Văn học nước ngoài

Con Đường Xứ Flandres

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Claude Simon

Download sách Con Đường Xứ Flandres ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Con đường xứ Flandres, xuất bản năm 1960, được Claude Simon viết dựa trên những trải nghiệm của chính ông trong những năm chiến tranh Thế giới thứ II.

 

Tác phẩm là những hồi tưởng của nhân vật chính – Georges – về trận đánh vào năm 1940 mà trung đoàn kỵ binh của anh đã thất bại và về quãng thời gian anh ở trong trại tập trung của quân Đức.

 

Sĩ quan chỉ huy của Goerges – de Reixach – được giải đi bởi một người làm công cho anh ngày trước, người có lẽ đã từng có quan hệ tình cảm với Corinne, vợ của Reixach. Georges chứng kiến cảnh de Reixach bị một xạ thủ bắn chết. Anh nghi ngờ rằng de Reixach cố tình phơi mình ra trước họng súng để chịu chết và anh bị ám ảnh bởi sự bí ẩn của việc tự sát này: liệu rằng đó là do de Reixach cảm thấy xấu hổ vị thất trận hay vì biết được vợ mình ngoại tình? Trong hình dung của Georges, Corinne là một phụ nữ vô cùng khêu gợi. Sau khi chiến tranh kết thúc, anh ngủ với cô cốt để tìm lời giải đáp cho điều bí ẩn về cái chết của de Reixach và cả để đồng cảm với Reixach nhưng không đạt được kết quả.

 

Ẩn chứa đằng sau việc lên án chiến tranh, cuốn tiểu thuyết còn khai thác những tính cách của con người, nhưng dục vọng và những hiểu biết hạn chế của chúng ta về các sự việc xảy ra. Với tựa gốc “Description fragmentaire d’un désastre” (tạm dịch là: Những mô tả rời rạc về thảm họa), cuốn tiểu thuyết không sử dụng lối kể truyện thông thường, kể theo trình tự mà lại thuật lại mọi sự kiện theo lối “xây dựng cảm nhận dựa trên trí nhớ” (lời của Simon), quyện chặt với một chuỗi các sự kiện tạo nên những móc xích xung quanh thời khắc xảy ra cái chết của de Reixach, và lời kể khi thì ở ngôi thứ nhất, khi thì ở ngôi thứ ba số ít. Chưa hết, các sự kiện, sự việc trong cuốn tiểu thuyết được diễn tả bằng cả những lời độc bạch của nhân vật chính lẫn những lời khai của một người bạn tù – Blum và của Corinne.
Tôi dám khẳng định: cuốn sách này sẽ chỉ có một công chúng độc giả hạn hẹp. Nó không dành cho những người tìm khoái thú dễ dàng ở một cốt truyện nhiều tình tiết li kì hay éo le hay hấp dẫn theo cách thông thường. Chúa chứng giám là tôi tuyệt nhiên không có ý làm nản lòng độc giả, nhưng quả thực là ngay cả ở Pháp, quê hương của tác giả, thái độ của nhiều trí thức trung bình đối với sách của Claude Simon cũng chỉ “kính nhi viễn chi” mà thôi.

 

Song tôi lại dám nói những ai tìm đến cuốn sách này với một lòng ham muốn khám phá địch thực sẽ như bị bùa mê và sẽ đọc nó chí ít vài lần nữa.

 

Lời giới thiệu này dành cho loại độc giả đó. Hy vọng nó sẽ cung cấp được một số đường dây khả dĩ giúp họ tìm được lối trong mê cung (kì thú của thi pháp tiểu thuyết Simon). Sở dĩ tôi gọi là mê cung bởi chính tác giả đã làm việc tám tháng ròng trên từng đoạn nhỏ, lẫn lộn không phân biệt, đến nỗi ông phải dùng những sợi chỉ màu đánh dấu mới có thể định hướng được trong cái mê cung đó.

 

Ở mé cực đông bắc nước Pháp, sát biên giới Bỉ, một con đường thẳng tắp xuyên qua những đồng cỏ có rào ngăn xen lẫn với những khóm rừng nhỏ lác đác trên một địa hình gập ghềnh. Đó là một vùng quê gồm một số làng và thị trấn nhỏ chẳng có gì hấpdẫn du khách. Con đường chạy theo hướng đông – tây từ Solre-le-Cháteau đến một nơi gọi là Les Trois Pavés, ở đó nó gặp quốc lộ 2 nối liền Avesnes-sur-Helpe ở phía nam và Mauberge ở phía bắc và cuối cùng dẫn đến Bruxelles Antwerp và mũi đất Hà Lan.

 

Trước khi đâm ra Quốc lộ 2, con đường D962 chạy qua gần một ngôi làng tên là Sars-Poteries. Như tên gọi của nó, làng này là một trung tâm sản xuất gốm. Và chính tại đây đã diễn ra, trong Thế Chiến II (1939-45), sự kiện trung tâm của cuốn tiểu thuyết bi tráng này.

 

Đó là thời kỳ bi thảm của những người lính Pháp bại trận khi mà những sư đoàn thiết giáp xe tăng Panzer của Đức được không quân yểm trợ; ào ạt vượt sông Mcuse, tràn qua những vùng hầu như không được phòng thủ, đè bẹp sự chống trả tuyệt vọng của những đơn vị khinh kỵ binh Pháp tan rã, hỗn loạn, tháo chạy. Sự thất trận nhục nhã này đã xoay chuyển tiếng trình lịch sử Châu Âu trong phần còn lại của thế kỷ, vì nếu trong trận song Mcuse, quân Pháp không bị một đòn giập đầu quyết định đến thế thì hẳn cuộc chiến và hậu quả của nó đã ngoặt sang một chiều hướng hoàn toàn khác.

 

Một trong những người lính trong đám tàn quân rút lui từ đông sang tây vào những ngày xuân rực nắng ấy chính là chàng tân binh 26 tuổi Claude Simon. Cùng với một lính trơn khác, Simon ruổi ngựa theo hai sĩ quan, một đại úy và một trung úy. Khi họ rời Sars-Poteries đi tiếp vể phía Avesnes-sur-Helpe, một tên bắn tỉa phục sau một hang rào đã hạ thủ viên đại úy. Những người sống sót chạy thục mạng để rồi cuối cùng vẫn sa vào tay quân Đức. Simon cùng khoảng một ngàn lính Pháp khác bị đưa đến một trại tù binh ở vùng Saxe, nhưng ít lâu sau ông trống thoát. Torng nhiều năm sau, hồi ức về những ngày khủng khiếp trên con đường xứ Flandres ấy chin dần trong ông và đến năm 1960, cuốn tiểu thuyết này ra đời. Ở đây, những trải nghiệm của ông vào mùa xuân trước đó hơn 20 năm được phát triển thành những suy ngẫm sâu sắc, xáo động, khốc liệt về chiến tranh, những tự vấn về bản thể và bản cách, về thời thế và thời gian, nỗi khát khao tình yêu, những đau khổ và những ảo tưởng day dứt của con người


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button