Văn học nước ngoài

Cái Đầm

Cai dam - Somerset Maugham1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Somerset Maugham

Download sách Cái Đầm ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2.DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Somerset Maugham viết nhiều truyện ngắn để tả ảnh hưởng của khí hậu các đảo miền nhiệt đới trên Thái Bình Dương tới tâm lí, tính tình người da trắng. Người thì tìm được ở đó một hạnh phúc mê hồn, kẻ thì chịu những đau khổ tủi nhục ê chề sau một thời gian sung sướng, nhưng hầu hết đều đổi tính, mất cả nghị lực, chí phấn đấu mà đồng hóa ít nhiều với thổ dân.

Đây là một truyện tả hạng người đau khổ trong số người đó. Tình tiết không dồn dập như trong truyện Mưa, mà biến chuyển từ từ, nhưng kết quả cũng bi thảm như trong Mưa. Bối cảnh cũng là quần đảo Salomon, nhưng không phải trong mùa mưa mà trong mùa nắng với mặt biển, khi thì xanh ngắt, khi thì rực rỡ như xà cừ, với những dòng suối mát rượi, những thân dừa “kiều diễm đến phù phiếm”.

Đọc xong truyện Mưa, ta còn nghe văng vẳng tiếng mưa lộp độp trên nóc tôn, tiếng mưa tàn nhẫn, ranh mãnh, cứ đều đều trở lại trong câu chuyện như một điệp khúc day dứt. Đọc truyện dưới đây ta cũng bị ám ảnh vì vẻ đẹp của một cái đầm trong veo mà tĩnh mịch ở giữa một khu rừng, trên một dòng suối. Hình ảnh của nó hiện lên tất cả năm lần (một lần lờ mờ sau một cảnh đẹp ở Tô Cách Lan), lần nào cũng có một sức quyến rũ bí mật. Nhân vật chính trong truyện, chàng Lawson tìm thấy hạnh phúc thần tiên ở đó, rồi đau khổ, tủi nhục ở đó, chết cũng ở đó. Cái đầm ấy là chủ đề (thème) của câu chuyện, cũng như những giọt mưa là chủ đề trong truyện Mưa.

Kĩ thuật dùng chủ đề đó làm cho cả hai chuyện thêm bi thảm mà riêng chuyện Cái Đầm này lại nhờ nó mà nên thơ, huyền ảo. Chúng tôi chưa được biết ở nước ta gần đây có tiểu thuyết gia nào áp dụng kĩ thuật đó không, nhưng trong cuốn Đời Shelley, André Maurois cũng đã cho hình ảnh của dòng nước xuất hiện nhiều lần: hồi nhỏ Shelley thơ thẩn bên một bờ sông ở Eton, rồi sau lớn lênh đênh trên một chiếc thuyền, người vợ thứ nhất chết đuối trong một dòng nước rồi cuối cùng chính Shelley cũng chết đuối trong vịnh Skezzia.

Trước cả Maugham và Maurois, thi hào bậc nhất của chúng ta, Nguyễn Du, cũng đã dùng thủ thuật đó trong Truyện Kiều. Chủ đề ở đây là tiếng đờn của nàng Kiều. Trước sau tiếng đờn văng vẳng lên bốn lần và ngay từ lần đầu ta cũng đoán được đời nàng trong trong những âm thanh não nuột. Hai lần sau tiếng đờn càng chua xót cay đắng bội phần, đến lần cuối mới ấm áp được đôi chút. Tiếng đờn vừa đánh dấu, vừa là phản hưởng của đời nàng; cũng như cái đầm trong truyện dưới đây là phản ảnh những biến chuyển lớn trong đời Lawson. Càng đọc văn chương ngoại quốc rồi so sánh, ta càng thấy rõ thiên tài của Nguyễn Du. Đó là cái thú mà vô tình Maugham đã tặng thêm chúng ta.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button