Văn học nước ngoài

Chú Chó Không Nhà

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Sarah Lean

Download sách Chú Chó Không Nhà ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi là Cally Louise Fisher và tôi đã không nói gì suốt ba mươi mốt ngày rồi. Nói chuyện không phải lúc nào cũng giúp mang đến mọi điều, dù cho bạn mong muốn rất nhiều. Hãy thử nghĩ về mưa xem! Nó chỉ đến vào đúng thời điểm của nó. Khi những đám mây đã sẵn sàng, và đủ dày đặc, thì mưa sẽ rơi. Mưa không là phép màu; mưa chỉ đưa một thứ gì đó trở lại nơi nó thuộc về.

Và đây là tất cả ngọn nguồn của nó.

 1.

SINH NHẬT BỐ   ,   tôi thức dậy trước mọi người.

Bố chỉ muốn có một ngày yên tĩnh. Không quà, không bánh, không gì cả. Bố nói, vì đó không phải là ngày sinh. Người ta thường quên những sinh nhật không phải ngày sinh của mình.

Sinh nhật bố trùng với ngày mẹ mất hồi năm ngoái. Tôi nghĩ người ta gọi nó là bi kịch hay thảm kịch hoặc một từ lớn lao nào đó có nghĩa to tát hơn từ “không may” khi hai việc ấy xảy ra cùng một ngày.

Tôi ngồi bên ngoài cửa phòng ngủ của bố, cùng với những tấm thiệp sinh nhật, và chờ đợi. Qua khe hở của ô cửa, tôi nhìn thấy một mảng tối trên chiếc ga giường và cái đầu màu đen của bố nằm lõm sâu vào chiếc gối ngủ. Bố thở dài. Tôi biết ông đã tỉnh giấc.

Có sáu thiệp mừng sinh nhật dành cho bố. Một của tôi, một của Luke, anh trai tôi (lúc này vẫn còn ngủ hoặc đang ngồi trước máy vi tính – cửa phòng thì đóng) và bốn cái nữa được gửi đến qua đường bưu điện. Tôi đẩy khuỷu tay mở cửa phòng rộng thêm tí nữa và ném thiệp mừng sinh nhật của tôi vào trong. Tôi thấy bố quơ tay ra phía sau lưng, vỗ vỗ quanh giường sờ tìm tấm phong bì màu xanh nước biển và tôi nghe tiếng sột soạt khi bố mở nó ra. Tấm thiệp có hình một chú gấu xám với cái mũi màu xanh biển, đang nói chuyện điện thoại, ở phía trước ghi dòng chữ “  A message from me to you  ”.

Bố nói, “Cảm ơn con, hay lắm.”

Và tôi hỏi, “Bố có đang nhớ mẹ không?”

Im lặng.

Một lúc sau bố bảo, “Mang cho bố một tách cà phê nhé!”

Hôm đó chẳng giống sinh nhật tí nào, dù có thiệp mừng để trên nóc ti-vi. Bố vặn nhỏ tiếng khi chúng tôi ngồi chờ những người còn lại trong gia đình đến cùng đi thăm mộ mẹ, để tưởng nhớ ngày mẹ mất.

 2.

ÔNG NỘI VÀ BÀ NỘI HAMBLIN   đến đón chúng tôi, lái xe chầm chậm tới nghĩa trang. Chúng tôi gặp ông ngoại Fisher và dì Sue rồi cùng nhau rảo bước dọc theo những lối đi cỏ mọc ngay ngắn, trong lòng tràn ngập những ký ức thương yêu.

Chúng tôi đứng thành vòng tròn, im ắng như những bức tượng, không nói về mẹ vì bố bảo thật quá khó để nói điều gì đó về bà lúc này. Chúng tôi nhìn chằm chằm vào tấm đá lạnh lẽo màu xám khắc tên mẹ. Louise Fisher. Giống y tên đệm của tôi.

Rồi tôi nghĩ về mẹ, ở trên đó, một nơi nào đó, không phải nơi này. Và vì mẹ ở thật xa nên tôi nhớ bà như muốn điên dại, rồi tự nhủ lẽ ra tôi nên ăn sáng một chút vì lúc này bụng tôi đang quặn thắt vì đau.

Thế rồi mẹ xuất hiện. Tôi thấy mẹ của mình. Tôi biết bạn đang nghĩ gì – chúng ta không thể thực sự nhìn thấy một người đã chết. Nhưng tôi thấy. Mẹ đang đứng trên bức tường nghĩa trang, mặc áo khoác màu đỏ và đội mũ màu xanh lá cây nhạt. Tôi không cảm thấy sợ. Tại sao tôi lại sợ mẹ của mình chứ?

Mẹ đưa hai cánh tay ra giữ thăng bằng, người lắc lư đi dọc theo bức tường. Vẫn giống như mọi khi, mẹ làm điều gì đó khiến cho người khác cười lên hoặc làm theo. Mẹ cứ lắc lư lại gần, cho đến lúc bà có thể với đến chúng tôi mà không cần nhảy xuống. Mẹ vuốt chiếc mũ trên đầu phẳng lại. Mẹ nhìn tôi và mỉm cười, giống như lúc mẹ nhìn tôi hát tại buổi hòa nhạc  Charlotte’s Web  ở trường học. Như thể tôi là tất cả của mẹ.

Bà nội mang theo một bó hoa đậu gói trong giấy bạc.

“Cháu gái ngoan, hãy cắm hoa vào lọ”, bà nói và đưa bó hoa cho tôi. Chiếc khăn của bà tuột khỏi ống tay áo, lững lờ rơi xuống đất.

“Bà ơi, hồn ma có thật không ạ?” Tôi thì thầm, tay nhặt chiếc khăn lên đưa cho bà. “Bà có tin mẹ cháu trở về và chúng ta có thể nhìn thấy mẹ không?”

ĐỌC THỬ

Những đóa hoa màu hồng tía phản chiếu trên mắt kính của bà giống như ô cửa sổ nhà thờ. Bà khép mắt lại, đưa tay chấm nhẹ lên mũi.

“Ôi, cháu yêu,” bà nói, “Chúng ta ai cũng buồn cả!” Bà ngửi mấy bông hoa rồi trao chúng cho tôi.

Tôi đi vòng quanh mọi người, rồi chen vào giữa dì Sue và bố.

“Dì Sue ơi, có hồn ma không ạ?” Tôi hỏi. “Dì có bao giờ nhìn thấy mẹ ở đâu, dù lẽ ra mẹ không có ở đó?”

Tôi kéo tay để dì xoay lại nhìn về phía bức tường, để dì có thể thấy mẹ – nhiều màu sắc, tươi sáng và chân thực như mọi vật xung quanh. Tôi nhìn thấy đôi mắt mẹ ánh lên vẻ ngạc nhiên. Miệng mẹ hình như mỉm cười, nhưng vẻ mặt lại tỏ ra nghiêm trang. Tôi không biết như vậy nghĩa là sao.

“Mẹ ở đằng kia kìa, dì Sue,” tôi thì thầm, chỉ tay “Ở đằng kia.”

Dì ngó lơ qua. Không thấy.

“Bố,” tôi nói, “   Nhìn đi! Nhìn về đằng kia, chỗ bức tường ấy. Mẹ ở đó!”

Bố xoa râu ở cằm. Hai người cùng nhìn vào tôi như cách mọi người vẫn nhìn khi họ không thực sự nghe rõ bạn đang nói gì. Ông nội và bà nội Hamblin và ông ngoại Fisher cũng vậy.

Ông ngoại Fisher nói, “Nào, nào Cally, đây không phải lúc và nơi cháu chơi đùa.”

Khi ấy, ông nội Hamblin nhìn lên bầu trời với những đám mây xám xịt đằng xa. “Mưa đang đến,” ông nói khẽ.

Bố nhìn mải miết vào mặt đất im lặng.

“Bố” tôi gọi nhỏ. “Con có thể nhìn thấy mẹ. Con biết mẹ đã mất, nhưng mẹ đang ở đây.”

Và ngay lúc ấy, khi tôi nhìn sang, đôi mắt mẹ tỏa sáng như cả một bầu trời đầy nắng, tôi cảm thấy như thể chỉ tôi và mẹ là thực sự đang sống. Tim tôi đập mạnh, phổi căng phồng và tôi muốn hét lên, “Mẹ, mẹ hát một bài đi, rồi mọi người sẽ nghe thấy mẹ. Hãy làm cho chim chóc thán phục, giống hệt như mẹ vẫn hay làm ấy.”

“Cally, cháu yêu,” dì Sue nói, “đôi khi trí tưởng tượng đánh lừa chúng ta.” Dì với tay vòng qua và tựa lên vai bố. “Thỉnh thoảng, người ta thực sự muốn tin vào điều gì đó nhưng họ không thể khiến chúng trở thành sự thật.”

Nước mắt làm nhòe kem dưỡng mi của dì. Bà nội sùi sụt vào chiếc khăn tay.

Tôi nghĩ tôi nghe thấy gì đó, như khi lễ hội đường phố bắt đầu, dù bạn ở xa tận cuối bên kia thành phố, bạn vẫn biết nó đang đến gần. Mẹ xếp hai bàn tay thành hình phễu, giống như một chiếc loa.

“Bố, mẹ muốn nói với chúng ta điều gì đó,” tôi gọi.

Tôi nhìn sâu vào mắt bố trước khi ông nhìn đi chỗ khác, như thể tất cả từ ngữ đang chờ đợi ở trong ấy là quá to lớn để bật ra, quá khó để nói thành lời. Bố rụt vai lại, bàn tay xoa khuôn mặt mình.

“Đủ rồi, Cally,” bố nói, “Con đang khiến mọi người buồn hơn đấy!”

Tôi thì thầm, “Bố không thể nhìn thấy mẹ sao?”

“Không,” bố ầm ừ, “và con cũng không thể. Bố không muốn nghe bất cứ từ nào về việc này nữa.”

 3.

CHIA THÀNH NHÓM hai hoặc ba người. Mỗi nhóm sẽ là một vì sao,” cô Steadman nói trong giờ học môn Khoa học. “Khi trời tạnh mưa, chúng ta sẽ ra ngoài sân xếp thành sơ đồ Thái Dương Hệ.”

Tôi nói với Mia Johnson, người bạn thân nhất của tôi, “Chúng ta hãy là Trái Đất.”

Khi ấy Daisy Bouvier sang đứng bên chúng tôi, miệng nhằn nhằn mấy cái móng tay. Daisy quanh quẩn bên chúng tôi, lúng túng như thể đang tham gia vào việc gì đó muộn màng, vì nó đã cãi nhau với Florence Green tại một buổi tiệc ngủ đêm. Mia nhìn tôi mỉm cười và nói, “Daisy, cậu cùng tham gia vào nhóm bọn mình nhé.”

Cô Steadman bắt đầu giảng về những hành tinh ở cách xa hàng triệu dặm và rằng chúng tôi phải giả như sân chơi này là toàn thể Thái Dương Hệ. Tôi hất khuỷu tay vào Mia, cố gắng thì thào về việc chúng tôi sẽ làm trong giờ giải lao, mà sẽ không có Daisy tham gia. Nhưng tôi chưa làm gì được thì cô Steadman nói. “Suỵt, Cally. Hôm nay hãy thật cố gắng không nói chuyện khi cô đang giảng   , nếu không em sẽ chẳng hiểu được bài.”

Cô đánh dấu vị trí của chúng tôi bằng một vòng phấn màu xanh nước biển và đi đánh dấu chỗ sao Hỏa cho nhóm khác với một ít phấn màu đỏ.

Chơi trò không gian làm tôi nhớ lại ngày gia đình tôi đến Wells. Bên trong thánh đường khổng lồ màu vàng có những cái đồng hồ cổ xưa nhất thế giới. Trái đất được vẽ ở chính giữa đồng hồ và mặt trời cổ đại chạy quanh bên ngoài trên chiếc kim phút.

Mẹ nói, “Thỉnh thoảng người ta hay nhầm lẫn mọi thứ ngược lại.”

Vì cái đồng hồ đã mấy trăm năm tuổi rồi, lúc đó người ta không biết vũ trụ là như thế nào. Giờ mọi người đều biết, chúng ta là những sinh vật sống quanh bề mặt một hành tinh nhỏ trong không gian, và xoay quanh mặt trời. Thật thú vị khi nó là như vậy và chúng ta lại chẳng cảm giác được gì về điều đó.

“Nhìn này,” tôi nói với Mia và Daisy, “đây là cách hành tinh chúng ta quay.”

Tôi dang rộng hai cánh tay ra, lượn quanh và rồi tôi thấy hai bàn tay bắt đầu trĩu nặng và mắt hoa lên.

“Dừng lại,” Mia nói, “Cô bảo chúng ta lắng nghe chứ không phải nói chuyện hay lượn vòng quanh.”

“Cậu có thể là Mặt Trăng,” tôi nói với Daisy.

“Cô Steadman không bảo làm Mặt Trăng,” Daisy nói. “Mình muốn làm Sao Thủy cơ!”

“Nhưng nhìn nè,” tôi nói, “hãy xem điều gì xảy ra nếu chúng ta đột nhiên xoay theo cách khác.”

Tôi va phải Mặt Trăng và lượn sang hướng khác.

“Nhìn này,” tôi nói, “chúng ta có thể bay thẳng ra không gian và xem ngoài ấy có gì.

“Cally Fisher!” Cô Steadman hét vang lên xuyên qua dải ngân hà. “Trở về vòng phấn của em và ở tại đó!”

Nhưng tôi muốn xem ngoài ấy có gì. Tôi tưởng tượng một đốm sáng đang lấp lánh ngoài vũ trụ. Có thể nó là một ngôi sao, một ô cửa, hay một con đường xuyên qua lỗ hổng trên bầu trời nơi những linh hồn và những thiên thần đi qua. Và ai lại chẳng muốn khám phá cái gì đang tỏa sáng trong bóng tối khi mà chỉ có mỗi thứ ánh sáng ấy giữa không gian.

Cuối cùng, tôi bị chuyển sang sao Diêm Vương với Daniel Bird, nãy giờ chưa có ai làm bạn.

“Cậu lại gặp rắc rối rồi hả,” cậu ta nói thế. Daniel Bird chỉ luôn nói những điều hiển nhiên thôi.

4.

chúng tôi có giờ học nhạc   với thầy Crisp. Tôi rất thích hát, niềm yêu thích ấy được truyền sang từ mẹ. Khi mẹ cất tiếng hát, bố nói những nàng chim sớm mai nên tính đến chuyện chọn việc khác để làm. Mẹ nói hát cũng giống như đan vậy, nó kết nối mọi thứ lại với nhau, đặc biệt là con người. Đó là lý do vì sao bố lại chơi ghi-ta cho mẹ nghe và vì sao bố chơi trong ban nhạc ở một quán rượu dưới phố vào mỗi tối thứ Sáu. Thật vậy, bố đã làm như thế.

Thế nên khi thầy Crisp nói chúng tôi sẽ có một buổi hòa nhạc chia tay vào cuối học kỳ này, tôi và Mia bàn với nhau sẽ đăng ký thử giọng để hát chung, xem như đây là năm cuối của chúng tôi ở trường tiểu học Parkside.

Thế nhưng, sau giờ học nhạc, tôi nghe Daisy và Mia nói chuyện với nhau trong nhà vệ sinh.

Daisy nói, “Hãy đăng ký tên cho riêng hai đứa mình thôi. Chúng ta sẽ không nói cho nó biết.”

Mia nói, “Chúng ta có thể song ca cùng nhau, và chúng ta là bạn thân nhất từ bây giờ.”

Rồi chúng nói về một số bài hát mà chúng thích.

“Nó chỉ làm cho chúng ta mờ nhạt đi thôi,” Daisy tiếp tục.

Chúng cười và Mia nói, “Thực ra, mình nghĩ con bé đó chỉ là một giọng ca rác rưởi.”

Sau đó, hai đứa đi đến góc nhà vệ sinh, Mia đóng sầm cửa một cái ầm ngay vào tôi đang đứng ở lối đi.

“Mình không phải là rác rưởi,” tôi nói.

Mắt Mia trợn lên, “Mình chưa bao giờ nói thế.”

“Mình nghe thấy cậu nói.”

Mia đỏ mặt. Nó chống hai tay vào hông và nói, “Mình chỉ đùa thôi.”

“Mia không hề đùa đâu,” Daisy nói.

“Lúc nào cũng vậy, mỗi khi bọn này làm cái gì chung với cậu, cậu luôn làm sai những điều đã thỏa thuận. Và cậu luôn làm om sòm nhặng xị tất cả mọi thứ lên.”

“Không, mình không làm thế.” Tôi nói.

“Có, cậu luôn như vậy!” Mia nói.

“Không, mình không như thế! Các cậu là bạn của mình cơ mà.”

“Hãy xem, bây giờ cậu đang làm mọi thứ ra sao. Cậu chỉ làm hỏng bét mọi chuyện. Và mình chưa bao giờ nói chắc chắn là mình sẽ hát chung với cậu.”

“Cậu không phải là bạn tốt. Những người bạn tốt không bao giờ nói vậy.”

“Được thôi, nếu đó là những gì cậu nghĩ,” Mia nói, móc lấy cánh tay Daisy và bước như diễu hành về phía hành lang, “Chúng ta không phải là bạn bè nữa.”

Tôi ở lại trong phòng vệ sinh đóng chặt cửa, cạy cạy mấy miếng nhựa bị bong ra gần chỗ để cuộn giấy cho đến khi chuông reo.

Tôi vẫn có thể đăng ký thử giọng cho buổi hòa nhạc. Chỉ là giờ đây tôi sẽ phải hát một mình.

 5.

“im lặng nào!   Cả lớp nhìn lên đây. Cally… Cally!”

Cô Steadman nghiêm mặt. “Đặt cây bút nỉ xuống. Ngay bây giờ, nghe lời cô đi. Cảm ơn, Cally. Bây giờ cô sẽ nói với các em một việc.”

Cô Steadman nói trường chúng tôi sẽ quyên góp tiền cho một cơ sở từ thiện tên là Angela’s Hospice. Angela’s Hospice là một nơi gần đây, ở đó người ta chăm sóc các bạn nhỏ bị bệnh tật và cố gắng giúp đỡ các bạn ấy biến ước mơ thành sự thật. Cô Steadman nói, tí nữa các thành viên hội đồng học sinh sẽ đến lớp để trình bày cách thức quyên góp tiền.

Trong lúc chúng tôi chờ đợi, cô Steadman hỏi chúng tôi về ước mơ của mình. Phần lớn các bạn nam ước có xe siêu tốc, được gặp người nổi tiếng, có máy vi tính mới; hầu hết các bạn nữ ước có những cái hộp đóng kín nhốt hết hổ, gấu, cá heo và cá voi xanh vào, còn tôi ước có một tên lửa để đi đến các vì sao và cứu các hành tinh.

Daniel Bird hét to rằng nó ước sẽ trúng xổ số. Nó nói nếu trúng số, nó sẽ mua cỗ máy thời gian và trở về cái ngày nó bị đứt nửa ngón tay vì bị kẹt trong chiếc ghế xếp của ông. Nó sẽ nhặt lấy nửa ngón tay đó, bỏ vào túi đá và mang đến bệnh viện kịp lúc để có thể nối lại được.

Tôi nói, “Tại sao cậu không ước cỗ máy thời gian đưa cậu về ngay trước lúc ông cậu ngồi xuống để có thể rút ngón tay ra khỏi đó?”

Rõ ràng.

“Đừng có ngốc,” Daniel nói, “chẳng có cỗ máy thời gian nào như vậy hết.”

Nó tỏ ra rất tức giận.

“Đừng cãi nhau nữa Cally, Daniel,” cô Steadman ngăn chúng tôi lại. “Các em có điều ước nào khác nữa không?”

Daisy ước thế giới hòa bình. Mia khoanh tay lại và quắc mắt lên nhìn tôi. Tôi nghĩ chắc nó sẽ ước tóc không bị xơ quá nhiều. Nhưng không, nó nói, “Em ước buổi hòa nhạc năm nay sẽ là tuyệt vời nhất từ trước đến nay.”

Daniel tiếp tục, “Thưa cô, em ước em có thể đến Disneyland.”

Cô Steadman ngừng hỏi và nói, “Daniel đáng yêu, em nên đề cập đến Disneyland vì thỉnh thoảng các bạn ở Angela’s Hospice cũng ước như vậy.” Giọng cô trở nên trầm lắng. “Hãy luôn ghi nhớ rằng các em đã may mắn biết bao khi là người khỏe mạnh. Tiền chúng ta quyên góp không phải chỉ dành cho chuyến đi đến Disneyland. Nó cũng được dành để mua sắm các thiết bị đắt tiền chữa bệnh cho trẻ em nghèo.”

Ngay khi ấy, hai bạn trong hội đồng học sinh bước vào, Jessica Stubbs và Harry Turner, cầm một tấm giấy và đứng trước lớp.

“Hội đồng học sinh đã quyết định chúng ta sẽ tiến hành chương trình  Ủng hộ im lặng  để quyên góp tiền cho Angela’s Hospice,” Jessica nói, và đọc dòng chữ trên tấm giấy. “Chúng tôi cần ở mỗi lớp ba người tình nguyện giữ im lặng và hy vọng mọi người sẽ ủng hộ cho họ.”

Harry vẫy vẫy tờ giấy kêu gọi ủng hộ.

Tôi không thực sự lắng nghe. Ngòi cây bút nỉ mực xanh lá cây của tôi bị tụt vào trong. Tôi đang cúi dưới bàn, cố gắng dùng cây compa đẩy nó ra. Chúng tôi sắp học giờ địa lý và luôn cần phải có một cây bút nỉ mực xanh lá cây khi học môn này.

“Chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện vào thứ Ba tới,” Harry nói. “Người nào tình nguyện giữ im lặng sẽ không được phép nói chuyện với bất cứ ai từ chín giờ sáng đến ba giờ chiều.”

“Các bạn phải chắc chắn mình có thể làm được điều này,” Jessica nói.

Tôi mở đầu trên của cây bút và đẩy từ trên xuống dưới lần nữa. Cái ngòi bút bị bắn ra ngoài và rơi xuống nền nhà gần chỗ Florence. Tôi cố gắng bảo bạn ấy lấy chân lăn nó sang. Bạn ấy bảo tôi im lặng. Tôi nói bạn ấy nhanh lên kẻo mực lem ra thảm.

“Nó vì một mục đích tốt đẹp,” Jessica nói.

Cô Steadman gõ lên bàn. “Chuyện gì ở đằng đó vậy?” Cô cao giọng.

Florence   nói tôi không lắng nghe mà còn làm bạn ấy phân tâm.

“ Em chỉ…” Tôi mới mở lời thì cô Steadman ngăn lại.

“Không nghịch nữa, nghe rõ chứ!” cô gằn giọng. “Nếu không cô sẽ nói chuyện với em cuối buổi học hôm nay.”

Tôi thấy mực lem thành một vết đen sẫm trên thảm.

“Nào,” cô nói tiếp, hít một hơi sâu. “Ai trong các em nghĩ mình có thể giữ im lặng cả ngày tại trường? Có ai tình nguyện không?”

Cô lướt quanh lớp, nhanh chóng nhìn vào các bạn ít nói và các bạn ngoan ngoãn. Cô gật đầu, mỉm cười và nói cảm ơn với hai bạn giơ tay xung phong, và tên họ được ghi vào danh sách.

“Có thêm em nào tình nguyện nữa không?” Cô Steadman hỏi lớp.

Rồi tôi thấy mắt cô lướt sang phía tôi. Các bạn nói trong im lặng,  Không phải cậu, Cally Fisher, không phải cậu. Cậu không thể làm được việc đó.

Tôi đã từng thấy những ánh mắt phật ý, không tin tưởng nhìn tôi như thế vào cuối tuần trước tại nghĩa trang. Thế rồi, cô nhìn chỗ khác, giống hệt như bố đã làm. Đôi khi ta phải chứng minh mọi người đã sai. Đôi khi bạn cũng phải muốn mọi người tin tưởng rằng bạn có thể làm tốt hơn họ nghĩ. Hơn nữa lúc đó, Mia, kẻ phản bội ngấm ngầm, đang định giơ tay xung phong.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button