Văn học nước ngoài

Chờ Đợi Godot

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Samuel Beckett

Download sách Chờ Đợi Godot ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chờ đợi Godo là vở kịch đầu tay của Xamuyen Bêckét, nhà văn Pháp, gốc Iếclăng, sinh ngày 13-4-1906 tại Dublin. Bêckét đã được tặng giải thưởng Nobel năm 1969. Bêckét bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình qua hình thức tiểu thuyết và chịu ảnh hưởng của nhà văn Giêm Gioixơ (Cũng là nhà văn Iếclăng) rất nhiều.

Từ đầu thập kỷ 50, Bêckét chuyển sang viết kịch và trở thành chủ tướng của phái “kịch phi lý”. Qua Chờ đợi GôĐô viết năm 1952, Bêcket muốn nói lên cái vô nghĩa của cuộc sống ở giai đoạn hậu kỳ tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu.

Tại một chốn hoang vu, hai kẻ lang thang nghèo khổ chờ đợi GôĐô. GôĐô là ai? Đó cũng chỉ là một cái tên không tồn tại, (Bêckét đã giải thích, đó cũng có thể coi như biến âm của từ Gott, có nghĩa là Thiên Chúa). Trong lúc mòn mỏi chờ đợi thì gặp một kẻ tham quyền và một gã bất lực đi qua, được biểu tượng hoá qua tên chủ độc ác, hợm hĩnh là PôĐô và Lacky, người đầy tớ trí thức đã bị đần độn hoá. Gôđô không đến. Và hai kẻ lang thanh cũng không rõ là GôĐô có hứa đến hay không, cũng chẳng rõ mính chờ đợi ở GôĐô điều gì cụ thể nữa. Ngày hôm sau, cảnh chờ đợi lại tiếp diễn. PôĐô và Lacky lại đi qua, nhưng PôĐô thì đã mù loà và Lacky thì bị câm hoàn toàn. GôĐô vẫn không đến và không bao giờ đến. Hai kẻ lang thang vĩnh viễn đợi chờ trong nỗi khắc khoải bất tận.

Vở Chờ đợi Godo đã được trình diễn lần đầu vào năm 1953 và sau đó được dàn dựng ở hầu khắp sân khấu thế giới.

Nhiều nhà phê bình cho đây là một vở kịch có tính khái quát cao. Năm nhân vật đều tượng trưng cho một tầng lớp nhất định. Từng chi tiết, từng sự kiện đều gợi lên những biểu tượng cụ thể. Cuộc sống ở đây trống rỗng, vô nghĩa và lối thoát thì mơ hồ. Con người u u minh minh, sướng khổ không tự biết, muốn gì cũng không hay, dù có muốn giải thoát cũng lại không hành động… Vở kịch làm cho người xem phải giật mình, chiêm nghiệm lại cuộc sống và suy nghĩ lại cách sống của mình.

Tất nhiên cách nghĩ về cuộc đời cũng như sự mô tả cuộc sống của tác giả có những điều không phù hợp với cách nghĩ và thực tế ở Việt Nam. Nhưng Chờ đợi GôĐô là một tác phẩm nổi tiếng, đại diện cho một trào lưu, cũng đáng để chúng ta tham khảo.
Tủ sách Kiệt tác Sân khấu thế giới ra mắt bạn đọc là công sức của nhiều thế hệ Sân khấu nối tiếp sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu với bạn đọc Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua, có ảnh hưởng lớn không chỉ về Sân khấu mà có tầm ảnh hưởng đến phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung. Tất nhiên tiếp nhận và giao lưu văn hoá nghệ thuật không diễn ra một chiều mà tác động qua lại.

Bắt đầu từ các tác phẩm cổ đại Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ với các tên tuổi hàng đầu về bi kịch và hài kịch như: Exkhin, Ơripít, Xôphốc, Vương Thừa Phủ, Kaliđáx… bộ sách trải rộng qua nhiều thời kỳ rực rỡ của Sân khấu thế giới như thời đại Phục Hưng, Lãng mạn và Hiện đại… giới thiệu những kiệt tác chói sáng có sức sống xuyên qua nhiều thế kỷ của những nhà viết kịch kiệt xuất như Sếchxpia, Sinlơ, Môlie, Coócnây, J.Gớt, Gôgôn, ípxen, Muyxê, Ghenman, B.Brếch, Sêkhốp, Bếckét, Raxin, Jăng Anui, Camuy, Tào Ngu… Nhiều tác phẩm ra đời từ hàng ngàn năm trước nhưng tư tưởng và nghệ thuật vẫn đồng hành với bạn đọc và khán giả hôm nay.

Tác phẩm của ba tác giả Sân khấu Việt Nam: Đào Tấn, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi có mặt trong Tủ sách Kiệt tác Sân khấu thế giới đã đáp ứng đòi hỏi của đông đảo bạn đọc.

Nhà xuất bản Sân khấu cảm ơn Hội đồng tuyển chọn gồm các nhà Sân khấu học tiêu biểu và Công ty Minh Thành – Bộ Chỉ huy Quân sự TP Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tận tình, trách nhiệm cao để Tủ sách kiệt tác kịp thời ra mắt bạn đọc trọn vẹn 100 cuốn trong năm 2006, chào mừng những sự kiện trọng đại của đất nước.
Con đường dẫn về nông thôn, có cây.
Buổi chiều.
Etxtragông, ngồi trên một phiến đá, đang cố cởi giầy ra. Gã mải miết, bằng cả hai tay, hì hục. Gã ngừng tay, kiệt sức, hổn hển ngồi nghỉ, lại tiếp tục.
Cứ thế.
Vlađimia vào.
Extragông: (Lại chối bỏ) – Đành chịu thôi.
Vlađimia: (Tiến lại, hai chân xoạc ra, với những bước đi nhỏ tê cứng) – Tớ cũng bắt đầu tin như thế. (Đứng lặng) từ lâu tớ đã cưỡng lại ý nghĩ đó, tự nhủ, Vlađimia, phải biết điều chứ. Cậu đã thử hết mọi cách đâu. Và tớ lại tiếp tục cuộc chiến đấu. (Trầm lặng, nghĩ tới cuộc chiến đấu. Với Etxtragông) – Vậy là, cậu cũng lại ở đây, cả cậu nữa.
Extragông: – Cậu tin thế à?
Vlađimia: – Tớ rất hài lòng khi nhìn thấy cậu. Tớ cứ ngỡ là cậu đã đi biệt hẳn rồi.
Extragông: – Tớ cũng vậy.
Vlađimia: – Phải làm gì để mừng sự tái ngộ này nhỉ? (Suy nghĩ). Đứng dậy cho tớ ôm nào. (Chìa tay cho Extragông).
Extragông: (Cáu kỉnh) – Chốc nữa, chốc nữa đã.
Ngừng lặng.
Vlađimia: (Phật ý, lạnh nhạt) – Liệu người ta có được biết là ngài đã qua đêm ở đâu không?
Extragông: – Ở dưới huyệt ấy.
Vlađimia: (Kinh ngạc) – Dưới huyệt! ở đâu?
Extragông: (Không chỉ) – Ở đằng kia kìa.
Vlađimia: – Thế người ta không choảng cậu?
Extragông: – Có chứ… nhưng không nhiều.
Vlađimia: – Vẫn cứ lũ đấy à?
Extragông: – Lũ nào? Tớ đếch biết.
Ngừng lặng.
Vlađimia: – Khi tớ nghĩ tới điều đó… đã từ lâu… tớ cứ tự hỏi… liệu cậu sẽ ra sao… khi không có tớ… (Một cách dứt khoát). Có lẽ giờ cậu chỉ còn là một dúm hài cốt, nói không ngoa đâu.
Extragông: (Tự ái) – Rồi sao nữa?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button