
Bị Thiêu Sống
1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK
Tác giả : Souad
Download sách Bị Thiêu Sống ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
2. DOWNLOAD
File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.
Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.
Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách
3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
LỜI TỰA
Tôi đã sống mai danh ẩn tích và đau khổ chịu đựng một sự bất công tưởng chừng không thể giãi bày. Những người phụ nữ, nạn nhân của “ tội ác bảo toàn danh dự ” chỉ có thể chết hoặc ngậm miệng làm thinh mãi mãi.
Cuối cùng, khi tôi được tỏ bày sự bất công ấy, trước hết qua quyển sách này, sau đó qua các phương tiện truyền thông, thì cuộc đời tôi đã thay đổi. Tôi còn sống sót là nhờ một phép lạ và tôi đã tìm lại được đứa con trai bị thất lạc trong tấn thảm kịch đau thương ấy. Tôi có cơ hội làm lại cuộc đời trong khi nhiều chị em khác phải chết hoặc phải trốn trong các nhà tù để mong sống sót qua ngày. Tại một số nước, nhiều hiệp hội cứu trợ nhân đạo đang tranh đấu để phá bỏ cái hủ tục dã man của những người đàn ông đó, và tôi muốn thêm một lần nữa khẳng định rằng nếu không có Tổ chức Surgir thì hẳn tôi đã chết từ lâu. Nếu đơn độc thì người phụ nữ không có hy vọng thoát khỏi sự trừng phạt của gia đình vốn vẫn xem trinh tiết là danh dự của cả dòng họ. Các tổ chức và hiệp hội ở địa phương luôn phải tranh đấu âm thầm vì nếu hành động công khai, người phụ nữ dám vi phạm những điều cấm đoán của dòng họ sẽ bị lên án, suốt đời sẽ bị truy đuổi, đôi khi còn bị hành quyết một cách lạnh lùng. Chúng ta phải tiếp tục giúp đỡ Tổ chức Surgir vì đây là chuyện sống còn của những thiếu nữ trẻ vô tội. Đó là điều cốt yếu.
Từ một cô gái không biết chữ, nhân chứng đầu tiên thoát khỏi cái chết đề cập đến “ tội ác bảo toàn danh dự ” , không những tôi được khám phá quyền tự do ngôn luận mà còn có được một thể xác mà tôi ngỡ đã mất đi mãi mãi. Tôi có bổn phận phải tận dụng dịp may được trao cho.
Tôi xin nhân danh tất cả chị em phụ nữ trên khắp thế giới để lên tiếng về những nỗi thống khổ mà ngày nay họ đang phải hứng chịu và chừng nào còn sống, tôi sẽ không ngừng nói, tôi sẽ nói cho đến tận hơi thở cuối cùng.
Câu chuyện này đã được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng và có mặt ở các nhà sách trên khắp thế giới, để đến tay tất cả mọi người.
Quyển sách này là niềm hy vọng lớn nhất của tôi. Tôi mong nó sẽ góp phần trả lại cuộc sống tự do cho những chị em phụ nữ khác, sẽ thức tỉnh lương tâm những người đàn ông, động viên họ xóa bỏ những hủ tục man rợ của một thời đại đã lùi xa vào quá khứ.
Nhân danh tất cả những phụ nữ từng là nạn nhân và nhân danh chính với tư cách cá nhân, tôi xin cảm ơn mọi người, trước hết đã giúp tôi được sống, sau đó giúp tôi có một cuộc sống mới và tạo điều kiện để tôi được kể lại những việc đã xảy ra. Tôi mơ ước về một thế giới nơi nam giới ý thức rõ tính chất tàn bạo của hủ tục “ tội ác vì danh dự ” , một thế giới mà trong đó người phụ nữ không còn bị đàn áp.
Souad
Tháng Giêng 2004
HỎA HÌNH ĐÃ NHẮM VÀO TÔI
Tôi là một đứa con gái và con gái thì phải bước nhanh, đầu lúc nào cũng phải cúi xuống đất như thể đang đếm bước. Mắt không được nhìn lên, không được liếc sang phải hay sang trái trên đường đi. Vì nếu lỡ để ánh mắt mình bắt gặp ánh mắt của một người đàn ông thì sẽ bị cả làng gọi là “ charmuta ” (1) .
Nếu để một chị hàng xóm đã có chồng, một cụ già hoặc bất cứ một người nào khác bắt gặp cô gái đi một mình trong hẻm nhỏ, không có mẹ hay chị đi kèm, không dắt cừu, không đội bó rơm hay sọt đựng quả vả thì cũng bị gọi là “ charmuta ”.
Con gái phải có chồng mới được phép nhìn thẳng về phía trước, mới được phép bước vào hàng quán, mới được phép tự nhổ lông và đeo nữ trang.
Khi bước sang tuổi mười bốn mà chưa có chồng như mẹ tôi thì người con gái bắt đầu bị cả làng chế nhạo. Nhưng muốn được lấy chồng thì phải đợi đến lượt mình. Chị cả trong nhà lấy trước, sau đó mới tuần tự đến các cô em.
Trong nhà bố tôi có quá nhiều con gái, bốn đứa lớn đều đến tuổi lấy chồng. Ngoài ra còn có hai đứa em gái cùng cha khác mẹ do bà vợ hai của cha tôi sinh ra. Chúng vẫn còn nhỏ. Đứa con trai duy nhất trong gia đình mà ai cũng yêu quý là thằng Assad đã chào đời trong vinh quang giữa bấy nhiêu đứa con gái, nó là con thứ tư trong nhà. Tôi là đứa thứ ba.
Cha tôi (ông tên là Adnan) vẫn tỏ ý không bằng lòng với mẹ tôi (bà tên là Leila) bởi bà đã sinh cho ông quá nhiều con gái. Ông cũng không ưa bà vợ hai Aicha, vì bà này đẻ toàn con gái.
Noura, chị cả tôi lấy chồng muộn, lúc tôi khoảng mười lăm tuổi. Chị thứ Kaênat thì chẳng được người đàn ông nào hỏi đến. Tôi nghe nói có người gặp cha tôi để dạm hỏi tôi nhưng tôi còn phải đợi chị Kaênat đi lấy chồng thì mới dám nghĩ đến việc cưới xin của mình. Nhưng chị Kaênat có lẽ không có nhan sắc mấy hoặc giả chị làm việc gì cũng chậm chạp… Tôi không rõ tại sao chị không được ai đến hỏi nhưng nếu chị ế chồng và trở thành gái già thì chị sẽ bị cả làng chế giễu và tôi cũng sẽ bị như vậy.
Từ ngày đầu óc tôi ghi nhớ được sự việc, tôi nhận ra mình chưa một lần được sung sướng, được chơi đùa. Sinh ra làm con gái trong làng tôi là một điều bất hạnh. Niềm mơ ước tự do duy nhất là lấy chồng. Rời nhà cha đẻ để về nhà chồng và không bao giờ được phép quay lại dù có bị chồng đánh đập. Con gái có chồng mà trở về nhà cha đẻ là một điều sỉ nhục. Cũng không được phép xin một nhà nào khác che chở. Gia đình người con gái có nghĩa vụ đưa con gái trở lại nhà chồng.
Chị cả tôi bị chồng đánh dám quay về thở than khóc lóc khiến cả nhà tôi mang nhục.
Có được một tấm chồng là cái may của chị. Tôi vẫn mơ ước được như thế.
Từ hôm nghe nói có người đến gặp cha tôi xin cưới tôi, tôi đâm ra vừa tò mò vừa bồn chồn. Tôi biết anh ấy chỉ ở cách nhà tôi ba bốn bước chân. Thỉnh thoảng khi lên sân thượng phơi quần áo tôi vẫn thoáng thấy anh. Tôi biết anh có một chiếc ôtô, mặc âu phục, tay lúc nào cũng xách cái cặp nhỏ đựng giấy tờ và anh làm việc ngoài thành phố, một công việc khá tốt vì anh không bao giờ ăn mặc như công nhân mà luôn luôn chỉnh tề, sang trọng. Tôi rất muốn được nhìn mặt anh gần hơn nhưng lại sợ gia đình bắt gặp tôi đang ngóng anh. Vì thế, khi đi lấy rơm cho một con cừu ốm ở ngoài chuồng, tôi bước thật nhanh trên đường hy vọng nhìn thấy anh gần hơn. Nhưng anh lại đỗ xe xa quá. Nhờ quan sát, tôi đại khái biết được mấy giờ anh đi làm. Bảy giờ sáng, tôi giả vờ lên sân thượng thu quần áo hay nhặt một quả vả chín hoặc giũ tấm thảm để được, trong một thoáng ngắn không đầy một phút, nhìn thấy anh bước lên ôtô đi làm. Tôi phải thật nhanh để không bị ai chú ý.
Tôi lên cầu thang, băng qua mấy gian phòng để ra tới sân thượng, vừa cầm một tấm thảm giũ mạnh vừa đưa mắt nhìn qua bức tường xi măng, liếc nhẹ sang phải. Từ xa nếu có ai trông thấy cũng không thể ngờ là tôi đang ngó xuống đường.
Thỉnh thoảng tôi cũng có đủ thời gian nhìn thấy anh. Tôi đâm ra phải lòng anh cùng chiếc ôtô của anh! Đứng trên sân thượng, tôi tưởng tượng ra khối chuyện: Tôi kết hôn với anh và như hôm nay, tôi nhìn theo chiếc ôtô cho đến lúc khuất bóng nhưng đến chiều, khi mặt trời lặn, anh sẽ trở về từ nơi làm việc. Tôi sẽ cởi giày cho anh và tôi sẽ quỳ xuống lau chân cho anh giống như mẹ tôi vẫn làm cho cha tôi. Tôi sẽ mang trà mời anh, sẽ nhìn anh ngồi oai vệ như một ông vua phì phà chiếc tẩu dài ngay trước cửa nhà. Tôi sẽ là một phụ nữ có chồng!
Và thậm chí tôi có thể trang điểm, dạo phố mua hàng, cùng chồng ngồi vào xe và lên thành phố. Tôi sẵn sàng chịu đựng mọi điều tệ hại nhất, miễn là khi nào cảm thấy muốn, tôi được tự do một mình bước qua cánh cửa kia để đi mua bánh mì!
Nhưng tôi sẽ không bao giờ là một “ charmuta ”. Tôi sẽ không nhìn những người đàn ông khác, tôi sẽ tiếp tục bước nhanh, giữ người thẳng, vẻ kiêu hãnh, nhưng không đếm bước, mắt vẫn nhìn xuống và cả làng không ai còn có thể nói xấu tôi bởi lẽ tôi đã có chồng.
Câu chuyện kinh khủng của tôi bắt đầu ngay trên cái sân thượng ấy. Tôi đã nhiều tuổi hơn chị cả tôi nếu so với ngày chị lấy chồng, và tôi đã hy vọng để rồi thất vọng.
Dạo ấy tôi khoảng mười tám tuổi hay có lẽ hơn. Tôi cũng không biết nữa.
Ký ức tôi đã tan thành khói ngay hôm hỏa hình ập xuống đầu tôi.
Related Posts: