Văn học nước ngoài

Chiến Dịch Cặp Bài Trùng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Gyorgy Falus & Gabor Jozsef

Download sách Chiến Dịch Cặp Bài Trùng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ban đêm, phòng đợi dành cho hành khách của sân bay Pherissen ở gần Budapest thường vắng vẻ nên hành lang dường như càng trống trải. Bãi đỗ xe ôtô bus trước nhà ga lại càng trống vắng và mênh mông hơn. Quá nửa đêm ở đây chỉ có một vài chiếc máy bay đưa thư đậu, ngoài ra không còn loại máy bay nào khác. Việc bốc dỡ hàng chỉ chiếm mất rất ít thời gian và người bưu tá hàng không lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Những ngọn đèn pha báo hiệu trên tháp, nơi có điều độ viên chính đang ở, với một phần tư độ sáng, chỉ rực lên trong chốc lát cho các máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Thật ra chung quanh đường băng lên xuống được bảo vệ bằng một mạng đèn dày đặc có độ sáng cực mạnh và sáng suốt đêm nhưng chúng chỉ hướng lên bầu trời. Nhân viên trực ca đêm từ lâu nay đã bị tinh giản tới mức độ chỉ còn lại ít nhất. Vì không có hành khách nên những cuộc gặp gỡ và đưa tiễn cũng không. Bởi vậy sân bay như chìm trong im lặng.
Thế nhưng vào đêm mùng 7 tháng 8, toàn cảnh ở đây trông có vẻ không giống với những gì đã miêu tả ở trên. Khi những chiếc kim của chiếc đồng hồ lớn treo trên tường đã chỉ sang giờ thứ hai và tòa nhà của ga hàng không ngập tràn ánh sáng, người ta thấy rất đông nhân viên phục vụ kíp đêm đã có mặt tại nơi làm việc của mình. Những tiếng va chạm khe khẽ phát ra từ vô số ly tách cà phê mà họ đang uống để chống lại sự mệt mỏi khi họ gặp nhau – với họ, những cuộc gặp như vậy cũng đã khá nhiều – và cùng bực dọc đưa mắt nhìn lên bảng điện báo, ở đó sáng lên một cách lì lợm độc một dòng chữ:
“ Chuyến bay MA – 424, Frankfurt – Budapest – và sau đó, ở cột cuối viết mấy chữ to hơn, – ĐẾN CHẬM”.
Gặp nhau chỉ tổ buồn rầu, một số đến ngồi vào những chiếc ghế fauteuil, số khác đi lại vẩn vơ trong phòng hoặc đến đứng cạnh tấm biển điện báo. Mặc dầu có “ Bản thông báo”đã ghi phía sau bàn điều khiển song họ cũng không biết gì hơn, vì những cô gái mặc đồng phục màu xanh đã tỏ ra mệt mỏi do phải giữ lịch thiệp để lặp đi lặp lại mấy câu:
– Vâng, đúng đấy ạ! Chuyến bay đến chậm. Không, không phải tại tôi. Công nhân viên chức làm việc ở sân bay tại Frankfurt đã tuyên bố bãi công… Khi nào bay ấy à? Xin lỗi, cho đến lúc này cũng chưa thể biết gì hơn…
Lúc ấy, hai người đã cao tuổi, có lẽ là hai vợ chồng vừa đến kịp chỗ quầy bán vé. Người đàn bà khoảng dưới bảy mươi tuổi, còn người đàn ông trông có vẻ già hơn. Nhẫn nại chờ cho đến lúc cô nàng xinh đẹp với chiếc mũ ca –lô trên đầu ngồi trịnh trọng sau chiếc bàn chỉ dẫn chú ý đến mình, người đàn bà hỏi:
– Xin làm ơn cho biết, máy bay từ Frankfurt…
– Thật đáng tiếc, máy bay đến muộn, – không đợi nghe hết, cô gái vội cắt ngang lời bà lão. – Xin mời bà hãy theo dõi tấm bảng báo – làm ra vẻ mệt mỏi, cô gái chỉ tay về phía bức tường. – Công nhân và viên chức toàn bộ các sân bay của FRG ( Cộng hòa Liên bang Đức) đang bãi công. Đây là cuộc bãi công “cao su”…
– “ Cao su” ư ? – Bà lão tròn mắt.
– Vâng, đây là một hình thức mới. Các chuyến bay không hủy bỏ, công việc vẫn chạy nhưng chỉ có điều là chậm lại gấp đôi. Nó cứ kéo chằng ra như cao su.
Trong cái lồng bằng kính của phòng điều độ chính được xây cao khỏi mặt đất, người trưởng ca và những người giúp việc cho ông ta cũng không rời mắt khỏi màn ảnh. Nhưng hệ thống radar không có hoạt động thông báo gì. Mãi sau cùng, trên màn ảnh mới thấy thoáng qua cái gì đó.
– Hình như nó đang vào khu vực! – Người trưởng ca thở phào nhẹ nhõm.
– Rất đúng lúc, – kỹ sư quan trắc đáp lại, mắt vẫn không rời màn ảnh. – Quả là vượt kỷ lục: chậm vừa đúng 3 giờ 40 phút.
Từ xa, loa phóng thanh như sống lại và bắt dầu liên hệ với đài điều khiển ở gần bức tường. Cơ trưởng báo cáo máy bay đã vào khu vực, đề nghị tọa độ và xin phép được hạ cánh.
Trên tấm bảng báo trong phòng chờ nhấp nháy đèn báo hiệu màu xanh, những chữ cái bằng đèn điện tử chạy qua hợp thành những từ: “ CHUYẾN BAY MA – 424, FRANKFURT – BUDAPEST, ĐANG ĐẾN…”.
Mọi sự chờ đợi coi như kết thúc. Những người gặp mặt, những công nhân khuân vác như được sống lại trong khi nhân viên hải quan và các nhân viên trực ban lại thở dài. Sự kích động thần kinh và những nỗi bực dọc vụt biến mất. Một số người vội vàng đến trạm điện thoại tự động để báo tin cho những người ở nhà biết là họ sắp về nhà, số khác thì ra ngoài hành lang vừa hút thuốc vừa nhìn lên bầu trời đen cao thăm thẳm hoặc dán mắt vào đường viền sáng ánh đèn của đường băng.
Từ trên cao, tiếng ầm ầm của động cơ ngày càng rõ hơn. Đã có thể nhìn thấy ánh đèn báo hiệu màu đỏ nhấp nháy ngày càng đến gần ở mũi và phân nửa con chim sắt. Rồi có tiếng ầm ầm va chạm của càng máy bay, sau đó một chiếc máy bay đồ sộ lướt nhẹ trên đường bê –tông với tốc độ giảm dần. Sau đó nó quay ngược trở lại, lăn bánh đến nơi quy định và dừng hẳn. Bằng đôi tay cần mẫn người ta điều khiển chiếc cầu thang tự động lướt nhẹ đến con chim sắt khổng lồ.
Cửa khoang hành khách đã mở. Từ trong đó lần lượt bước ra cả thảy tám hành khách. Cuối cùng, theo cầu thang bước xuống là một người đàn ông tầm thước trạc bốn mươi tuổi. Ông ta đeo trên vai hai máy ảnh, tay xách chiếc túi du lịch loại trung bình.
Việc ghi phiếu ở trạm kiểm dịch chỉ chiếm mất một vài phút, sau đó hành khách tiếp tục đi đến chỗ kiểm tra hộ chiếu. Ở đây thủ tục diễn ra cũng nhanh như ở chỗ kiểm dịch. Người ta chỉ nhìn hành khách, nhìn vào tấm hộ chiếu đã mở sẵn có dán ảnh chủ nhân của nó và ngay lập tức đóng dấu chứng nhận được phép nhập cảnh vào lãnh thổ của nước Cộng hòa nhân dân Hungary với đầy đủ các mục chỗ ở, ngày tháng năm. Vẫn như lúc vừa xuống máy bay, người đàn ông với những chiếc máy ảnh vẫn bám theo sau đoàn. Bước đi ngập ngừng và cái nhìn do dự chứng tỏ ông không phải là người quen thuộc đối với những nề nếp sinh hoạt của sân bay này. Việc kiểm tra quá cảnh đối với ông ta cũng không lâu gì hơn so với những người khác. Tầm vóc trung bình, hơi gầy, tóc màu hạt dẻ, mắt nâu, mũi thẳng, môi mỏng. Dấu hiệu đặc biệt không có. “ Xin mời đi qua”. Theo sự sắp đặt của sở Hải quan khi phân loại hành lý của hành khách, những chiếc va ly được di chuyển theo băng chuyền. Nhưng người khách lạ, thay vì đứng đợi hành lý của mình lại bước thẳng đến cánh cửa, nơi có một bóng đèn đỏ đang cháy sáng. Anh nhân viên hải quan trong bộ đồng phục chặn ngang đường và chìa cho ông ta tờ giấy kê khai, lịch sự trỏ vào chiếc máy ảnh – Cần phải ghi thêm nó vào bản khai mẫu. Người khách lạ nhanh nhẹn điền vào tờ giấy, nhưng ở cột cuối mục nói về máy ảnh nhập vào té ra không phải hai mà có đến ba tên gọi. Nhân viên hải quan cầm lấy tờ giấy, nhìn vào máy ảnh rồi rà soát lại số hiệu. Đây là hai chiếc máy ảnh tuyệt hảo mang nhãn hiệu Minolta, mỗi máy đều có ống kính tele và ống kính macro. Tất cả đều chính xác. Nhân viên hải quan chỉ tay vào một phần ba dòng chữ, đưa mắt có ý hỏi. Người ngoại quốc thò tay vào túi và lấy ra một máy ghi âm nhỏ xíu. Kích thước của chiếc máy ghi âm ấy chỉ lớn hơn bao diêm chút đỉnh.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button