vain bị đắm ra sao, người ta đã nói đến nhiều, tôi không cần nhắc lại. Như đã biết, nó đâm nhằm tàu vô chủ, mười ngày sau khi rời Callao. 7 người trong thủy thủ đoàn trôi dạt trên xuồng lớn suốt 18 ngày, trước khi được chiến hạm HM Myrtle vớt lên. Mọi người đều rõ tình cảnh ngặt nghèo của những thủy thủ trên xuồng lớn, nhưng chuyện xuồng nhỏ thì bây giờ tôi mới kể. Câu chuyện này lạ lùng và khủng khiếp chẳng kém gì chuyện tàu Medusa năm xưa[2]. Trước giờ ai cũng tưởng 4 người trên xuồng nhỏ đều đã thiệt mạng. Tôi có bằng chứng khẳng định đó là sai: Chính tôi đây là một trong 4 người ấy.
Nhưng trước hết, xin cho tôi cải chính một chi tiết: Trên xuồng nhỏ chỉ có 3, chứ không phải 4 người. Theo Nhật Báo ngày 17 tháng 3 năm 1887, thuyền trưởng của Lady Vain kể lại ông đã thấy Constans nhảy xuống xuồng nhỏ, nhưng thật ra Constant không nhảy được tới nơi. Phước cho chúng tôi, 3 kẻ trên xuồng, nhưng thật bạc phước cho anh ấy. Constant đứng ngay chỗ đống dây chão dưới gầm néo buồm, nên khi nhảy thì vướng chân vào dây. Anh bị treo lơ lửng trong giây lâu, rồi rơi xuống, đập đầu vào cái trụ hay cột gì đấy đang lềnh bềnh trên mặt nước. Khi chúng tôi chèo xuồng đến nơi, anh đã chìm rồi.
May phước cho chúng tôi, Constans đã chìm, mà cũng gần như là phước cho cả anh nữa, vì trên xuồng chỉ có một thùng nước nhỏ cùng một ít bánh quy. Tai họa xảy ra quá thình lình, nên chẳng ai kịp trở tay. Ngỡ rằng trên xuồng lớn có nhiều nhu yếu phẩm hơn, bọn tôi cố sức réo gọi người trên ấy. Họ không nghe, và đến sáng hôm sau, khi trời quang mây tạnh, chúng tôi không còn thấy xuồng lớn đâu nữa. Sợ xuồng chòng chành, nên cũng không ai dám đứng lên để nhìn ra xa chung quanh. Trên xuồng với tôi lúc này là một hành khách tên Helmar, cùng một thủy thủ không rõ tên gì. Anh thủy thủ thân hình tráng kiện, nhưng mắc tật nói cà lăm.
Trong 8 ngày, chiếc xuồng trôi dạt giữa biển khơi. Hết đói rồi tới khát. Sau khi giọt nước cuối cùng đã cạn, mỗi chúng tôi như bị khảo tra bởi cơn khát cháy họng. Sau ngày thứ 2, biển hết động, trở lại phẳng lặng bình yên. Nếu không trải qua thì không sao tưởng tượng được 8 ngày thống khổ đó.
Ngày đầu trôi qua, chúng tôi hầu như chẳng nói gì, ai nấy nằm chỗ mình, yên lặng ngó chân trời. Thế rồi, ngày qua ngày, với những cặp mắt mỗi mỗi càng mở to và hốc hác, chúng tôi nhìn nhau, thấy những đớn đau đang mỗi mỗi xuyên phá thân xác nhau. Vầng dương trên cao gay gắt một cách bạo tàn. Ngày thứ tư thì hết nước, chúng tôi bắt đầu đọc được trong mắt nhau những ý nghĩ man dại. Nhưng phải đến ngày thứ 6, Helmar mới đủ can đảm lên tiếng về những điều cả bọn cùng đang nghĩ. Tôi cật lực phản đối, nói rằng thà đánh chìm xuồng, rồi cùng làm mồi cho cá mập còn hơn. Song khi Helmar bảo nếu chịu theo lời anh ta thì sẽ có cái mà uống, tay thủy thủ theo về phe Helmar.
Tuy rơi vào thiểu số, tôi vẫn cương quyết không chịu bắt thăm.Đêm xuống, tay thủy thủ và Helmar cứ thì thầm mãi với nhau. Tôi ngồi đằng mũi xuồng, tay nắm chặt con dao xếp, dù chẳng biết có đủ sức để đánh ai không. Khi trời sáng, tôi đành đồng ý với Helmar, rồi cả bọn giở thăm ra bắt. Rốt cuộc, thăm rơi đúng vào tay thủy thủ. Khốn nỗi, tay thủy thủ vốn khỏe nhất trong bọn, nên đời nào hắn chịu thiệt. Hắn lao vào, vung tay tấn công Helmar. Hai người quắp lấy nhau, suýt nữa thì đứng cả lên. Tôi bò lại, định tóm tay thủy thủ để giúp Helmar. Đúng lúc ấy, tay này lại sẩy chân, chiếc xuồng nghiêng đi, khiến cả hắn và Helmar đều lăn xuống biển rồi chìm như đá. Còn nhớ lúc ấy tôi bật cười. Chả hiểu làm sao nữa, cứ tự dưng vô thức mà cười thế thôi.
Còn lại một mình, tôi nằm rũ liệt trong chẳng biết bao lâu. Lúc ấy cứ nghĩ: Giá mà còn sức, sẽ bò ra uống nước biển, để phát điên phát rồ mà chết cho nhanh. Rồi tôi thấy từ xa xa phía chân trời, một cánh buồm đang tiến về phía mình. Lạ là tôi lại chẳng thấy mừng, nhìn cánh buồm mà như nhìn một bức tranh thường. Người tôi lắc lư theo từng nhịp sóng, khiến chân trời cùng cánh buồm cũng như nhấp nhổm xuống rồi lại lên. Tôi tự nghĩ mình đã chết rồi. Trớ trêu thay! Người ta đến quá trễ, chỉ còn cứu được một thây ma!
Tôi nằm đó, đầu trên ván gỗ, mãi nhìn chiếc thuyền buồm nhấp nhô nơi xa. Thời gian như vô tận. Chiếc thuyền nhỏ nhoi đi ngược chiều gió, cứ phải liên tục trở buồm. Tôi ngẩn ngơ, không màng kêu cứu, nhưng thuyền vẫn đến gần. Sau đó, cho đến tận khi mở mắt ra thấy đang nằm trong ca bin, tôi chẳng nhớ gì nhiều. Chỉ có một ký ức mơ hồ rằng mình đang được kéo lên. Một ai đó, tóc đỏ, mặt tròn bự đầy tàn nhang, nhìn chằm chằm vào tôi. Rồi một khuôn mặt tối tăm với cặp mắt lạ thường ghé sát vào. Nếu sau này không gặp lại khuôn mặt ấy, tôi vẫn nghĩ đó chỉ là ác mộng. Đoạn, tôi nhớ mang máng có người cạy răng mình, đổ vào miệng một thứ gì đó.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button