Văn học nước ngoài

Dàn nhạc đỏ

Dan nhac do - Leopold Trepper1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK DÀN NHẠC ĐỎ

Tác giả :  Leopold Trepper

Download sách Dàn nhạc đỏ full ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB:            Download

Định dạng MOBI:            Download

Định dạng PDF:               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tiểu sử vị chỉ huy “Dàn Nhạc Đỏ”

Dựa vào hồi kí của trưởng lưới tình báo Xô viết Leopold Trepper viết dưới nhan đề “Trò cao thủ” do NXB Albin Michel in năm 1975 tại Paris.

Leopold Trepper sinh năm 1904 tại Novy-Targ, một thị tứ nhỏ của nước Ba Lan, trong một gia đình tiểu thương gốc Do Thái. Ngôi nhà số 5 phố Sobieski nhỏ bé do chính tay người cha Leopold gom góp tiền và gạch, tự tay mình xây nên. Tầng dưới là cửa hàng cung cấp cho nông dân những thứ cần thiết nhất kể cả thóc giống. Tầng trên là nơi trú ngụ của gia đình trong ba gian. Gia cảnh không sung túc, nhưng người cha thường vùi dưới gối Leopold vài chiếc kẹo trước khi ông xuống bán hàng.

Tên và họ của gia đình ông mang hình thức người Đức mặc dù gia đình ông chính gốc Do Thái. Có lần ông thắc mắc đã hỏi vị thày giáo thì được trả lời rằng: Vào cuối thế kỉ 19, đế quốc Áo – Hung chủ trương cho những công dân gốc Do Thái được đổi họ tên từ tiếng Do Thái sang tiếng Đức là thứ tiếng người Áo sử dụng, nhằm mục đích đồng hóa người Do Thái vào cộng đồng người Áo.

Ba ngàn người Do Thái sinh sống ở Novy-Targ kể từ khi thị tứ này được thành lập vào thời Trung cổ. Họ sống cùng với những bần nông Ba Lan. Những nông dân này cả tuần lễ mới được ăn bánh mì một ngày, còn sáu ngày kia sống bằng bánh khoai tây và bắp cải. Khi họ lên tỉnh xem lễ, họ khoác đôi giầy trên vai và đi chân đất, chỉ khi tới nhà thờ họ mới dám xỏ đôi giầy để bước vào thánh đường. Dân Do Thái cũng chẳng giầu có hơn, họ cũng phải giữ gìn một đôi giày để sao có cái đi trong suốt cả đời mình. Vùng này bói chẳng ra phú nông. Ngay trong thị tứ Novy-Targ số đại tư sản cũng rất hiếm có. Ở giữa thị tứ có một nhúm người Do Thái và Ba Lan khá giả, đó là những nhà buôn, luật sư, thầy thuốc. Nhưng ta rời trung tâm thì cảnh tượng nghèo nàn của các ngõ xung quanh bày ngay trước mắt ta.

Cảnh nghèo túng đó dẫn đến hiện tượng làn sóng người di cư sang Hoa Kỳ và Canada ngày càng tăng. Những người di cư này hi vọng tìm thấy thiên đường trên hai đất nước xa xôi đó, cho nên họ sửa soạn chuyến đi rất vui vẻ. Trepper còn nhớ rất rõ hình ảnh những anh chàng thanh niên xách những chiếc va li bằng gỗ, nghênh ngang đội mũ phớt nhưng lại vận sơ mi không cavát. Thời gian này đế chế Áo – Hung thi hành chính sách khoan dung về sắc tộc và tôn giáo cho nên giữa người Do Thái và Ba Lan sống chan hòa với nhau. Có lần vị tổng giám mục đạo Thiên chúa giáo phận Cracow đến thăm Novy-Targ thì giáo trưởng Do Thái ra đón ông và được ông ban phép lành trước hàng nghìn giáo dân đạo Thiên Chúa người Ba Lan.

Cha mẹ Trepper theo đạo Do Thái nhưng không sùng đạo lắm. Cậu bé Trepper cũng như những cậu bé Do Thái khác chỉ nhớ những ngày lễ lớn vì đó là những dịp các cậu được chén những thức ăn không nhàm chán thường ngày.

Thế chiến thứ nhất đã làm cho cuộc sống thanh bình của thị tứ nhỏ Novy-Targ rối lên. Trước hết là thanh niên phải đi lính. Rồi đơn vị binh lính đồn trú ở thị tứ này phải điều ra trận. Họ ra đi trong tiếng quân nhạc hùng dũng để bảo vệ Hoàng đế.

Rồi những tuần lễ ảm đạm ập tới với những con người bị què, bị thương từ mặt trận đưa vào nhà thương thị tứ.

Một hôm có tin đồn lan rất nhanh trong thị tứ:

“Bọn Cossacks đang đến”. Đối với người Do Thái, Cossacks (Côdăc) có nghĩa là tàn sát người Do Thái. Thế là những người Do Thái chúng tôi vội vàng khăn gói chạy ngay lên thủ đô Vienna. Gia đình Trepper cũng đi theo dòng di cư đó. Nói chung lũ trẻ Do Thái không ai quan tâm đến chính trị, nhưng vì chính trị ràng buộc mọi người, cho nên khi đến Vienna, Leopold được tiếp xúc với báo chí, thế là cậu bé đọc ngấu nghiến mọi tin tức chiến sự. Hơn nữa cậu bé đi học trường trung học nên bắt đầu tìm hiểu vấn đề tôn giáo. Là người gốc Do Thái cậu cố tìm xem ngọn ngành đạo Do Thái là thế nào. Cậu không hiểu sao người theo đạo Thiên chúa như người Áo lại cũng thờ chúa Jesus và bà Maria của người Do Thái. Cậu cũng chẳng hiểu vì sao nước Italia lại tham gia thế chiến với Anh – Pháp để chống lại Đức khiến cho những kiều dân Italia thường làm kem cốc bán cho cậu lại bắt buộc phải đóng cửa hiệu?

Gia đình Leopold có hai người anh trai bị đưa vào lính. Một người bị mất tích trên mặt trận Italia. Người anh thứ hai bị đạn pháo lớn làm anh bị câm và điếc. Bố cậu phải ra mặt trận để tìm và đưa anh vào một bệnh viện ở hậu tuyến và ông đã ra sức chăm sóc để con mình nghe trở lại được một phần. Hai năm sau gia đình Trepper quay lại Novy-Targ.

Những thắc mắc về tôn giáo không được giải đáp làm cho Leopold nổi loạn. Cậu thấy thực tế cuộc đời không giống như những điều cậu học ở trường. Còn ở nhà thờ Do Thái, những bài giảng về các kiểu chết mà vị giáo trưởng kể ra chỉ làm cho mọi người khiếp sợ. Cậu suy nghĩ không thể chấp nhận những giáo lí mê muội con chiên nhằm làm cho họ quên hết những nghèo khổ hiện tại của họ. Cậu không được đọc sách của Karl Marx về tác hại của tôn giáo, nhưng thực tế của nông thôn Ba Lan đã dạy cho cậu tôn giáo là thứ thuốc phiện làm cho nông dân quên hết đói nghèo.

Năm 1917, cha cậu từ trần lúc mới bốn bảy tuổi đời. Đó là hậu quả của cuộc đời đầy đau khổ khiến ông mắc bệnh tim. Theo truyền thống Do Thái, lễ tang kéo dài một tuần, gia đình phải tắt hết đèn đóm, che hết gương soi, cửa đóng kín. Rồi đưa thân phụ ra nghĩa trang. Cậu không thể chịu đụng nổi bài thuyết giáo của vị giáo trưởng về Chúa đầy lòng lành. Cậu rứt bỏ tôn giáo để lăn vào cuộc sống thực tế đầy đau khổ của những con người mà cậu thấy là thân ái và tốt bụng. Mất đức tin nhưng cậu giành được loài người. Cậu rút ra được kết luận rằng hạnh phúc phải do chính con người giành lấy, chứ không thể trông mong được bánh vẽ của kiếp sau: Tự cứu lấy mình chứ Chúa chẳng cứu ta đâu.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button