Văn học nước ngoài

Cuộc Lữ Hành Kỳ Diệu Của Nils

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Selma Lagerlof

Download sách Cuộc Lữ Hành Kỳ Diệu Của Nils ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chúa nhật 20 tháng Ba

Có một chú bé khoảng mười bốn tuổi, người cao, lớn khỏe, tóc vàng như sợi gai. Chú chẳng được tích sự gì. Chỉ thích ăn và ngủ, lại còn bày ra những trò nghịch nữa.

Một buổi sáng chúa nhật, bố mẹ sắp sửa đi lễ nhà thờ, chú mặc chiếc sơ-mi, ngồi ở một góc bàn. Chú bé trông thấy bố mẹ sắp đi và mình sẽ được tự do chẳng ai cai quản trong hai giờ. Chú nghĩ bụng: “mình có thể lấy súng của bố xuống, bắn vài ba viên đạn, chẳng ai biết cả”.

Có thể nói là bố mẹ đã đoán được ý định của chú, lúc ra đi bố dừng lại trên bậu cửa và nói:

– Con đã không muốn theo bố mẹ đi nhà thờ thì có thể đọc kinh ở nhà. Con có hứa với bố như vậy không?

– Vâng, nếu bố muốn. Nhưng trong bụng chú đã nghĩ là chỉ đọc cái gì chú thích mà thôi.

Chưa bao giờ chú thấy mẹ chú nhanh nhẹn đến thế chỉ nháy mắt mẹ đã đến trước cái giá nhỏ treo trên rương, lấy cuốn sách thuyết giáo của Luthơ, đặt lên cái bàn kê trước cửa sổ, giở ra đúng trang có bài giảng hôm ấy. Mẹ lại tìm cả đoạn kinh Phúc âm sẽ đọc hôm chúa nhật ấy, đặt luôn lên cuốn thuyết giáo. Sau cùng, mẹ kéo sát vào bàn bên chiếc ghế bành lớn mua năm trước, hồi bán đấu giá cái nhà mục sư ở Vemmenhơg, cái ghế mà thường chỉ có bố mới được ngồi.

Chú bé nghĩ rằng mẹ chú đã quá nhọc trong công việc dàn cảnh ra như vậy vì chắc là chú sẽ đọc chỉ một hai trang thôi. Nhưng hình như bố lại đoán biết ý định của chú; bố nói, giọng nghiêm nghị:

– Cố đọc cho kỹ đấy, lúc về bố sẽ hỏi từng trang, nếu bỏ bớt thì liệu hồn.

– Bài thuyết giáo những mười bốn trang rưỡi, mẹ nói thêm. Muốn đọc hết thì hãy bắt đầu ngay đi.

Cuối cùng bố mẹ đi ra, qua cửa chú bé muốn nhìn bố mẹ đi xa dần và chú thấy hình như mình bị mắc mưu vậy. Chú lẩm bẩm: “biết mình phải chúi mũi vào quyển sách suốt cả buổi mà họ vắng mặt thế này, bố mẹ chắc bằng lòng lắm đấy”.

Nhưng mà bố mẹ chắng bằng lòng chút nào, trái lại còn rất phiền muộn. Bố mẹ là những nông dân nghèo, mảnh đất làm ăn chẳng rộng hơn một cái chéo vườn chút nào. Khi mới đến đây, cái trại chỉ nuôi được có một con lớn và mấy con gà. Nhờ chịu khó, siêng năng, tháo vát, giờ đã có mấy con bò cái và đàn ngỗng. Nghĩa là họ làm ăn đã khá và nếu như không phải nghĩ gì đến đứa con trai thì buổi sáng đẹp trời hôm ấy họ đã đi về nhà thờ rất vui vẻ. Bố phiền lòng vì thấy con lười quá sức, ỳ quá sức, chẳng muốn học hành gì ở trường cả, may ra chỉ có thể đi chăn ngỗng được mà thôi. Mẹ cũng thấy đúng như thế, nhưng mẹ buồn nhất là thấy nó độc ác, quá nhẫn tâm, quá tàn bạo với súc vật, xấu bụng với mọi người. Mẹ than thở: “Lạy Chúa bẻ gẫy cái đinh độc ác của nó đi và phú cho nó một tâm tình khác nếu không chính nó sẽ gây ra bất hạnh cho nó và cho cả nhà nữa”.

Sau khi suy nghĩ một hồi lâu, chú bé quyết định lần này nên vâng lời bố mẹ thì hơn. Chú ngồi vào chiếc ghế bành lớn và bắt đầu đọc lẩm nhẩm. Chưa được bao lâu giọng chú đã như ru chú ngủ. Chính chú cũng thấy là mình cứ thế thiếp đi.

Bên ngoài, trời xuân đẹp tuyệt. Mới hai mươi tháng Ba, nhưng làng Vextra Vemmenhơg ở tận cùng miền Nam tỉnh Xkhônê đã vào xuân hẳn rồi. Tiết trời chưa làm cây cối xanh lại, nhưng khắp nơi đã đâm chồi và sáng lên, con mương nào cũng đã có nước, hoa tử uyên đã nở bên những vệ đường. Tất cả rêu và địa y mọc trên đường đã chuyển sang màu nâu và ánh lên. Rừng dẻ gai ở phía tận cùng, lớn lên trông thấy và như mỗi lúc một thêm um tùm. Bầu trời dường như cao thăm thẳm và xanh một màu trong vắt. Cửa ngôi nhà nhỏ vẫn để mở hé, nghe lọt tiếng ríu rít của chim sơn ca. Ngoài sân, gà và ngỗng đang kiếm mồi; những con bò cái cảm thấy không khí mùa xuân đến tận cuối chuồng thinh thoảng rống lên một tiếng dài.

Chú bé đọc, thiếp đi, giật mình tỉnh dậy và cố chống lại cơn buồn ngủ. “Mình không muốn ngủ vì ngủ thì mất cả buổi sáng cũng chẳng đọc xong”. Nhưng dù quyết tâm như vậy, cuối cùng chú cũng phải nhượng bộ cơn buồn ngủ.

Chú ngủ đã lâu hay chỉ mới một lúc? Chú cũng chẳng biết nữa, nhưng một tiếng động khẽ ở đằng sau đánh thức chú dậy.

Trên bậu cửa sổ, trước mặt chú, có tấm gương nhỏ phản chiếu gần hết căn phòng. Chú ngẩng đầu lên thì nhìn ngay vào tấm gương và thấy chiếc hòm lớn của mẹ đã mở nắp.

Bà mẹ có một cái hòm gỗ sồi lớn tướng, nặng nề đóng đai sắt, không cho phép ai mở ra bao giờ. Mẹ cất vào đó tất cả những vật thừa hưởng được của bà ngoại và rất quý những thứ ấy. Đó là những chiếc áo dài thêu kiểu cổ bằng dạ đỏ, thân ngắn, váy gấp nếp và trước ngực thêm ngọc trai. Đó là những chiếc mũ trắng, hồ bột, và những chiếc hoa tai nặng, và những dây chuyền bằng bạc. Giờ người ta không muốn mặc những áo xấu kiểu cổ ấy nữa, và nhiều lúc mẹ đã nghĩ đến việc bỏ đi hết, nhưng rồi cũng không quyết được: những thứ ấy đối với lòng mẹ thân thiết quá.

Thế mà chú bé trông thấy rõ ràng trong gương là nắp hòm bị mở. Chú không hiểu tại sao lại có thể nào mở được vì chắc chắn là mẹ đã khóa hòm trước khi đi; chẳng bao giờ mẹ lại bỏ ngỏ khi chỉ có một mình con trai mẹ ở nhà.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button