Văn học nước ngoài

Chiếc dây chuyền

Chiec day chuyen - Guy de Maupassant1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK CHIẾC DÂY CHUYỀN

Tác giả : Guy de Maupassant

Download sách Chiếc dây chuyền full ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB:            Download

Định dạng MOBI:            Download

Định dạng PDF:               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nàng vào hạng thiếu nữ xinh đẹp, có duyên, mà Trời bắt sanh lầm vào một gia đình công chức tầm thường. Nàng không có hồi môn, không có hy vọng, không có phương tiện nào để được người ta biết, hiểu, yêu, để được một người giàu có sang trọng cưới làm vợ; và nàng đành phải kết duyên với một thầy kí ở bộ Quốc gia Giáo dục.

Nàng ăn bận giản dị vì không có gì để trang điểm và nàng khổ sở như kẻ bị tụt địa vị; vì đàn bà không có giai cấp, không có huyết thống: cái nhan sắc, cái kiều diễm của họ thay cho dòng dõi, môn phiệt của họ. Chỉ có cái tinh anh bẩm sinh, cái bản năng thanh nhã và cái tinh thần uyển chuyển của họ là định giai cấp cho họ thôi và làm cho những thiếu nữ thường dân ngang hàng với những bà quí phái nhất.

Nàng đau khổ hoài vì nghĩ rằng mình đáng được hưởng tất cả những cái thanh nhã, những cái xa xỉ. Nàng đau khổ vÌ nỗi căn nhà nghèo nàn, tường vách tôi tàn, ghế thì cũ mà vải thì xấu. Tất cả những cái đó, một người đàn bà khác trong giới của nàng không nhận thấy đâu, nhưng nàng thì thấy đau khổ, phẫn uất. Trông thấy con ở nhỏ miền Bretagne giúp những việc nhà bần tiện cho mình, nàng đâm ra hối tiếc, chua xót và mơ mộng cuống cuồng. Nàng nghĩ tới những tiền sảnh lặng lẽ, tường căng những vải hoa phương Đông, trưng bày những chúc đài cao bằng đồng đen, có hai người hầu to lớn thiêm thiếp ngủ ở những chiếc ghế bành rộng trong cái không khí nặng nề của lò sưởi. Nàng nghĩ tới những phòng khách lớn ghế phủ lụa cổ, những bàn tủ thanh nhã bày những bảo vật vô giá, và tới những phòng khách nhỏ, xinh xắn, lịch sự, thơm tho rất hợp với những câu chuyện tâm sự vào hồi năm giờ chiều giữa những bạn trai thân thiết, những người danh tiếng và sang trọng mà người đàn bà nào cũng thèm muốn được họ chú ý tới.

Bữa cơm tối, khi nàng ngồi xuống, đối diện người chồng, trước cái bàn ăn tròn trải một chiếc khăn ba ngày rồi chưa thay, rồi thấy chồng mở nắp liễn xúp ra, vẻ hoan hỉ, bảo: “A! Có thịt bò hầm! Thú tuyệt, không còn món nào bằng…”, thì nàng nghĩ tới những bữa tối sang trọng, dĩa muỗng đều bằng bạc bóng làng, tường treo những bức thảm, vẽ hình những nhân vật thời cổ và những con chim kì dị ở giữa một rừng toàn những cảnh tiên; nàng nghĩ tới những món tuyệt ngon dọn trong những chén đĩa cực đẹp, những lời tình tứ thì thầm bên tai làm cho người nghe mỉm cười một cách bí mật, trong khi nhai thịt hồng hồng của những con hương ngư[1] hoặc cánh của con đa đa.

Nàng không có trang phục, không có đồ trang sức, không có một chút gì cả. Mà nàng lại chỉ thích những cái đó; nàng cảm thấy rằng mình đáng được hưởng những cái đó. Nàng muốn được người ta thích, người ta ước ao mình, người ta xiêu lòng vì mình, người ta cho mình là hiếm, là quí; nàng muốn quá chừng đi.

Nàng có một người bạn gái giàu, quen từ hồi ở nhà tu, mà nàng không muốn lại thăm nữa vì mỗi lại thăm về là nàng đau khổ. Và nàng khóc suốt mấy ngày liền, khóc vì buồn bã, ân hận, thất vọng, khổ sở.

Rồi một buổi chiều, chồng nàng ở sở về, vẻ hãnh diện, chìa một bao thư lớn cho nàng bảo:

– Này em, có cái này tặng em.

Nàng xé vội bao thư, rút ra một tấm thiếp in, đọc mấy hàng này:

“Ông Bộ Trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục và bà Georges Ramponneau kính mời ông bà Loisel tối thứ hai 18 tháng giêng, lại dự dạ hội tại Bộ phủ cho thêm phần long trọng”.

Người chồng tưởng nàng sẽ hoan hỉ, không ngờ nàng tức giận liệng tấm thiếp xuống bàn, lẩm bẩm:

– Dùng làm gì cái thứ đó?

– Sao vậy, em? Anh cứ nghĩ rằng em sẽ vui lòng. Em chả bao giờ đi dạ hội lần nào cả, thì đó là một cơ hội, một cơ hội tốt! Khó nhọc vô cùng mới xin được tấm thiếp đó. Ai cũng muốn có một tấm; nhưng hiếm lắm, hạng thư kí dễ gì mà được. Tối đó em sẽ gặp tất cả giới quan trường.

Nàng ngó chồng vẻ giận dữ, rồi gắt gỏng bảo:

– Anh muốn em bận cái áo nào để đi dạ hội đó?

Chàng quên phứt điều đó, nên ấp úng:

– Thì bận cái mà khi đi coi hát em vẫn bận đó. Anh thấy nó được lắm,…

Chàng đương nói thì ngưng bặt, ngạc nhiên, hoảng hốt thấy vợ mình khóc.

Hai giọt lệ lớn từ từ lăn từ đuôi mắt tới mép; chàng lắp bắp:

– Em làm sao vậy? Làm sao vậy?

Nhưng nàng nghiến răng thắng được nỗi khổ, vừa lau nước mắt trên má, vừa bình tĩnh đáp:

– Không sao hết. Nhưng không có áo thì em không thể dự dạ hội đó được. Thôi, anh đem tấm thiếp đó cho ông bạn đồng sự nào mà người vợ có quần áo sang trọng hơn em.

Chàng chán nản. Rồi bảo:

– Em Mathilde, một chiếc áo coi được có thể bận trong những dịp khác, và rất giản dị, thì tốn khoảng bao nhiêu em?

Nàng suy nghĩ vài giây, tính toán, đoán trước xem nên xin chồng chừng bao nhiêu để khỏi bị anh chàng tằn tiện đó quyết liệt từ chối hoặc hoảng hốt kêu trời là đắt.

Sau cùng nàng ngập ngừng đáp:

– Em cũng không biết rõ nữa, nhưng có bốn trăm quan thì có lẽ đủ.

Chàng hơi tái mặt, vì chàng đã để dành đúng số tiền đó, tính mua một cây súng để mùa hè tới, gặp ngày chủ nhật, cùng bạn bè ra cánh đồng Nanterre bắn chim sơn ca.

Nhưng chàng cũng nói:

– Được. Anh cho em bốn trăm quan. Nhưng rán may một cái áo cho đẹp nhé.

Ngày đại hội đã gần, áo may xong rồi, mà cô Loisel vẫn có vẻ buồn rầu, bồn chồn lo lắng. Một buổi tối chồng nàng hỏi:

– Em làm sao đấy? Ba ngày nay coi kì cục quá.

Và nàng đáp:

– Em buồn vì không có một món nữ trang nào, không có lấy một hạt ngọc để đeo. Có vẻ tồi tệ quá. Em gần như không muốn đi dự dạ hội đó nữa.

Chàng bảo:

– Cài hoa thiệt cũng được lắm mà. Mùa này, như vậy là nhã. Mười quan thì được hai ba bông hồng tuyệt đẹp.

Nàng không tin lắm.

– Không… Giữa đám các bà các cô giàu sang, mà mình có vẻ nghèo khổ, thì thấy nhục lắm.

Người chồng bỗng la lên:

– Em thật là đần! Lại thăm chị bạn của em, chị Forestier, xin chị ấy cho mượn ít nữ trang. Hai người thân với nhau lắm, mượn được mà.

Nàng vui quá, thốt lên :

– Phải đấy. Thế mà em không nghĩ ra.

Hôm sau nàng lại thăm bạn, kể lể nỗi khổ tâm của mình.

Cô Forestier lại tủ gương, lấy ra một cái hộp tư trang lớn, đem lại, mở ra, bảo cô Loisel:

– Đó, tuỳ ý chị lựa.

Nàng thấy những chiếc vòng, rồi một chuỗi ngọc trai, rồi một chiếc thánh giá kiểu Venise, vòng ngọc chiếc nào chiếc nấy làm khéo quá. Nàng đeo thử rồi ngắm trong gương, do dự, không muốn rời ra, không muốn trả lại. Nàng vẫn hỏi:

– Chị còn món nào khác không?

– Có. Chị cứ kiếm đi. Em không biết chị muốn thứ nào.

Thình lình nàng kiếm được một cái hộp xa tanh đen, trong để một chuỗi kim cương cực đẹp; tim nàng đập vì thèm muốn quá sức. Tay nàng run run cầm lên. Nàng đeo ra ngoài chiếc áo cổ cao, và đứng ngây người ra mà ngắm mình.

Rồi nàng ngập ngừng, lo lắng, hỏi:

– Chị cho em mượn chiếc dây chuyền này nhé? Em chỉ mượn món đó thôi.

– Cố nhiên là được rồi, chị cứ đeo đi.

Nàng nhảy lên, bá cổ, ôm bạn, vui như điên, rồi đeo bảo vật đó mà chạy tuốt về nhà.

Ngày hội tới. Cô Loisel thành công. Nàng đẹp nhất, lịch sự, duyên dáng, tươi cười, vui quá là vui. Người đàn ông nào cũng ngó nàng, hỏi tên nàng, đòi được giới thiệu với nàng. Tất cả các tuỳ viên ở Bộ muốn được khiêu vũ với nàng. Ông Bộ trưởng cũng để ý tới nàng.

Nàng say sưa khiêu vũ, hăng hái, thích mê đi, chẳng nghĩ ngợi gì cả, chỉ cảm thấy sự thắng lợi của nhan sắc, thấy cái rực rỡ của sự thành công, thấy như có một đám mây hạnh phúc ở chung quanh mình, gồm những lời tôn sùng, những vẻ ngưỡng mộ, những niềm khao khát dậy lên, và cái đắc thắng hoàn toàn nhất, êm đềm nhất đối với lòng phụ nữ đó.

Nàng ra về vào lúc bốn giờ sáng. Từ hồi nửa đêm, người chồng đã ngủ ở một phòng khách nhỏ vắng vẻ với ba ông nữa mà các bà vợ cũng ham vui như nàng.

Chàng khoát lên vai vợ chiếc áo mà chàng mang theo để bận ở ngoài đường, chiếc áo tầm thường trong đời sống hàng ngày, so với chiếc áo khiêu vũ sang trọng thì càng thấy nó tồi tàn. Nàng cảm thấy vậy, muốn trốn đi để cho các bà khác bận những chiếc áo lông đắt tiền khỏi nhận thấy.

Nhưng Loisel giữ nàng lại:

– Hãy khoan. Ra ngoài lạnh, rồi phải cảm bây giờ. Để anh kêu một chiếc xe ngựa.

Nàng không nghe, vội vàng xuống cầu thang. Khi họ xuống tới đường, không gặp một chiếc xe nào cả, phải đi kiếm, thấy chiếc xe nào ở xa cũng kêu vói lại.

Họ thất vọng, run lẩy bẩy đi xuôi về phía sông Seine. Mãi về sau họ mới gặp trên bờ sông một chiếc xe cũ kĩ, chạy ban đêm, mà ở Paris người ta chỉ thấy xuất hiện vào những giờ khuya, như thể chúng xấu hổ vì cái vẻ tồi tàn của chúng mà không dám chạy ban ngày.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button