Văn học nước ngoài

Chàng Hải Âu Kỳ Diệu

Hai au Jonathan Livingston - Richard Bach1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Richard Bach

Download sách Chàng Hải Âu Kỳ Diệu ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu

Hải âu Jonathan Livingston, tác giả Richard Bach, nhà văn nổi tiếng người Mỹ, xuất bản năm 1970, kể cho chúng ta về cuộc đời của Jonathan, một chàng hải âu: “Đối với hầu hết hải âu, ăn quan trọng hơn là bay. Nhưng riêng với Jonathan Livingston, niềm say mê bay lại lớn hơn tất cả mọi thứ khác trên đời”. Vì thế chàng bắt đầu tập bay; bay với tốc độ cao, bay ở thế nhào lộn,… Nhưng Đàn Hải âu lại không thích chàng làm như thế, do đó chàng bị coi là nỗi nhục nhã, chàng trở thành kẻ bị Lưu Đày, bị bỏ mặc trong sự cô đơn, nhưng điều đó không làm chàng nản chí, vì sự thật là những con hải âu khác sẽ không bao giờ biết được vẻ đẹp và cảm giác vĩ đại khi bay.
Ở đây chàng Hải âu học được một điều: “Thiên Đường không phải là nơi chốn, mà cũng không phải thời gian. Thiên Đường là trạng thái khi ta đạt được toàn thiện”… Những hải âu luyện tập qua nhiều đời để đạt được sự toàn thiện. Nếu ở kiếp sống này ta không học thêm được cái gì cả, thì thế giới của kiếp sống sau sẽ giống hệt như thế giới này… Nhưng nếu ta học cách bay và ta luyện tập đủ tốt, thì ta sẽ ở trên cao hơn những bậc thang không có kết thúc để lên đến Thiên Đường, vì vậy đó chỉ là một bước tiến xa hơn. Bay ở đây được hiểu như là một cách nghĩ vậy… Ta phải nghĩ bản thân ta là một thực thể tự do vô hạn, ta tự do khỏi tất cả những Luật Lệ vốn chỉ trực ngăn cản ước vọng của bản thân ta”.
Richard Bach sinh năm 1936, vốn là phi công chiến đấu và thợ cơ khí máy bay. Ông là tác giả của mười một đầu sách, trong đó nổi tiếng nhất là Hải âu Jonathan Livingston (Jonathan Livingston Seagull) và Ảo ảnh: Những cuộc phiêu lưu của một nhà tiên tri bất đắc dĩ (Illusions: The Adventures of a Reluctant Messiah, 1977).

Trích đoạn

Trời vừa sáng, những tia nắng sớm mai đã dát vàng lên mặt biển êm đềm gợn sóng.
Một chiếc tàu đánh cá thả mồi quăng lưới ở cách bờ biển chừng một dặm; và khi biết được tin đó, Đàn Hải Âu hàng ngàn con đang đợi chờ bữa ăn sáng lập tức bay tới, để mỗi con, bằng sự khôn ngoan hay bằng sức mạnh, cố giành giật cho mình một suất điểm tâm.
Nhưng ở một nơi cách xa tất cả, cách xa bờ biển, cách xa con tàu đánh cá, có chú hải âu tên là Jonathan Livingston đang một mình tập bay. Từ độ cao một trăm thước, Jonathan buông thẳng hai chân có màng của mình xuống, nghểnh mỏ lên, vươn đôi cánh uốn hình cung lên phía trước và cố chịu đau giữ chúng trong trạng thái đó. Đôi cánh uốn lên phía trước làm giảm tốc độ bay, và chú chim hải âu lượn thật chậm, chậm đến mức hơi gió lướt qua bên tai chỉ còn nghe như tiếng ai đó thì thầm, và mặt biển ở phía dưới gần như bất động. Chú nheo đôi mắt, nín thở, toàn thân căng lên trong một niềm khao khát duy nhất: làm sao để uốn cong đôi cánh thêm dù chỉ là một chút, chỉ vài phân nữa thôi. Lông trên người chú dựng ngược lên, chú hoàn toàn để mất tốc độ và rơi thẳng xuống dưới.
Loài hải âu, như chúng ta đều biết, trong khi bay không bao giờ suy nghĩ và không bao giờ dừng lại. Dừng lại trong không trung đối với hải âu là một điều đáng xấu hổ, là sự sỉ nhục.
Nhưng Jonathan Livingston không xấu hổ. Chú lại vươn đôi cánh run rẩy uốn cong lên phía trước, cố gắng để bay chậm, thật chậm, và lại thất bại, lại rơi xuống dưới. Jonathan Livingston không phải là một hải âu bình thường như những con chim khác.
Phần lớn loài hải âu không muốn tìm hiểu gì thêm về việc bay ngoài những điều cơ bản cần thiết nhất: làm sao để bay từ bờ đi kiếm ăn rồi bay trở về. Đối với hầu hết hải âu, ăn quan trọng hơn là bay. Nhưng riêng với Jonathan Livingston, niềm say mê bay lại lớn hơn tất cả mọi thứ khác trên đời. Tuy nhiên chú cũng hiểu rằng, niềm say mê đó không được loài chim chia sẻ và thông cảm. Ngay cả bố mẹ của Jonathan cũng tỏ ra lo lắng trước việc chú suốt ngày đơn độc một mình, hàng trăm lần tập đi tập lại những đường bay chậm là là mặt nước. Chẳng hạn, Jonathan không hiểu tại sao khi lượn ở độ cao cách mặt biển khoảng nửa sải cánh thì chú có thể ở trong không trung lâu hơn mà đỡ tốn sức hơn. Khi đáp xuống, chú không thò chân xuống trước làm nước bắn lên tung tóe, mà chú ép sát đôi chân vào dưới bụng rồi trượt theo mặt sóng để lại sau mình một vệt dài sủi bọt. Khi chú thực hiện kiểu hạ cánh đó trên bờ rồi dùng bước chân đo khoảng cách của vết trượt để lại trên cát thì bố mẹ chú hoảng sợ thật sự.
– Tại sao, Jonathan, tại sao con lại như vậy? – Mẹ chú hỏi. – Tại sao con không làm như tất cả chúng ta vẫn làm? Tại sao con cứ bay là là sát mặt nước như thế? Đó là cách của lũ bồ nông! Tại sao con không ăn! Con trai của mẹ, con chỉ còn có lông với xương nữa thôi!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button