Văn học nước ngoài

Con Mèo Tự Dưng Biết Nói

meo16520111. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Claude Roy

Download sách Con Mèo Tự Dưng Biết Nói ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI


2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Gaspard mê tít trò vờn nhay-rí rách-nhấm nháp đám cỏ mọc cuối vườn.hàng mèo Gaspard Mac Kitycat, bạn chí cốt của Thomas, một hôm bỗng tự dưng biết nói. Chuyện đến tự nhiên như không. Gaspard mang dòng máu Scotland thừa hưởng từ bố, một danh miêu tiếng nổi như cồn trong loài Mèo Xanh của Anh, còn ở Pháp thì được gọi là mèo sác-trơ, thế nhưng màu lông lại xám xịt chứ không như cái tên. Tristram Mac Kittycat, tức công tước thứ mười ba của dòng họ Garth (một dòng họ lâu đời xứ Ê-cốt), ngay từ cái nhìn đầu tiên đã phải lòng một nàng mèo Pháp màu xám cũng dòng sác-trơ quyến rũ bậc nhất thiên hạ tên là Mouflette de Vaneau, nam tước Flon. (Nàng là hậu duệ của ngài Flonflon lừng danh đã tham gia chuyến tàu chở quân trang phục vụ Đại Quân. Vị tướng mèo này được Napoléon Đệ nhất đích thân phong tước nam tước trên chiến trường Austerlitz. Vinh dự này tưởng thưởng việc ngài đã có công giúp thống chế Murat diệt trừ lũ chuột đã dám to gan ra răng nghiến ngấu cả toa yến mạch của quân đội.) Cuộc hôn nhân mỹ mãn của công tước Tristram xứ Scotland và nữ nam tước Flon lần lượt cho ra đời bốn nhóc mèo nhà nòi. Gaspard Mac Kitycat, kẻ được định sẵn sau này sẽ kế tục cương vị Công tước thứ mười bốn dòng họ Garth, là anh cả. Người thân gọi cậu là Gaspard. Gaspard là một chú mèo can trường có bộ lông màu xám sac-trơ đặc trưng. Những kẻ ngù ngờ vẫn hay bảo: “Đó là một con mèo xám lông chuột”, dù rằng thật thiếu văn hóa mới đi so sánh một chú mèo với một con chuột.

Một buổi sớm giống như bao buổi khác, Gaspard ngồi ăn sáng với Thomas. Khi Thomas đi học, Gaspard còn tiễn cậu chủ nhỏ ra tận cửa và đúng thủ tục tạm biệt hàng ngày, chú nói “Tạm biệt!” bằng một tiếng meo khe khẽ và một tiếng gừ gừ mãnh liệt. Gaspard nổi tiếng trong giới mèo là được trời phú một chất giọng mê ly. Tuy nhiên, có vẻ ý kiến của loài người về vấn đề này lại không được thống nhất cho lắm. Thomas quả quyết rằng Gaspard có một điệu meo meo tuyệt vời, và một âm meo hay lịm người. Nhưng bố của Thomas, lúc nào đang đọc báo mà nghe tiếng Gaspard nhặng lên đòi ăn tối là y như rằng khăng khăng: “Con mèo này có tiếng kêu y như tiếng cửa xát.” Nhưng dù gì, Thomas cũng luôn bảo vệ Gaspard đến cùng mỗi khi có ai nói xấu mèo cưng của cậu. Ngay từ hồi còn bé, Thomas đã luôn đối xử tốt với Gaspard. Cậu không bao giờ kéo đuôi, giật râu hay vuốt ngược lông Gaspard. Cậu cho Gaspard ăn, nói chuyện với Gaspard bằng giọng tôn trọng và trìu mến. Tóm lại, cậu đối xử với chú mèo của mình chẳng khác gì một con người, mà lại còn như người bạn thân nhất.

Vậy là, sáng hôm đó, sau khi Thomas ra khỏi nhà, Gaspard lang thang trong vườn và lại bắt đầu chơi trò vờn nhay-nhấm nhẳng-nhí nhách với đám cỏ. Có một loại cỏ cậu chàng chưa bao giờ nhìn thấy nhưng trông lại có vẻ đúng loại khoái khẩu. Gaspard xông vào vờn, nhai, nhí nhách, nhấm nháp và cuối cùng nuốt chửng lấy nó. Vừa nuốt qua khỏi cổ họng, Gaspard đột nhiên thấy như có một dòng điện kỳ lạ chạy rần rật từ vòm miệng xuống dạ dày. Một giây sau, một con bướm bay vèo qua râu chú ta và Gaspard, khi nhảy lên bắt bướm, nghe thấy một giọng nói nhỏ giống hệt tiếng một cây vĩ cầm đồ chơi. Cái giọng đó thì thầm: “Bướm kia, tao mà bắt được mày, tao chén thịt không tha!”

“Ai đang nói thế nhỉ?” Gaspard nhìn quanh quất, tự hỏi. Chú chẳng thấy bóng ai, nhưng lại nghe thấy giọng khe khẽ nói tướng lên suy nghĩ thầm kín của chú: “Ai đang nói thế nhỉ?”

“Chẳng có ai đang nói cả, vì làm gì có ai”, Gaspard tự nhủ. Và cùng lúc đó, chú vẫn lại nghe thấy cái tiếng nói bé tí, hao hao tiếng cây vĩ cầm đồ chơi. Nó lại nhại: “Chẳng có ai đang nói cả, vì làm gì có ai.”

“Chả đúng thế còn gì. Gaspard tự nhủ. Chẳng ai nói gì bởi vì làm gì có ai ngoài mình, và bởi vì mình thuộc họ nhà mèo, là mèo thì làm sao nói được chứ. Ấy thế mà mình lại nghe thấy ai đó nói: “Chẳng có ai nói cả, vì làm gì có ai.” Thế thì phải có một ai đó. Vì theo lẽ thường mà nói, không có người làm sao có tiếng.”

Trong khi đang bận băn khoăn thì cậu chàng lại nghe thấy tiếng rì rầm, giống hệt tiếng đàn vĩ cầm đồ chơi. Cái tiếng ấy lại nói rằng: “Chả đúng thế còn gì. Chẳng ai nói gì bởi vì làm gì có ai ngoài mình và bởi vì mình thuộc họ nhà mèo, là mèo thì làm sao nói được chứ. Ấy thế mà mình lại nghe thấy ai đó nói: “Chẳng có ai nói cả bởi vì làm gì có ai.” Thế thì phải có một ai đó. Vì theo lẽ thường mà nói, không có người làm sao có tiếng.”

Nghe những lời này, Gaspard đột nhiên có cảm tưởng một cái bóng điện năm trăm oát bật lên sáng rực trong đầu. “Mình có một phát kiến!” Chú tự nhủ.

Phát kiến của Gaspard rất đơn giản, như thế này: “Nếu có ai đó nói mà lại chẳng có ai ngoài mình, thì nhất định có ai đó đã nói, và ai đó chính là mình!”

“Mình phải làm sáng tỏ chuyện này mới được.” Gaspard tự nhủ.

Chú nhìn quanh một vòng . Ngay bên cạnh chú có một bông hoa màu đỏ nhụy vàng và đen. Gaspard nhìn kỹ bông hoa ấy. Môi chú bắt đầu động đậy và rồi rõ rành rành chú lại nghe thấy giọng nói bí hiểm, giống hệt tiếng một cây đàn vĩ cầm đồ chơi. Cái giọng ấy nói: “Hoa mỹ nhân.”

Một con côn trùng màu vàng có cái eo thắt đáy và sáu cái chân vừa đến đậu trên bông hoa mỹ nhân. Gaspard nhìn chằm chằm vào con bọ nhỏ xíu ấy. Môi chú bắt đầu mấp máy và chú lại nghe thấy cái giọng bí hiểm không lẫn đi đâu được: “Con ong.”

“Trời đất quỷ thần ơi! Gaspard nghĩ, chuyện gì kỳ cục thế này: mình là mèo, thế mà thứ cỏ mình ăn lại làm mình biết nói.”

ĐỌC THỬ

Chàng mèo Gaspard Mac Kitycat, bạn chí cốt của Thomas, một hôm bỗng tự dưng biết nói. Chuyện đến tự nhiên như không. Gaspard mang dòng máu Scotland thừa hưởng từ bố, một danh miêu tiếng nổi như cồn trong loài Mèo Xanh của Anh, còn ở Pháp thì được gọi là mèo sác-trơ, thế nhưng màu lông lại xám xịt chứ không như cái tên. Tristram Mac Kittycat, tức công tước thứ mười ba của dòng họ Garth (một dòng họ lâu đời xứ Ê-cốt), ngay từ cái nhìn đầu tiên đã phải lòng một nàng mèo Pháp màu xám cũng dòng sác-trơ quyến rũ bậc nhất thiên hạ tên là Mouflette de Vaneau, nam tước Flon. (Nàng là hậu duệ của ngài Flonflon lừng danh đã tham gia chuyến tàu chở quân trang phục vụ Đại Quân. Vị tướng mèo này được Napoléon Đệ nhất đích thân phong tước nam tước trên chiến trường Austerlitz. Vinh dự này tưởng thưởng việc ngài đã có công giúp thống chế Murat diệt trừ lũ chuột đã dám to gan ra răng nghiến ngấu cả toa yến mạch của quân đội.) Cuộc hôn nhân mỹ mãn của công tước Tristram xứ Scotland và nữ nam tước Flon lần lượt cho ra đời bốn nhóc mèo nhà nòi. Gaspard Mac Kitycat, kẻ được định sẵn sau này sẽ kế tục cương vị Công tước thứ mười bốn dòng họ Garth, là anh cả. Người thân gọi cậu là Gaspard. Gaspard là một chú mèo can trường có bộ lông màu xám sac-trơ đặc trưng. Những kẻ ngù ngờ vẫn hay bảo: “Đó là một con mèo xám lông chuột”, dù rằng thật thiếu văn hóa mới đi so sánh một chú mèo với một con chuột.

Gaspard mê tít trò vờn nhay-rí rách-nhấm nháp đám cỏ mọc cuối vườn.

Một buổi sớm giống như bao buổi khác, Gaspard ngồi ăn sáng với Thomas. Khi Thomas đi học, Gaspard còn tiễn cậu chủ nhỏ ra tận cửa và đúng thủ tục tạm biệt hàng ngày, chú nói “Tạm biệt!” bằng một tiếng meo khe khẽ và một tiếng gừ gừ mãnh liệt. Gaspard nổi tiếng trong giới mèo là được trời phú một chất giọng mê ly. Tuy nhiên, có vẻ ý kiến của loài người về vấn đề này lại không được thống nhất cho lắm. Thomas quả quyết rằng Gaspard có một điệu meo meo tuyệt vời, và một âm meo hay lịm người. Nhưng bố của Thomas, lúc nào đang đọc báo mà nghe tiếng Gaspard nhặng lên đòi ăn tối là y như rằng khăng khăng: “Con mèo này có tiếng kêu y như tiếng cửa xát.” Nhưng dù gì, Thomas cũng luôn bảo vệ Gaspard đến cùng mỗi khi có ai nói xấu mèo cưng của cậu. Ngay từ hồi còn bé, Thomas đã luôn đối xử tốt với Gaspard. Cậu không bao giờ kéo đuôi, giật râu hay vuốt ngược lông Gaspard. Cậu cho Gaspard ăn, nói chuyện với Gaspard bằng giọng tôn trọng và trìu mến. Tóm lại, cậu đối xử với chú mèo của mình chẳng khác gì một con người, mà lại còn như người bạn thân nhất.

Vậy là, sáng hôm đó, sau khi Thomas ra khỏi nhà, Gaspard lang thang trong vườn và lại bắt đầu chơi trò vờn nhay-nhấm nhẳng-nhí nhách với đám cỏ. Có một loại cỏ cậu chàng chưa bao giờ nhìn thấy nhưng trông lại có vẻ đúng loại khoái khẩu. Gaspard xông vào vờn, nhai, nhí nhách, nhấm nháp và cuối cùng nuốt chửng lấy nó. Vừa nuốt qua khỏi cổ họng, Gaspard đột nhiên thấy như có một dòng điện kỳ lạ chạy rần rật từ vòm miệng xuống dạ dày. Một giây sau, một con bướm bay vèo qua râu chú ta và Gaspard, khi nhảy lên bắt bướm, nghe thấy một giọng nói nhỏ giống hệt tiếng một cây vĩ cầm đồ chơi. Cái giọng đó thì thầm: “Bướm kia, tao mà bắt được mày, tao chén thịt không tha!”

“Ai đang nói thế nhỉ?” Gaspard nhìn quanh quất, tự hỏi. Chú chẳng thấy bóng ai, nhưng lại nghe thấy giọng khe khẽ nói tướng lên suy nghĩ thầm kín của chú: “Ai đang nói thế nhỉ?”

“Chẳng có ai đang nói cả, vì làm gì có ai”, Gaspard tự nhủ. Và cùng lúc đó, chú vẫn lại nghe thấy cái tiếng nói bé tí, hao hao tiếng cây vĩ cầm đồ chơi. Nó lại nhại: “Chẳng có ai đang nói cả, vì làm gì có ai.”

“Chả đúng thế còn gì. Gaspard tự nhủ. Chẳng ai nói gì bởi vì làm gì có ai ngoài mình, và bởi vì mình thuộc họ nhà mèo, là mèo thì làm sao nói được chứ. Ấy thế mà mình lại nghe thấy ai đó nói: “Chẳng có ai nói cả, vì làm gì có ai.” Thế thì phải có một ai đó. Vì theo lẽ thường mà nói, không có người làm sao có tiếng.”

Trong khi đang bận băn khoăn thì cậu chàng lại nghe thấy tiếng rì rầm, giống hệt tiếng đàn vĩ cầm đồ chơi. Cái tiếng ấy lại nói rằng: “Chả đúng thế còn gì. Chẳng ai nói gì bởi vì làm gì có ai ngoài mình và bởi vì mình thuộc họ nhà mèo, là mèo thì làm sao nói được chứ. Ấy thế mà mình lại nghe thấy ai đó nói: “Chẳng có ai nói cả bởi vì làm gì có ai.” Thế thì phải có một ai đó. Vì theo lẽ thường mà nói, không có người làm sao có tiếng.”

Nghe những lời này, Gaspard đột nhiên có cảm tưởng một cái bóng điện năm trăm oát bật lên sáng rực trong đầu. “Mình có một phát kiến!” Chú tự nhủ.

Phát kiến của Gaspard rất đơn giản, như thế này: “Nếu có ai đó nói mà lại chẳng có ai ngoài mình, thì nhất định có ai đó đã nói, và ai đó chính là mình!”

“Mình phải làm sáng tỏ chuyện này mới được.” Gaspard tự nhủ.

Chú nhìn quanh một vòng . Ngay bên cạnh chú có một bông hoa màu đỏ nhụy vàng và đen. Gaspard nhìn kỹ bông hoa ấy. Môi chú bắt đầu động đậy và rồi rõ rành rành chú lại nghe thấy giọng nói bí hiểm, giống hệt tiếng một cây đàn vĩ cầm đồ chơi. Cái giọng ấy nói: “Hoa mỹ nhân.”

Một con côn trùng màu vàng có cái eo thắt đáy và sáu cái chân vừa đến đậu trên bông hoa mỹ nhân. Gaspard nhìn chằm chằm vào con bọ nhỏ xíu ấy. Môi chú bắt đầu mấp máy và chú lại nghe thấy cái giọng bí hiểm không lẫn đi đâu được: “Con ong.”

“Trời đất quỷ thần ơi! Gaspard nghĩ, chuyện gì kỳ cục thế này: mình là mèo, thế mà thứ cỏ mình ăn lại làm mình biết nói.”

Khám phá ra là mình biết nói, thoạt tiên Gaspard có một cảm giác chưa từng thấy từ trước đến giờ. Nó hơi giống sự hả hê khi chú vồ được con bướm bay cao tít, cánh xòe rộng, hay chộp được con thằn lằn nhanh như chớp và ranh mãnh, hay cắn ngập răng vào người tên chuột già kinh nghiệm đầy mình, xảo quyệt tinh ranh, hay lúc nhảy lên bàn ăn lúc mọi người quay lưng đi và cắp gọn một lát thịt quay ngon lành trước khi ai đó kịp nhận ra và tru tréo: “Đồ mèo hư đốn, đồ ăn vụng trắng trợn!” Gaspard rất mực hài lòng về mình. Chú nghĩ thầm: “Tự hào quá đi chứ. Chả gì mình cũng là con mèo đầu tiên trên thế giới biết nói!”

Đến đó, Gaspard quyết định sẽ suy nghĩ một lúc. Chú chọn tư thế mà nhà mèo coi là tốt nhất để bình tâm suy tưởng. Chúng thường ngồi xuống, bốn chân gập gọn dưới bộ lông, mắt lim dim, tai dỏng lên và những cái ria rung rinh, và chúng ngẫm nghĩ mông lung đến tận đầu từng sợi ria.

Hai phút suy nghĩ là đủ để Gaspard đi đến kết luận rằng quả thế thật, chú là con mèo đầu tiên trên thế giới biết nói, thế nhưng, chẳng có gì đáng để tự hào.

Giờ thì điều gì sẽ xảy ra với chú đây? Ngay khi mọi người xung quanh phát hiện ra Gaspard là con mèo đầu tiên biết nói, chú chắc như đinh đóng cột rằng chú sẽ chẳng còn lấy một phút bình yên.

Ấy thế mà Gaspard, như mọi con mèo khác trên đời, chẳng thích điều gì hơn là được sống bình yên.

Bất kỳ ai từng nghiên cứu về tính cách mèo đều biết rằng loài mèo không màng giàu sang, quyền cao chức trọng. Chẳng con mèo nào ham hố mấy trò thi thố ganh đua. Họ nhà mèo không bao giờ thèm tham gia thi chạy hay các thể loại đua tài hòng giật giải quán quân. Họ nhà mèo chẳng mảy may ham làm giàu hay ra điều ta đây, dù chúng cũng hài lòng ra trò đấy khi đĩa thức ăn của mình đầy ú, hay kể ra thì cũng lấy làm hãnh diện vì nhảy được từ cửa sổ sang cửa chớp rồi từ cửa chớp xuống mái nhà. Họ nhà mèo chả bao giờ phấn đấu để được ghi tên trên bảng vàng danh dự và khi người ta đóng hộp chúng trong một cái chuồng để trưng bày tại triển lãm mèo thuần chủng, nháo nhác trao hết bằng khen này huy chương nọ cho chúng, thắt ruy băng giải nhất xung quanh cổ chúng thì chúng chán ngấy lên, chúng ngáp dài, ngán ngẩm và coi tất cả sự nhộn nhạo đó chỉ là một trò ngớ ngẩn. Đố bói đâu ra một con mèo dương dương tự đắc hay khát khao được nhận huy chương, hay quyết đấu đá hòng được thăng chức hay ứng cử vào một hội đồng, viện hàn lâm hay bộ máy lãnh đạo nào đấy.

Loài mèo không khiêm tốn mà cũng chẳng kiêu ngạo: đơn giản, chúng chỉ thích thủng thẳng làm những gì mình muốn. Chúng thích so vai dưới đám lông mềm mượt mà lượn lờ những khi nổi hứng dạo chơi, Chúng thích ngủ cạnh bếp lửa khi trời trở lạnh và ngủ trên sàn bếp mát rượi khi trời nóng bức. Chúng khoái nằm trên đầu gối ai đó mà gừ gừ những khi mát tính và quay đít chuồn thẳng khi ai đó không tinh ý cứ muốn vuốt ve chúng đúng lúc chúng không có hứng.

“Lỡ con người khám phá ra mình là con mèo đầu tiên trên thế giới biết nói, Gaspard nghĩ, họ sẽ xoắn lấy mình mà chăm bẵm, đến mức mình hết chịu nổi mất thôi.”

Người ta sẽ xúm xít quanh chú, chất vấn, kiểm tra, phỏng vấn, bắt chú làm thí nghiệm tới lui, rồi đổ lên đầu chú cả đống phân tích, bắt chú tham dự hội thảo khoa học, họp hành, tọa đàm, chuyên đề tối mắt tối mũi, trả lời hết điều tra này đến bảng câu hỏi kia, rồi chủ trì các lễ kỷ niệm, rồi trao thưởng liên miên, chỉ nghĩ thế thôi đã làm Gaspard buồn vô hạn. Chú sẽ bị cả đám nhà khoa học vây quanh, làm đủ trò, khám xét đủ kiểu với những: “Há miệng ra và nói A đi nào.” Họ sẽ nghiên cứu thanh quản chú, sẽ đưa cả đống máy móc vào trong người chú. “Chắc chắn là khi phát hiện ra mình biết nói, họ sẽ gửi mình đến trường ngay, bắt tập đọc, tập viết, học hành đến nơi đến chốn. Trên lớp mình sẽ phải mài đũng quần, còn về nhà phải cắm mặt vào làm bài tập. Vì mình là con mèo bác học duy nhất ở trường, ai cũng sẽ nhìn ngó săm soi mình và lũ trẻ tai quái cùng lớp sẽ hành mình đủ trò đủ kiểu. Mà đã hết đâu, khi mình tốt nghiệp phổ thông, dám cá là họ sẽ bắt mình học tiếp lắm. Mình đến nước phải vào đại học mất thôi!”

Chỉ nghĩ đến viễn cảnh trước mắt, Gaspard đã rầu phát khóc. Chú khóc ngon lành theo kiểu mèo. Những nỗi buồn-mèo không làm mèo chảy nước mắt mà chỉ làm đầu chúng lắc lư. Gaspard ước chi chú vẫn còn có thể mỉ meo buồn thảm. Thế mà than ôi, từ khi thành một con mèo biết nói, ngay cả nỗi buồn cũng chẳng làm chú bật ra được tiếng meo meo rên rỉ nào, thứ âm thanh làm loài người điên tiết nhưng lại xoa dịu tâm hồn một con mèo đang đau khổ. Giờ thì chú chỉ có thể thốt lên những câu tuyệt vọng, kiểu như: “Đến khổ! Rồi chuyện gì sẽ xảy ra nữa đây?” Chú thậm chí còn thốt lên một câu mà đến chính chú cũng phải ngạc nhiên: “Kiếp trước mình đã làm gì nên tội để giờ bị đày đọa thế này cơ chứ?” (Thật ra, đó là câu cửa miệng của mẹ Thomas mỗi khi cậu giở trò nghịch dại: Tôi đã làm gì nên tội mà giờ lại có đứa con như thế này hả Giời?)

Đang núp kín trong bụi lý chua cuối vườn để được yên thân với nỗi buồn của mình thì Gaspard nghe thấy tiếng cô mèo hàng xóm sột soạt phía sau bức tường chung giữa hai nhà. Minna-mi-nhon (chính là tên cô nàng) cảm nhận được sự có mặt của cậu bạn Gaspard sau bụi lý chua. Cô tiến vài bước về phía cậu chàng và ỏn ẻn cất tiếng mèo chào ngọt ngào, có nghĩa là cô yểu điệu lại gần, âu yếm cọ cọ thân hình mềm như nhung và khẽ kêu những tiếng rừm rừm rừm như tiếng ấm nước reo. Gaspard chẳng biết chui vào đâu nữa. Chú tiu nghỉu, tai rủ xuống. Minna lo lắng khi thấy cậu bạn vui tươi của mình vác cái bản mặt thảm hại đến vậy. Cô nhướng cặp lông mày mèo lên và động đậy phát ra mấy tín hiệu râu, mà theo ngôn ngữ mèo là để hỏi: “Cậu sao thế?”

Không kịp kiềm chế, Gaspard trả lời: “Minna đáng thương ơi, tớ khổ quá.”

Nghe thấy giọng nói bé tí không biết từ đâu ra phát lên những lời nói của một con người chính cống, những từ ngữ giống hệt âm thanh của tiếng vĩ cầm đồ chơi, Minna-mi-nhon nhảy dựng lên vì kinh sợ. Cô nàng xù lông, phồng đuôi ra trông hệt một bông hoa đuôi chồn, cong lưng lên, rồi vừa khục khặc vừa hắt hơi đến ba lần liền. Cô nhìn quanh quất xem ai vừa nói rồi nhảy vọt lên như một cái lò xo, phi thẳng vào nhà mà trốn tận trên nóc tủ bếp. Chỉ còn lại Gaspard trơ trọi với nỗi buồn thầm kín, bị cô bạn mèo bỏ rơi, và trái tim trĩu nặng.

Cậu thở dài não nề rồi nói:

Thật là bối rối, trớ trêu
Nửa người nửa ngợm – nửa mèo nửa không
Là mèo chính hiệu – có lông
Là người chính hiệu – nói không… giống mèo!

Là người ư? Hay là mèo?
Không không tôi quyết là mèo mà thôi!
Nhưng các bạn hữu – than ôi
Tôi cất giọng nói họ thời đứng trơ

Minna hoảng hốt bơ phờ
Cô nàng yêu quý từng chờ đợi tôi
Thomas có thốt được lời:
Mèo cưng biết nói tiếng người mới ghê?

Chao ôi bất hạnh tái tê
Tiếng «meo meo» có còn về cùng tôi?

Nghe những lời mình vừa nói, chính Gaspard cũng phải nhảy dựng lên: “Ối chao ôi! Ăn với chả nói (nói! đúng thế, mình vừa nói ra thứ gì thế này), trời đất quỷ thần ơi, chả phải mình vừa mới ứng khẩu thành thơ ư? Chỉ còn thiếu có thế nữa thôi! Mình đã có đủ lo lắng rồi. Giờ lại còn nhà thơ với chả thi sĩ nữa, bất hạnh của bất hạnh cái thân tôi chưa.”

Nhưng Gaspard không muốn thì cảm hứng vẫn lũ lượt kéo đến, và chú lại bắt đầu cất giọng thơ thẩn:

Mình bối rối và mình sầu não
Cớ làm sao ra nông nỗi như vầy?
Đâu có màng được nói, ô hay?
Muốn hạnh phúc, phải sống đời ẩn dật!

Sống kiếp mèo mà hồn Thơ dào dạt
Tự vấn mình thơ đến từ đâu?
Thơ thẩn chi cho mặt ủ mày chau
Muốn hạnh phúc, phải sống đời ẩn dật!

“Cái hay trong bài thơ này, Gaspard bụng bảo dạ, chính là phần mà người ta gọi là điệp khúc: Muốn hạnh phúc, phải sống đời ẩn dật. Không nói ngoa chứ đó đúng là một phát hiện…

“Nhưng, chú lại nhớ ra, làm ra những vần thơ đẹp thì cũng chẳng có gì mà ra điều ta đây! Nguyên làm mèo biết nói đã đủ phiền phức rồi! Lại còn cái chuyện thơ ca này nữa, mình gặp rắc rối to rồi.”

Gaspard thấy mình không chỉ chịu kiếp một con mèo biết nói, mà còn phải làm thi sĩ, sống với một nàng thơ đeo vòng nguyệt quế, thúc bách chú gẩy đàn luýt thâu đêm. Làm nhà thơ, chú sẽ phải tiếp báo chí, bị phỏng vấn trên đài, mỗi ngày phúc đáp cả nghìn lá thư, phải lên ti vi, họp báo, tham gia hội thảo. Là một nhà thơ thiếu may mắn thì còn tệ hơn, chú sẽ chết đói, uống rượu như hũ chìm, cầu bơ cầu bất và kết thúc cuộc đời trong bệnh viện. Gì thì gì, nghề nhà thơ, đó là một cuộc đời chó đói dành cho một con mèo.

Lòng ngổn ngang trăm mối vì thứ tai bay vạ gió bỗng đâu giáng xuống đầu, Gaspard quả quyết trốn kỹ cho đến khi nào Thomas đi học về để chú có thể nói chuyện riêng với cậu chủ. Chú leo lên tầng áp mái, nằm dài trên cái ghế phô tơi cũ ưa thích. Quá nhiều cảm xúc và những cú sốc dồn dập đã vắt kiệt sức chú. Chú nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Trong khi chú ngủ, lũ chuột trên tầng áp mái ngạc nhiên quá đỗi vì cứ nghe kẻ thù truyền kiếp của chúng lảm nhảm trong mơ. Gaspard nhay đi nhay lại suốt cơn ác mộng của chú: “Tôi không muốn biết nói… Ôi! Thật khổ thân tôi! Thật khổ thân tôi! Trả lại tiếng của tôi đây…”

“Gaspard phát điên mất rồi.” Lũ chuột lắc đầu thương cảm.

Trời đã xế chiều khi Gaspard thức dậy. Chú ra đầu cầu thang lắng nghe tiếng động trong ngôi nhà. Giờ này, Thomas chắc đang ở trong phòng riêng và làm bài tập về nhà (mà có thể là đang đọc Luky Luke cũng nên). Đường hoàn toàn thông thoáng. Hết sức dè chừng, Gaspard rón rén đi đến tận cửa phòng Thomas và cào nhẹ vào cánh cửa. Bạn chú ra mở cửa, bế chú lên và gãi gãi đầu chú: đó là một cử chỉ thân mật mà thường ngày Gaspard vẫn rất lấy làm khoái. Nhưng giờ chú chỉ nóng nảy lắc đầu. Chú có hàng đống việc hệ trọng phải lo chứ đâu chỉ có mỗi việc được Thomas vuốt ve.

– Cậu không muốn gừ gừ à? Thomas ngạc nhiên. Hay là cậu sắp lên cơn khó ở đấy?

– Tớ cần nói với cậu một chuyện nghiêm túc. Gaspard nói.

Thomas nhìn quanh quất khắp nơi mà chẳng trông thấy điều gì có thể giải thích thứ mà cậu chắc chắn là đã nghe thấy. Ai đó đã nói: “Tớ cần nói với cậu một chuyện nghiêm túc.” Ai đó đã nói. Nhưng Thomas lại chẳng trông thấy ai.

– Ai đó? Cậu hỏi.

– Tớ, Gaspard đáp, giọng cáu kỉnh.

Từ sáng đến giờ, giọng chú nói đã tròn vành rõ chữ hơn.

Giờ thì nó chẳng còn giống âm thanh của đàn đồ chơi chút nào nữa. Mà là một giọng mạch lạc, khá trong, một giọng trẻ trung nhưng bị nỗi lo lắng và bồn chồn làm cho có chút căng thẳng.

– Ai nói đấy? Thomas hoang mang.

– Tớ không thích người ta lấy tớ làm trò giễu cợt đâu đấy nhé! Cậu cũng nói bằng giọng cáu kỉnh.

Thomas đặt Gaspard lên bàn và nhìn thẳng vào mắt chú.

– Tớ không thích người ta lấy tớ làm trò giễu cợt đâu đấy nhé! Cậu cũng nói bằng giọng cáu kỉnh.

Cậu tự nhủ chắc đài vẫn bật nên đi kiểm tra. Nhưng đúng là nó đã tắt.

– Thấy chưa! Đã bảo là tớ rồi còn gì! Gaspard lại nói, sốt hết cả ruột.

Thomas nhìn không chớp mắt vào cặp môi mèo đang mấp máy.

– Nhắc lại điều cậu vừa nói đi.

– Tớ bảo chính tớ đã nói, Gaspard bực bội đáp (bằng văn xuôi), rồi tiếp tục (lần này thì bằng thơ):

Tớ nào biết tớ là ai

Người-xấu-trai hay Mèo-đẹp-trai hỡi Giời?

Nơm nớp sợ cất tiếng người

Ông chủ nổi giận thì đời ra tro

Bởi từ thuở xa xưa trời đất

Tiếng người thì người biết mà thôi

Mèo phải im lặng cả đời

Phận mèo có đổi kiếp người được đâu!

– Ai dạy cậu ngâm thơ thế? Thomas hỏi, sửng sốt vì nghe thấy một bài thơ từ miệng chú mèo của cậu.

– Không phải thơ ngâm đâu, Gaspard khiêm tốn. Thơ tớ mới sáng tác đấy.

– Thế là cậu không chỉ biết nói, cậu còn xuất khẩu thành thơ cơ đấy?

– Họa vô đơn chí mà. Gaspard triết lý.

– Từ từ ngồi xuống và nói chuyện bình tĩnh xem nào, Thomas vỗ về.

Nói rồi, cậu ngồi xuống ghế còn Gaspard ngồi trên bàn.

– Kể tớ nghe xem đã xảy ra chuyện gì.

Gaspard kể mọi chuyện cho Thomas từ đầu: loại cỏ bí hiểm mọc ở cuối vườn mà chú trót ăn phải, những lời đầu tiên chú thốt ra, việc trở thành con mèo đầu tiên biết nói làm chú choáng váng ra sao, cuộc chạm trán với Minna-mi-nhon, nỗi khổ tâm vì bị đồng loại xa lánh.

– Tớ hiểu là thái độ của Mina-mi-nhon làm cậu đau lòng, Thomas nói sau khi nghe đầu đuôi câu chuyện. Nhưng hình như cậu chưa nhận ra cậu đang có cuộc phiêu lưu thú vị đến chừng nào. Cậu là một trường hợp đặc biệt. Cậu sẽ được nếm mùi vinh quang, sẽ tiền bạc rủng rỉnh. Nói theo cách nào đấy, là con mèo đầu tiên trên thế giới biết nói còn hơn cả người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ấy chứ. Cậu sẽ có cơ hội phục vụ khoa học, việc mà chưa con mèo nào làm được từ xưa đến nay!

Gaspard vặc lại rằng thì chú sợ chính cái vinh quang ấy, cùng tất tật những thứ dích dắc sẽ lôi tuột chú ra khỏi cuộc sống mèo thầm lặng mà hạnh phúc. Mà chú còn có một mối lo ngại lớn hơn, ấy là mượn cớ bắt chú phục vụ khoa học, khoa học sẽ mặc sức lợi dụng chú.

– Phục vụ khoa học, nghe thì hay đấy – chú nói bằng giọng từng trải của một con mèo lõi đời (dù chỉ là một cậu mèo mới lớn). Nhưng phục vụ khoa học là gì nào, có mà là mua vui cho mấy tay bác học gàn dở, tính khí thất thường, không thì cũng chỉ tổ biến thành một thứ công cụ đen tối trong tay họ, để rồi một ngày đẹp trời họ được lôi ra trao giải Nobel.

Thomas không đồng tình với sự cảnh giác của Gaspard. Thế giới rộng lớn của loài mèo vẫn còn là thế giới bí ẩn, hoàn toàn chưa được biết đến.

– Cậu có hiểu được là cho đến tận bây giờ chưa ai biết chính xác mèo nghĩ gì trong đầu và, nhờ có cậu, cuối cùng thì người ta sẽ biết không hả?

Gaspard thấy phẫn nộ vì phân tích của Thomas.

– Đừng hòng dụ tớ phản bội lại dòng giống mèo nhà tớ, để có gì trong đầu họ nhà mèo cũng khai ra bằng hết nhé. Còn lâu. Thứ nhất, bởi vì những người xứng đáng được biết, như cậu chẳng hạn, thì luôn biết cách hiểu loài mèo, cũng giống như mèo vẫn hiểu được họ. Những kẻ khác ấy à, những kẻ cứ luôn mồm nói rằng mèo là đồ đạo đức giả, quỷ quyệt, kệch cỡm, đỏng đảnh, khinh khỉnh, tóm lại là những kẻ ngu ngốc, phân biệt đối xử với loài mèo, đám ấy cần gì được giải thích về những thứ diễn ra trong đầu mèo chứ, mà có nói thì cũng khác gì đàn gẩy tai trâu.

– Thôi được, Thomas nhượng bộ. Tớ hiểu là cậu không màng đến hư danh, cậu dè chừng cánh bác học và cậu không muốn trở thành phiên dịch chính thức của dân tộc mèo, người trung gian giữa loài mèo và loài người. Nhưng gì thì gì, sự giàu có làm gì đến nỗi mang bực dọc vào thân đến thế? Là một con mèo biết nói, cậu thích bao nhiêu tiền cũng có, đóng phim, tổ chức những chuyến công diễn, lên truyền hình và còn gì nữa ai mà biết được?… Cả quảng cáo nữa không chừng!

– Cậu biết tớ mà, Gaspard nói, giọng có phần khổ tâm, và cậu cũng biết họ nhà mèo. Cậu đã bao giờ gặp một con mèo vụ lợi chưa? Cậu đã bao giờ gặp một con mèo mê tiền chưa? Bằng chứng á, đó là mèo có đủ màu, mèo xám, mèo đen, mèo xanh, mèo xanh lá, mèo hung đỏ, vân vân, có mèo lông dài, mèo lông ngắn, mèo có đuôi và mèo không đuôi, nhưng đố cậu tìm thấy con mèo nào có túi đấy.

Thomas xin lỗi, nhưng Gaspard đã hiểu nhầm ý cậu.

– Ấy, Thomas nói, Tớ biết cậu chẳng bao giờ màng đến tiền bạc. Và tớ cũng biết những người bảo loài mèo ích kỷ lầm to. Khi tớ lạnh, cậu đến bên sưởi ấm cho tớ. Khi tớ buồn, cậu làm trò cho tớ vui. Khi bắt được chuột, cậu nghĩ ngay đến tớ và tha nó lại cho tớ. Thế nên tớ mới nghĩ là nếu có thể trở nên giàu có, thì cậu sẽ giàu có để tặng Minna-mi-nhon và tớ những thứ sẽ làm bọn tớ vui lòng.

– Tớ biết, Gaspard trả lời, thứ làm cho các cậu vui, ấy là tình bạn của bọn mình. Tin tớ đi, Thomas, các món quà đẹp nhất thế giới cũng không đáng giá bằng một người bạn chân thành. Cậu biết thừa rằng tớ chẳng có khí chất của một con mèo thương gia, và rằng tớ chẳng có khả năng lo các vấn đề tài chính. Tớ đã đủ bất hạnh về những thứ đang xảy ra với tớ rồi. Nếu tớ còn phải ngập đầu trong cả đống tiền như thế thì đó sẽ là ngày tận thế!

Dứt lời, và lại nghĩ đến tình trạng của chú lúc này, đến món quà lời nói đáng nguyền rủa mà chú đã bị giáng cho từ sáng, Gaspard lại ngó ngoáy đuôi trong vô vọng. Chú khóc dấm dứt và lại buột ra khỏi miệng một bài thơ buồn như một con mèo lạc bị nhốt trong cũi. Đó là một bài thơ bị ngắt quãng giữa những tiếng nức nở, nghẹn ngào, như chúng ta có thể thấy ngay bây giờ:

Ta là gã mèo bơ

Bơ bất bơ bơ bất

Bất hạnh và bất bơ

Ta có trái tim tan

Tan vỡ tan tan vỡ

Một trái tim vỡ tan

Ta là gã mèo đang

Đang đang đang đáng đáng

Một gã mèo đáng thương.

Thấy bạn mèo của mình sụt sùi như thế, chính Thomas cũng muốn òa khóc theo. Nhưng cậu kìm lại được những giọt nước mắt và tự nhủ rằng tốt hơn hết là phải hành động, chứ không phải chỉ ngồi rên rỉ.

– Mình nghĩ xem nào…, cậu nói.

“Có một giải pháp hết sức đơn giản, cậu lên tiếng sau một hồi suy nghĩ, cậu chỉ việc im lặng thôi, thế là chẳng ai nhận ra cậu biết nói cả.

– Nói thì dễ, Gaspard đáp. Nhưng từ sáng, từ khi tớ biết nói, tớ đã nghiệm ra là lời nói cũng giống như một con chim. Mình đinh ninh là giữ được nó, thế mà nó cứ vuột bay ra. Đó chính là thứ mà loài người các cậu gọi là buột miệng. Một ý tưởng mới chỉ vụt qua đầu, và a lê hấp! người ta còn chả kịp có thời gian nói Ôi! thì từ ngữ đã chui ra khỏi miệng rồi. Im lặng khi cậu không biết nói thì dễ như bỡn. Nhưng ngăn không cho lời nói đi nhanh hơn cậu thì lại là chuyện khác!

Thomas thừa nhận đúng là như thế.

– Hay cậu chịu khó mang rọ, tớ sẽ bảo cậu đã biến thành một con mèo dữ, dữ như một con chó dữ. Nhà mình sẽ đặt biển cảnh báo trước cửa: ‘Chú ý! Mèo dữ!” Nhưng thế thì đúng là khổ cậu.

– Không đời nào! Gaspard hết sức bất bình về ý tưởng này. Hơn nữa, nếu có một cái rọ lù lù ở miệng thế thì tớ còn bắt chuột, bắt ruồi, bắt thằn lằn… thế nào được nữa!

– … cả chim nữa chứ! Thomas lẩm bẩm, cậu vẫn trách móc cậu bạn mèo cái gu quá khích đối với những con chim sẻ, chim oanh, và lũ gà Nhật.

– Chẳng có ai hoàn hảo cả! Mèo ta gọn lỏn.

Gaspard chưa bao giờ thích kiểu trách móc này. Chú thấy thậm bất công khi con người được ngồi trên bàn, ăn gà rô ti lại kêu la phẫn nộ khi thấy chú ngồi chén một con chim bé xíu.

Thomas và Gaspard lật đi lật lại vấn đề: thu xếp thế nào để mọi người, đặc biệt là người lớn, không nhận ra là Gaspard đã trở thành một con mèo biết nói?

Không tìm ra giải pháp, cả hai im lặng một hồi lâu, buồn bã, chán nản.

– Nghe này, Thomas nói, mình sẽ không ngồi ở đây mà than vãn như thế. Tối nay, có một buổi biểu diễn xiếc. Tớ sẽ dẫn cậu đi. Mình sẽ thấy khuây khỏa, mà trong lúc ấy, bố mẹ và những người khác chẳng hơi đâu để mắt đến bọn mình, và người ta sẽ chẳng nhận ra là mèo cưng của tớ trở thành mèo biết nói đâu.

– Tớ làm gì còn đầu óc nào mà vui chơi giải trí, Gaspard ảo não.

– Đi nào! Đi nào! Thomas hét lên. Lần nào đi xem phim hay xem kịch với tớ, cậu chẳng háo hức thế còn gì.

– Xem phim thì còn được, Gaspard nói. Chứ xiếc thì…

Đúng là Gaspard rất thích đi xem phim với Thomas. Thứ chú thích hơn cả là phim hoạt hình. Chuột Mickey là một trong những diễn viên yêu thích của chú. Nhưng ở rạp xiếc, chú không thích các trò dạy thú lắm. Chú chỉ trích những con hổ diễn trò là thiếu tự trọng. Chú nói rằng, một con mèo to xác, dù mạnh mẽ, vằn vện thế nào, cũng không bao giờ được chịu thuần phục để chạy trên thùng tô nô, nhảy qua vòng hay làm những trò mạo hiểm như thế.

– Tối nay, không có hổ làm xiếc đâu, Thomas thông báo, đoán ngay ra ý nghĩ của cậu bạn mèo. Không tranh cãi nữa. Tớ sẽ dẫn cậu đi. Nó sẽ làm đầu óc cậu sáng sủa hơn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button