Văn học nước ngoài

Bao Công Xử Án

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Bao Công Xử Án ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ngày xưa, tại huyện Khúc Phụ, thuộc phủ Côn Châu, có hai nhà giàu có là gia đình ông Lữ Duật Nhơn và gia đình Phó Sứ Trần Bang Mô.

Vợ chồng Lữ Duật Nhơn sanh hạ được một đứa con trai, tên là Như Phương thông minh, đĩnh ngộ, năm 10 tuổi đi học đã tỏ ra xuất sắc. Tuy sống trong gia đình trưởng giả, dư ăn dư mặc, đông kẻ hầu người hạ, nhà cửa rộng rãi, căn trước căn sau, lại có vườn bao bọc xung quanh, Như Phương không ỷ y nhà giàu có hay được cha mẹ nuông chiều mà bỏ bê sự học. Trái lại, chàng lại tỏ ra nết na, siêng năng nên càng lớn, học càng giỏi. Người biết chuyện thường lấy chàng làm gương khuyên con cái.

Nhà Như Phương có nuôi được hai vợ chồng Trình Nhị làm quản gia cho ở căn nhà dưới, gần bếp. Trình Nhị và vợ là Xuân Hương rất đỗi trung thành với chủ, thức khuya dậy sớm, chăm lo của chủ như của mình.

Dân chúng khắp vùng ai cũng khen vợ chồng Lữ Duật Nhơn biết tu ơn tích đức mới được con thì tài giỏi mà tớ thì trung thành.

Nói về gia đình Trần Bang Mô cũng giàu có, lại là người quyền thế. Vợ chồng Phó Sứ Mô có đặng hai trai, một gái. Hai con trai đều đã lập gia đình. Một đứa tên là Văn Mạng là bạn học cùng lớp với Như Phương. Cô gái út Nguyệt Anh xinh đẹp tuyệt vời, mặt hoa, da ngọc, dáng điệu uyển chuyển thướt tha, lại nết na thùy mị, tính tình dễ thương, không ưa xa hoa lòe loẹt. Thật là đẹp cả người lẫn nết.

Từ khi Nguyệt Anh đến tuần cập kê. Trần Bang Mô để ý kén bạn trăm năm cho cô gái quý. Mến tài Như Phương, ông liển bảo Văn Mạng lựa lời làm mai cho đôi trai tài gái sắc lấy nhau.

Cha con Duật Nhơn chịu ngay và đem lễ vật đến hỏi liền. Qua ít bữa nhà trai đến xin Phó Sư Mô định ngày cho rước dâu.

Ngày làm lễ thành hôn cho đôi trẻ, nhà Như Phương mở tiệc linh đình mới khắp bạn học của Như Phương đến dự. Trong chúng bạn đến mừng có cả Châu Hoằng Sử, con trai quan Lại Bộ Thượng Thư. Sử tuy là con quan và là bạn thân của Như Phương nhưng tính tình hai người lại khác hẳn nhau. Như Phương nết na chăm chỉ bao nhiêu thì Hoằng Sử lại bê tha rượu chè, trai gái bấy nhiêu. Thấy vợ bạn đẹp, y sanh lòng khát khao thèm muốn. Tuy ham chơi nhưng được cái thông minh và nhớ lâu, nên học hành cũng không đến nỗi thua kém lắm. Chúng bạn thường kể rằng Hoằng Sử có biệt tài hễ đã đến thăm nơi nào thì nhớ mãi từ đường đi đến lối lại, đến cách sắp đặt trong nhà. Tuy hay đến chơi nhà Như Phương luôn nhưng mãi đến hôm nay nhân ngày cưới bạn, Hoằng Sử mới có dịp thong thả đi coi khắp nơi: nhà ngoài, nhà trong, phòng cô dâu, vườn tược, và cho đến con đường nhỏ sau nhà, Hoằng Sử cũng đi xem kỹ hết.

Vợ chồng Như Phương từ khi lấy nhau, ăn ở rất hòa thuận. Nguyệt Anh lại thờ cha mẹ chồng rất mực hiếu thảo. Thật là một cảnh gia đình đầm ấm yên vui.

Nhưng chưa được bao lâu thì bố mẹ Như Phương đều mắc bệnh qua đời, khiến vợ chồng Như Phương khóc than khôn xiết.

Hết tang ba năm, Như Phương thi đậu tú tài và vợ cũng sanh hạ được một con trai.

Năm ấy vua mở kỳ thi Hội (Cử nhân), Như Phương sửa soạn lều chõng vào kinh dự thi. Sau khi ân cần dặn dò vợ chăm lo việc nhà, nuôi nấng con thơ, Như Phương củng Trình Nhị, người quản gia trung thành, hai thầy trò khăn gói ra đi.

Giữa đường, Như Phương bị bắt (Không thấy nói ai bắt và vì lý do gì?), Trình Nhị trốn thoát, chạy về nhà cấp báo. Tin như sét đánh, Nguyệt Anh thương chồng, vật mình than khóc thảm thương.

Cha mẹ, anh em nàng nghe tin kéo đến khuyên giải mãi Nguyệt Anh mới nguôi. Qua cơn bàng hoàng lúc đầu, nàng dần dần trấn trĩnh, bèn bàn với cha tìm cách giải cứu Như Phương.

Có sự tất phải đến tận nơi Như Phương bị bắt thì mới tìm cách cứu chàng được. Ông già Nguyệt Anh nhận đi nhưng chẳng hiểu ông nghĩ sao lại đòi đem theo cả thằng cháu ngoại đi (hay là ông có linh cảm tai họa sắp đến?).

Nguyệt Anh lễ phép thưa:

– Cha định vậy, con đâu dám cãi lời. Song con thiết nghĩ nay chồng con bị bắt, sống chết chưa biết ra sao, chỉ còn có giọt máu này. Nay cha đem cháu đi, giữa đường gặp sự rủi ro, lấy ai nối dõi tông đường họ Lữ. Vả lại cháu đi con ở nhà nhớ lắm. Mong cha xét lại.

Ông già gật đầu khen con nói phải và ông quyết định:

– Ừ, thôi để cha đi với hai anh con. Phần con ở nhà hãy năng đi thăm hai chị dâu con cho khuây khỏa, chẳng nên âu sần lo nghĩ quá e sanh bịnh thì khốn đa.

Căn dặn xong ông già lên đường với hai con trai. Nàng Nguyệt Anh từ đó quanh quẩn trong nhà, chăm nom con, không đi ra đến ngoài, bên mình chỉ có con Thu Quế đứa tớ gái 7 tuổi ở liền bên hầu hạ. Mọi việc trong nhà đều giao cho vợ chồng Trình Nhị trông nom.

Trình Nhị từ ngày chủ bị bắt, một mình phải lo quán xuyến mọi công việc, nên suốt ngày chạy tới chạy lui, lo công kia chuyện nọ, không lúc nào rảnh tay. Có nhiều bận Trình Nhị vắng nhà đôi ba ngày để đi xa đòi nợ cho chủ. Căn nhà của vợ chồng Trình Nhị nằm phía cuối vườn, giáp vách với một căn nhà ở phía bên ngoài của Trương Mậu Thất.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button