Văn học nước ngoài

Bên Kia Đường Có Đứa Dở Hơi

Ben kia duong co dua do hoi - Wendelin Van Draanen1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Wendelin Van Draanen

Download sách Bên Kia Đường Có Đứa Dở Hơi ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB:            Download

Định dạng MOBI:            Download

Định dạng PDF:               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

(Lời kể của Bryce Loski)

Điều duy nhất mà tôi ao ước? Là Juli Baker để cho tôi yên! Ước chi con bé đó tránh xa ra, cho tôi có chỗ để thở.

Mọi chuyện bắt đầu từ mùa hè năm lớp hai, khi chiếc xe tải chuyển đồ của nhà tôi dừng bánh tại khu phố con bé đó sống. Và giờ thì cả hai đứa đã sắp hết lớp tám. Có nghĩa là con bé đó đã biến hơn một nửa thập kỷ đời tôi thành một mớ những cuộc trốn chạy cần hoạch định chiến lược bài bản. Có nghĩa là con bé đó đã nhấn chìm hơn một nửa thập kỷ đời tôi trong một cảm giác khó chịu không bút nào tả xiết.

Con bé đó không đơn giản chỉ băm bổ lao vào cuộc đời tôi. Nó băm bổ, nó đào xới và rồi nó đứng đó, chắn ngang đời tôi. Nhà tôi có mời nó lên xe và trèo lên các thùng đồ không? Không!

Nhưng đấy đúng là những gì con bé đó đã làm, áp đảo và ra vẻ đúng kiểu Juli Baker.

Bố đã cố ngăn nó lại.

– Này! Bố nói khi con bé nhảy lên xe. Cháu làm cái gì thế? Cháu làm dây bùn ra khắp nơi rồi kia kìa!

Công nhận. Giày của con bé đúng kiểu bùn đóng thành bánh ấy. Nhưng nó không nhảy xuống. Đã thế, nó còn ngồi bệt xuống sàn xe và bắt đầu thò chân đẩy đẩy một cái thùng.

– Để cháu giúp chú nhé! Con bé liếc về phía tôi. Đi mà chú, để cháu giúp một tay đi!

Tôi không thích cái nhìn ám chỉ đó của con bé. Và mặc dù bố vẫn thường tra tấn tôi bằng điệu nhìn ấy cả tuần, nhưng tôi vẫn có thể nhận ra bố cũng chẳng thích gì con bé lắm chuyện ấy.

– Này! Đừng có làm thế! Bố cảnh báo nó. Trong thùng đó có mấy thứ đồ quý giá lắm đấy.

– Thế ạ? Vâng, thế thùng này thì sao ạ?

Con bé lăng xăng sang cái thùng có dán nhãn Lenox và lại nhìn về phía tôi.

– Cậu với tớ đẩy cái thùng này đi!

– Thôi, thôi, thôi! Bố nói rồi kéo tay con bé ra. Sao cháu không về nhà đi? Giờ này có khi mẹ cháu đang lo vì không biết con mình đang ở đâu đấy.

Thời khắc ấy chính là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng con bé này không thể hiểu được ý của người khác. Dù người ta đã ý tứ ra dấu hiệu kiểu gì đi chăng nữa. Nó có biết đường chạy ngay về nhà giống như những đứa trẻ con khác khi biết là mình đang bị đuổi khéo không? Không. Nó nói tỉnh bơ.

– À, mẹ cháu biết cháu ở đâu mà. Mẹ cháu bảo không sao hết. Rồi nó chỉ sang bên kia đường và nói: Nhà cháu ở ngay đằng kia thôi.

Bố nhìn theo hướng con bé đang chỉ và lẩm bẩm than: “Ôi trời ơi…”. Rồi bố quay lại nhìn tôi và nháy mắt.

– Bryce, hình như giờ con phải vào nhà giúp mẹ hay sao ấy nhỉ?

Tôi biết ngay đây là một màn kịch để đuổi khéo con bé. Nhưng trước đó tôi không nghĩ tới cách này, vì đã bao giờ tôi với bố diễn kịch bản này đâu. Đúng thế còn gì, ai lại cả hai bố con cùng đồng tâm hợp lực diễn kịch đuổi khéo khách! Có khác nào phản lại quy tắc mà cha mẹ vẫn dạy con cái rằng, không nên đuổi khéo ai đó đi dù cho họ có phiền nhiễu hay bẩn thỉu thế nào đi chăng nữa. Thế nhưng giờ thì bố đang diễn rồi, và chẳng cần bố phải nháy mắt đến lần thứ hai, tôi toét miệng cười:

– Vâng ạ! Và ngay tắp lự nhảy phắt khỏi thùng xe, lao về phía ngôi nhà mới.

Tôi nghe thấy tiếng con bé chạy theo sau nhưng tôi không dám tin vào tai mình. Có thể nó đang đuổi theo tôi thôi, có khi nó chạy theo hướng khác. Nhưng trước khi tôi có đủ can đảm để quay lại kiểm chứng thì con bé đó xẹt qua, tóm lấy cánh tay tôi và lôi tôi đi.

Thế này thì quá lắm. Tôi dừng lại và đang định nói nó cút đi thì điều kỳ quặc nhất đã xảy ra. Tôi muốn vung tay thật cao để có thể thoát khỏi con bé, nhưng không hiểu làm sao mà khi tay tôi vòng xuống lại vướng đúng vào tay nó. Thật không thể tin được mà. Vậy là tôi đứng đó, nắm tay cái con khỉ đầy bùn ấy!

Tôi cố hẩy tay nó ra nhưng nó cứ bám riết lấy và lôi tôi đi.

– Đi nào!

Mẹ từ trong nhà bước ra và ngay lập tức nở một nụ cười mật ngọt nhất trên đời.

– Ồ, chào cháu! Mẹ niềm nở với Juli.

– Cháu chào cô!

Tôi vẫn đang cố vẫy vùng giành lấy tự do nhưng con bé đó cứ giữ ghì lấy tôi. Mẹ cười rạng rỡ, nhìn tay hai đứa và gương mặt đỏ phừng phừng của tôi.

– Thế cháu tên gì hả cô bé?

– Julianna Baker ạ. Nhà cháu ở ngay đằng kia. Con bé vừa trả lời vừa chỉ trỏ bằng cái tay rảnh rang.

– À…, cháu và thằng bé nhà cô đã làm quen với nhau rồi nhỉ. Mẹ nói, vẫn cười tươi ơi là tươi.

– Vâng!

Cuối cùng thì tôi cũng vùng ra được và làm cái việc ra dáng đàn ông nhất mà một thằng nhóc bảy tuổi có thể làm. Nấp sau lưng mẹ.

Mẹ choàng tay qua vai tôi và nói:

– Bryce, con yêu, sao con không dẫn Julianna tham quan nhà mình nhỉ?

Tôi ra hiệu đủ cách để cầu cứu, cảnh báo, nhưng mẹ chẳng hề nhận ra gì cả. Rồi mẹ gỡ tôi ra và nói:

– Đi đi con.

Có lẽ Juli đã có thể càn quét ngay nhà tôi nếu như mẹ không nhìn thấy giày của nó và kêu nó bỏ ra. Và sau khi cởi giày xong thì mẹ kêu nó phải cởi luôn cả tất nữa. Juli chẳng thấy xấu hổ gì cả. Không một chút nào luôn ấy. Nó cởi tất tỉnh queo và vứt lại thành một đống cứng quèo ở hiên nhà tôi.

Thực ra thì tôi đã không hề dẫn nó đi tham quan. Thay vào đó, tôi lỉnh vào phòng tắm và tự khoá mình trong đó. Và sau khoảng mười phút gào vọng ra, rằng không, tôi sẽ không thể ra ngoài nhanh được đâu, thì tôi thấy phía bên ngoài im ắng. Thêm mười phút nữa trôi qua, tôi lấy hết can đảm hé mắt ra ngoài cửa.

Không có Juli. Tôi lẻn ra ngoài, nhìn quanh, và ồ dê! Con bé đi rồi. Một màn “đuổi khéo” không được khéo cho lắm, nhưng mà này, lúc đó tôi mới bảy tuổi.

Có điều những rắc rối của tôi còn lâu mới kết thúc. Ngày nào con bé cũng đến, lặp đi lặp lại: “Bryce đi chơi được không ạ?”

Tôi nấp sau ghế nhưng vẫn nghe thấy rõ tiếng nó véo von hỏi: “Cậu ấy đi được chưa ạ?”. Có một lần con bé đó thậm chí còn chạy tắt qua sân, nhìn qua cửa sổ phòng tôi. Tôi đã kịp thời nhận ra nó và chui xuống nấp dưới gầm giường. Nhưng đó, rõ là mọi người có thể thấy một điều ở Juli. Con bé đó không hiểu thế nào là không gian cá nhân. Không hề tôn trọng sự riêng tư. Cả thế giới này là sân chơi của nó, và ai đứng ở phía dưới cũng phải cẩn thận. Juli lúc nào cũng như đang từ cầu trượt lao xuống.

Thật may cho tôi là bố luôn sẵn lòng cản đường nó. Và bố không ngại làm đi làm lại việc đó. Bố nói với con bé là tôi bận, hay đang ngủ hay đơn giản là đi đâu mất rồi. Bố quả đúng là vị cứu tinh.

Chị gái tôi thì khác. Cứ hở ra là sẽ tìm cách phá tôi. Lynetta là thế. Chị ấy hơn tôi bốn tuổi và nói thật, nhìn gương chị ấy là tôi đã ngộ ra được thế nào là một lối sống không thể mê được. Khắp người chị ấy toát ra cái khí chất gây gổ. Chỉ cần nhìn chị ấy thôi, không cần nheo mắt, lè lưỡi hay làm bất cứ điều gì, chỉ cần nhìn thôi là bạn có thể cãi vã ngay được.

Ngày xưa tôi thường chơi trò “Hạ bệ kéo lê” với chị ấy, nhưng giờ thì không đáng nữa. Lũ con gái chẳng bao giờ chơi đẹp cả. Bọn nó chỉ giỏi rứt tóc và cấu véo đối phương xong rồi lại bỏ chạy, vờ thở không ra hơi rồi tóm lấy mẹ mỗi khi bạn thử tự vệ và đấm phản công. Và thế là bạn bị cấm túc. Như thế để làm gì cơ chứ? Không, chiến hữu thân mến, bí kíp là đừng có bao giờ đớp mồi. Cứ để nó ngoe nguẩy. Bơi lượn lờ quanh nó. Chế giễu nó. Một lát là nó sẽ phát chán và sẽ phải chuyển mục tiêu lừa đảo sang kẻ khác.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button