Văn học nước ngoài

Chúng Tôi Đã Từng Là Người Lính Trẻ

Chung toi da tung la nguoi linh tre - Lt.Gen.Harold G.Moore & Joseph L.Galloway1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lt.Gen.Harold G.Moore & Joseph L

Download sách Chúng Tôi Đã Từng Là Người Lính Trẻ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2.DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đây là câu chuyện về những kỷ niệm của một thời. Đó là năm 1965, 1 năm rất khác biệt, một năm đánh dấu một thời đại kết thúc cho nước Mỹ và một thời đại mới bắt đầu. Lúc đó chúng ta đã cảm nhận được nó, bằng nhiều cách khác nhau cuộc sống của chúng ta thay đổi quá lớn, quá đột ngột, và bây giờ nhìn lại chúng khi 1/4 thế kỷ đã đi qua chúng ta hoàn toàn chẳng mảy may nghi ngờ về những điều đó. Đó là năm nước Mỹ quyết định dính líu trực tiếp với những mối quan hệ theo kiểu Byzantine (phức tạp) tới một đất nước xa xôi, mơ hồ với nhiều người, Việt Nam. Đó là năm chúng ta bước vào chiến tranh. Theo nghĩa đen “chúng ta” những người bước vào cuộc chiến là tất cả chúng ta, những người Mỹ, cho dù có một sự thật là phần đông không có hiểu biết gì, chẳng quan tâm tới và không có mối quan hệ nào đáng kể tới những gì đang xảy ra ở một nơi rất xa.
Vì vậy câu chuyện này kể về một nhóm người nhỏ hơn trong số chúng ta ở trên: Những người lính Mỹ chiến đấu đầu tiên, những người ngồi trên những tàu biển chở quân của thời Thế chiến thứ II, đi tới một nơi chưa biết bao giờ, và chiến đấu trong một trận đánh quan trọng đầu tiên của một cuộc chiến mà sẽ kéo dài tới 10 năm và gần như hủy diệt nước Mỹ như nó đã huỷ diệt Việt Nam.
Chiến dịch Ia Drang trong chiến tranh Việt Nam giống như cuộc nội chiến Tây Ban Nha khủng khiếp trong Thế chiến thứ II. Một cuộc diễn tập; nơi mà những chiến thuật, kỹ thuật, và vũ khí mới được thử nghiệm, được hoàn thiện hay vứt bỏ đi. Tại Ia Drang cả hai phía đều tuyên bố dành chiến thắng và cả hai đều nhận những bài học, một vài trong số chúng dối trá một cách nguy hiểm, mà tiếng vang và tầm ảnh hưởng của chúng kéo dài suốt một thập kỷ chiến tranh đẫm máu.
Đây là những gì chúng tôi đã làm, đã thấy, đã chịu đựng trong 34 ngày chiến dịch tại thung lũng Ia Drang, cao nguyên trung phần, Miền Nam Việt Nam tháng 1 năm 1965, khi đó chúng tôi trẻ, tin tưởng và yêu nước trong khi những người dân chúng tôi không biết và ít quan tâm tới những hy sinh của chúng tôi.
Một câu chuyện chiến tranh, bạn nghĩ như vậy? Không chính xác lắm, cho những mục đích cao hơn đây là một câu chuyện tình, những hành động của chúng tôi được kể theo ngôn ngữ của chúng tôi. Chúng tôi là những đứa trẻ của những năm 50 và chúng tôi đi tới những nơi được điều tới bởi vì chúng tôi yêu đất nước này. Hầu hết chúng tôi là lính nghĩa vụ nhưng chúng tôi tự hào khi có cơ hội phục vụ tổ quốc giống như cha chúng tôi đã từng trong thế chiến thứ II, như anh chúng tôi đã từng trong chiến tranh Triều Tiên. Chúng tôi là những thành viên của một sư đoàn chiến đấu tinh nhuệ, dày dạn kinh nghiệm được huấn luyện nghệ thuật chiến tranh không vận cơ động mới theo chỉ thị của Tổng thống John F. Kennedy.

 

Ngay trước khi chúng tôi lên tàu sang Việt Nam, quân đội đã trao cho chúng tôi những lá cờ lịch sử của Sư đoàn kỵ binh bay số một và tất cả chúng tôi tự hào gắn lên cầu vai một tấm vải cứng hai màu vàng đen với một hình đầu ngựa nhìn nghiêng. Chúng tôi ra trận bởi vì Tổ quốc yêu cầu chúng tôi, bởi vì vị tổng thống mới của chúng tôi Lyndon B. Johnson ra lệnh cho chúng tôi, nhưng quan trọng hơn là bởi vì chúng tôi coi đó là nhiệm vụ của chúng tôi. Đó chính là một dạng của tình yêu.
Có một thứ tình yêu khác huyền ảo hơn nhiều đến với chúng tôi một cách tự nhiên trên chiến trường, cũng giống như là nó có mặt tại mọi chiến trường trong các cuộc chiến tranh mà con người đã phải chiến đấu. Tại một nơi giống như địa ngục chúng tôi khám phá ra tình yêu của mỗi chúng tôi dành cho nhau. Chúng tôi bắn giết vì nhau, chết cho nhau, khóc than cho nhau. Và tới một lúc nào đó chúng tôi thương nhau như anh em ruột thịt. Trong trận chiến, thế giới của chúng tôi co lại còn có 2 người bên trái và bên phải của mình cùng với quân thù vây xung quanh. Chúng tôi nằm giữ tính mạng của người khác trong tay mình và chúng tôi đã học cách chia sẻ nỗi sợ hãi, niềm hy vọng, những giấc mơ của nhau cho nhau.
Chúng tôi là những đứa trẻ của những năm 50 và là những thanh niên vạm vỡ của tổng thống Kennedy đầu những năm 60. Ông ấy nói với thế giới rằng người Mỹ sẽ “trả bất kỳ giá nào, chịu đựng bất kỳ gánh nặng nào, đương đầu với bất kỳ khó khăn nào” để bảo vệ tự do. Chúng tôi chính là khoản thanh toán cho cái hợp đồng tốn kém đó, nhưng người đã ký nó không còn đó khi chúng tôi hoàn tất lời hứa của ông. John Kennedy đã đợi chúng tôi trên một ngọn đồi tại Nghĩa trang quốc gia Arlington, và tới khi hàng ngàn người trong chúng tôi đã đến, phủ kín những sườn đồi đó với những tấm bia màu trắng và hỏi ông ấy trong những tiếng rì rầm của gió, đó có phải thật sự là cái tương lai ông ấy hình dung cho chúng tôi.
Trong số chúng tôi có những người là cựu chiến binh, những trung sĩ tóc đã hoa râm, họ là những người đã chiến đấu ở Châu âu và Thái bình dương, đã sống sót từ địa ngục băng giá ở Triều tiên, và bây giờ đang muốn gắn thêm một ngôi sao lên bảng huân chương của người lính bộ binh chiến đấu. Có những người là lính tòng quân tình nguyện, những thanh niên trẻ từ những thị trấn nhỏ khắp nước Mỹ, cha họ nói với họ rằng họ sẽ học được tính kỷ luật và trở thành người đàn ông thật sự trong quân đội. Có những thanh niên trẻ đã chọn quân đội thay vì phải chịu một thời gian tương đương trong nhà tù. Bằng cách này hay cách khác số mệnh gọi họ lên đường. Nhưng đa số chúng tôi là lính quân dịch, những cậu bé 19, 20 tuổi bị gọi đi từ khắp các miền đất Mỹ bởi Ban tuyển quân địa phương để hoàn thành nghĩa vụ của họ trong 2 năm. Binh nhất được trả 99.37 Dollar 1tháng, trung sĩ nhất 343.50 dollar một tháng.
Chỉ huy chúng tôi là những người bước ra từ trường West Point và những thiếu uý trẻ từ những trường huấn luyện sĩ quan dự bị Rutgers và Citadel, và thậm chí cả từ trường Đại học Yale, những người đã nghe được và hưởng ứng lời kêu gọi của Kennedy. Cũng có những lính tình nguyện trẻ và những hạ sĩ quan những người đã trải qua trường lớp. Tất cả đều cười bối rối khi nghe một thống kê lạnh lùng rằng cuộc đời chiến đấu của một chuẩn uý được tính bằng phút và giây chứ không phải bằng giờ. Những chuẩn uý của chúng tôi được trả 99.37 dollar một tháng.
Thế hệ của năm 1965 thoát ra khỏi một nước Mỹ cũ, một đất nước đã biến mất vĩnh viễn trong những đám khói bốc lên từ những bãi chiến trường rừng núi mà chúng tôi đã chiến đấu và đổ máu. Cái đất nước đã gửi chúng tôi tới cuộc chiến đã không còn ở đó để chào đón khi chúng tôi trở về nhà. Nó không còn tồn tại nữa. Chúng tôi hưởng ứng lời kêu gọi của một tổng thống mà giờ đã chết; chúng tôi theo lệnh của một vị khác, người sẽ bị đuổi ra khỏi văn phòng và bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh mà ông ấy đã điều hành quá tệ.
Rất nhiều người dân chúng tôi bằt đầu căm ghét cuộc chiến tranh mà chúng tôi đang chiến đấu. Trong những người đã căm ghét nó hầu hết – theo cảm nhận chuyên nghiệp – đã không cảm nhận được sự khác biệt giữa cuộc chiến và những người lính phải nhận lệnh chiến đấu cho nó. Họ cũng căm ghét chúng tôi, và chúng tôi lại nằm dưới làn đạn như là chúng tôi đã phải nhận chúng trong những cánh rừng nhiệt đới.
Theo thời gian những trận đánh của chúng tôi bị quên lãng, những hy sinh của chúng tôi bị xếp xó. Tư cách của chúng tôi và khả năng hoà nhập vào cuộc sống trong một xã hội Mỹ tử tế bị đặt câu hỏi trước công luận. Trong những hộp các tông chứa đầy những huân huy chương có những bức ảnh chân dung đã ố vàng, những gương mặt chưa trẻ đã già ấy, gồ gề và hốc hác, hậu quả của những trận sốt, cái nóng nung người và những đêm không ngủ, giờ đây đang nhìn trừng trừng vào chúng tôi, những kẻ xa lạ bị lên án và nguyền rủa.
Chúng tôi phải tái dựng lại cuộc sống, kiếm công ăn việc làm, lập gia đình, và kiên nhẫn chờ đợi nước Mỹ cảm nhận được nỗi niềm của mình. Thời gian trôi qua chúng tôi tìm kiếm nhau và khám phá ra rằng lòng tự hào vẫn được sẻ chia giữa chúng tôi như đã từng chia sẻ mọi thứ cho nhau. Với họ và chỉ với họ chúng tôi có thể nói về những gì đã thực sự xảy ra ở nơi đó – Những gì chúng tôi đã thấy, đã làm, đã sống sót.
Chúng tôi biết Việt Nam là gì, và khi đó chúng tôi hành động, nói chuyện, cười đùa và trông như thế nào. Không ai ở Mỹ có thể biết. Hollywood luôn luôn sai lầm mỗi khi làm một bộ phím quái quỷ, khoét sâu con dao chính trị trên xương cốt của những đồng đội chúng tôi.
Vậy lần này, và chỉ lần này mà thôi: Đây là tất cả những gì đã thực sự xảy ra, những gì có ý nghĩa với chúng tôi và những gì chúng tôi mang lại cho nhau. Đây không phải phim ảnh. Khi kết thúc, người chết sẽ không đứng dậy phủi bụi và bước đi. Những người bị thương không tẩy rửa những phẩm đỏ trên người tiếp tục cuộc sống bình thường. Với những người may mắn một cách thần diệu không có lấy một vết xước không có nghĩa không bị tổn thương. Không ai trong chúng tôi rời Việt Nam vẫn giống như cái người trẻ tuổi đã đến đất nước này trườc đó.
Câu chuyện này là sự tưởng nhớ tới 243 người Mỹ trẻ chết bên cạnh chúng tôi trong 4 ngày tại bãi đáp X-Ray và Albany trong thung lũng tử thần năm 1965. Đó là số người Mỹ chết nhiều hơn bất kỳ một trung đoàn nào, của phía Bắc hay Nam, tại trận Getty Burg (nội chiến), và nhiều hơn rất nhiều so với những người bị chết trong toàn bộ cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Thêm 70 đồng đội của chúng tôi chết tại Ia Drang trong những cuộc giao tranh lẻ tẻ trước và sau những trận đánh lớn tại X-Ray và Albany. Tất cả những tên tuổi đó, 305 người bao gồm cả một phi công không lực, được khắc trên tấm bia số 3, Panel 3-east, của bức tường tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, tại Washington, D. C, và trong tim của chúng tôi. Đây cũng là câu chuyện về những gì mà các gia đình đã phải chịu đựng khi cuộc sống của họ bị tan nát bởi cái chết của cha, con, chồng, anh, em tại thung lũng đó.
Và để cho những ai chưa hề biết tới chiến tranh khỏi bị ngộ nhận, câu chuyện này cũng bày tỏ lòng kính trọng tới những thanh niên trẻ tuổi của các trung đoàn 320, 33, 66 Quân đội nhân dân Việt Nam, những người đã chết bởi bàn tay của chúng tôi tại nơi đó. Họ cũng đã chiến đấu và chết một cách dũng cảm. Họ đúng là một đối thủ xứng đáng. Chúng tôi những người đã giết họ, cầu nguyện cho xương cốt của họ được tìm thấy từ nơi hoang dã và đơn độc ấy, nơi mà chúng tôi đã bỏ họ lại, được trở về nhà trong những lễ tang trang trọng nhất.

 

Đây là câu chuyện của chúng tôi và của họ. Cho một thời chúng tôi là những người lính và còn rất trẻ.

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button