Văn học nước ngoài

Chiếc chuông thần công chúa Arabela

Chiec chuong than cong chua Arabela - Nguyen Thi Van Anh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK CHIẾC CHUÔNG THẦN CÔNG CHÚA ARABELA

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Chiếc chuông thần công chúa Arabela full ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB:            Download

Định dạng MOBI:            Download

Định dạng PDF:               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ngày xưa, có hai nàng công chúa. Họ sống ở xứ sở chuyện cổ tích. Mà bạn biết đấy, xứ sở chuyện cổ tích thì có biết bao điều ly kỳ thần bí như chúng ta vẫn thường được nghe kể. Ở đó, có một chiếc chuông thần. Người có chiếc chuông thần, coi như được trao một uy quyền vạn năng. Muốn gì, cứ lắc chuông lên là có ngay lập tức. Thế rồi, xứ sở cổ tích bỗng náo loạn hẳn lên khi xảy ra sự kiện chiếc chuông thần rơi vào tay ông Maie ở xứ sở loài người. Bắt đấu từ đó, bao nhiêu chuyện thần kỳ đã xảy ra…
Từ những chi tiết kỳ thú đầy chất thần thoại; câu chuyện này muốn khẳng định với chúng ta rằng: Sức mạnh huyền diệu của tự nhiên chỉ có ích cho loài người khi nó thuộc về lực lượng chính nghĩa. Nếu chẳng may rơi vào tay bọn phi nghĩa, nó chỉ tạo ra sự phá hoại xã hội, đảo lộn đạo lý con người. Do đó cuộc đấu tranh giữa hai thế lực là tất yếu và bao giờ chính nghĩa cũng thắng.

Cũng như mọi buổi sáng, sáng hôm ấy gia đình ông Maie quây quần bên bàn dùng bữa điểm tâm trước khi mọi người bắt đầu một ngày làm việc. Cái gia đình ấm cúng này có bốn người: Ông bà Maie và hai đứa con trai. Ông Maie là một diễn viên điện ảnh. Ngoài công việc chính đó, ông còn tham gia các chương trình phát thanh và vô tuyến truyền hình. Bà Maierôva là một phụ nữ to béo, phục phịch, lúc nào cũng tất bật với việc lo lắng săn sóc chồng và các con. Cậu con trai lớn tên là Pét. Vừa học xong chương trình Đại học và đang vùi đầu vào ôn tập bài vở để chuẩn bị thi tốt nghiệp. Hôngít đứa con thứ hai là một chú bé chừng tám, chín tuổi, kháu khỉnh và nghịch ngợm.
Thức ăn đã được bày biện tươm tất trên bàn. Ông bà Maie, và Hôngít bắt đầu ăn thì chàng Pét cao lớn và đẹp trai mới uể oải từ trên lầu bước xuống. Vừa trông thấy anh, Hôngít mừng rỡ khoe luôn:
– Anh Pét, anh có biết không, tối nay ba cho em đến công viên Mặt trăng đấy.
Còn bà Maierôva thì lo lắng nhìn dáng vẻ mệt mỏi của con, giọng trách móc:
– Nào, hãy nói cho mẹ nghe xem đêm qua con thức đến mấy giờ?
Pét bối rối cào tay lên mái tóc bù xù:
– Ngày kia con thi môn điện rồi, mẹ ạ.
Ông Maie ngồi ngay ngắn lại, bắt đầu “lên lớp” cho cậu con trai:
– Pét này, con cần phải học điều độ trong cả năm, cần phải chia các bài học ra 365 phần đều nhau và…
Pét nhăn nhó ngắt lời ba:
– Con xin ba… Ba biết đấy, con sắp thi. Mà vào thi người ta không hỏi một phần 365 bài đâu, người ta hỏi tất cả.
Ông Maie vẫn chưa chịu dừng bài thuyết giáo:
– Con xem, ba có bao nhiêu là việc mà ba vẫn thu sếp được êm ru, đâu có vất vả quá như con. Nào là nói trên đài phát thanh, lồng tiếng cho phim, làm chương trình truyền hình, đóng phim, biểu diễn tại nhà hát…
Chú bé Hôngít lại một lần nữa ngắt lời cha:
– Còn hôm nay ba làm gì hả ba?
– Buổi sáng nay ba đóng phim về những người cao bồi. Hôm nay bọn cướp sẽ bắn ba.
Hôngít tròn xoe mắt kinh ngạc:
– Bắn thật ư, ba?
– Thật.
– Nhưng bắn trúng vào đâu ạ?
Ông Maie thản nhiên:
– Vào tim. Thôi, con ăn nhanh đi kẻo đến giờ đi học rồi đó. Macgienka đã đến rủ con kia kìa.
Cô bé Macgienka đã xuất hiện trước cửa, đang ngoắc tay gọi Hôngít đi học. Chú bé cuống quít khoác vội cái cặp vào lưng và cầm miếng bánh đang ăn dở chạy đi.
***
Khi ông Maie lái xe tới trường quay thì mọi người trong đoàn làm phim đã tề tựu đông đủ, và sửa soạn công việc xong xuôi. Hôngítọ chỉ còn đợi mỗi mình ông để bắt đầu quay. Đạo diễn phải đợi sốt ruột đã phát cáu:
– Anh Maie, anh là diễn viên chính mà bây giờ anh mới đến. Lần sau mà anh còn đến muộn nữa là chúng tôi không chấp nhận đâu.
Ông Maie cuống quít thanh minh:
– Xin lỗi, vì tôi có điện thoại truyền hình gọi. Anh Muxin, anh có biết không, Groóc có một đề nghị tuyệt vời đối với tôi. Tôi sẽ xuất hiện hàng ngày trên màn ảnh truyền hình.
Đạo diễn Muxin dịu giọng:
– Thế thì xin chúc mừng anh. Nào, giờ anh sửa soạn khăn, áo hóa trang nhanh lên.
Người phụ trách hóa trang hối hả quàng khăn, mặc áo cho ông Maie. Trong phút chốc, ông Maie vui tính và bệ vệ đã biến thành chàng cao bồi da đỏ của một bộ tộc hoang dã nào tận bên Nam Mỹ. Ông đi đến vị trí của mình trên trường quay. Ở đó người ta dàn cảnh một trận chiến đấu ác liệt, đất cát bị xới tung lên, và ông thì phải từ dưới chiến hào chống trả bọn cướp. Đúng vào lúc máy bắt đầu quay cảnh nhóm người da đỏ lặng lẽ, núp dưới chiến hào quan sát đối phương thì ông Maie giẫm phải một vật gì là lạ. Ông nhặt nó lên, ngắm nghía rồi thốt lên kinh ngạc:
– Ô, một cái chuông nhỏ. Chắc nó bị vùi đã lâu dưới đất giờ mới được đào lên.
Diễn viên Côrachec đứng cạnh ông ngoảnh sang nhìn và cũng trầm trồ:
– Đẹp quá nhỉ. Anh lắc thử xem cái chuông cổ lỗ sĩ này còn kêu được nữa không?
Ông Maie lắc thử cái chuông. Không ngờ, tiếng reo leng keng vừa dứt, một người đàn ông như từ dưới lòng đất bỗng hiện ra trước mặt hai người. Hắn mặc chiếc áo dài đen lùng thùng, kiểu y phục của người thuở xa xưa. Cả con người hắn đều toát lên một vẻ gì vô cùng xa lạ. Hắn chắp hai tay cung kính:
– Dạ. Thưa các ngài cần gì ạ?
Ông Maie ngơ ngác hết nhìn Côrachec lại nhìn người đàn ông vừa xuất hiện. Ông hất hàm hỏi hắn:
– Anh là ai? Đến đây làm gì?
Người đàn ông cung kính chắp tay:
– Dạ, tôi là phù thủy Rumburăc…
Hắn chưa nói hết câu thì ở phía đằng kia đạo diễn đã hét toáng lên:
– Quỷ tha ma bắt các ông đi: Đang đóng phim mà các ông làm cái trò gì ở đằng ấy đấy?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button