Văn học nước ngoài

Bản Sonata Kreutzer

Ban Sonata Kreutzer - Lev Tolstoy1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lev Tolstoy

Download sách Bản Sonata Kreutzer ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

 

Định dạng EPUB             Download

Định dạng MOBI             Download

Định dạng PDF                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu

“Bản Sonata Kreutzer” được viết bắt đầu năm 1887, hoàn thành năm 1889. Đã bị kiểm duyệt cấm xuất bản năm 1890, song lệnh cấm sau đó được đích thân Nga hoàng Alekandr III hủy bỏ. Trước khi được chính thức xuất bản ở Nga năm 1891, nó đã được lưu hành hàng ngàn bản dưới dạng in thạch bản và được dịch ra một số tiếng nước ngoài.

Tác phẩm gây xôn xao dư luận vì đã đưa ra những vấn đề mà trước đó chưa bao giờ được nói đến một cách công khai.

Một người bạn của Tolstoy – Nikolai Strakhov, triết gia đồng thời cũng là nhà phê bình văn học – đã viết cho nhà văn về tác phẩm này: “Anh chưa bao giờ viết cái gì ghê gớm và ảm đạm hơn tác phẩm này”. Anton Chekhov tuy có những nghi ngờ về các quan điểm liên quan đến y học của Tolstoy, nhưng đã khen ngợi nghệ thuật của các tác phẩm và cho rằng nó đã “khơi dậy suy nghĩ” nơi người đọc. Ivan Bunin sau khi đọc tác phẩm cũng đã viết thư cho Tolstoy ca ngợi và xin phép được đến gặp văn hào.

 

Trích đoạn

ĐÓ LÀ VÀO ĐẦU mùa xuân. Chúng tôi đi đã được hai ngày đường. Những hành khách đi các chặng ngắn lên lên xuống xuống tàu, nhưng có ba người cũng giống như tôi, đi từ ga đầu tiên. Đó là một quý bà không đẹp lắm và cũng không còn trẻ, hút thuốc liên tục, mang một vẻ mặt đau khổ và mặc chiếc áo khoác kiểu đàn ông, đầu trùm mũ. Bạn của bà ta là một người lắm lời, khoảng bốn mươi tuổi, mặc đồ mới cứng rất tề chỉnh. Ngoài ra còn có một người đàn ông luôn giữ vẻ cô độc, dáng người tầm thước, tác phong dứt khoát, còn trẻ nhưng đã có những khóm tóc bạc sớm, đôi mắt sáng luôn đảo từ chỗ này sang chỗ khác. Anh ta mặc chiếc áo khoác cũ may bằng loại vải đắt tiền có cổ bằng lông cừu và trùm cái mũ cao cũng bằng lông cừu. Mỗi khi anh ta cởi nút, dưới lớp áo khoác lộ ra tấm áo lót và chiếc sơ mi thêu kiểu Nga. Cái đặc biệt của người đàn ông này là thỉnh thoảng anh ta lại phát ra những âm thanh kỳ lạ giống như tiếng ho hay tiếng bật cười rời rạc.

Người đàn ông đó suốt dọc hành trình cố tránh trò chuyện và làm quen với các hành khách khác. Khi những người ngồi bên hỏi chuyện, anh ta trả lời nhát gừng, gắt gỏng, rồi hoặc đọc sách, hoặc vừa nhìn ra cửa sổ vừa hút thuốc, hoặc lôi đồ ăn từ cái túi cũ kỹ ra, uống trà hay ăn nhấm nháp.

Tôi có cảm giác rằng anh ta khốn khổ vì sự cô độc của mình, và tôi đã vài lần thử bắt chuyện với anh ta, nhưng lần nào cũng vậy, khi mắt chúng tôi gặp nhau, mà chuyện này xảy ra luôn luôn vì chúng tôi ngồi xiên chéo với nhau, thì anh ta lại quay mặt đi, cầm cuốn sách đọc hay nhìn ra cửa sổ.

Vào buổi chiều thứ hai của cuộc hành trình, khi tàu đỗ lại ở một ga nhỏ, anh chàng bẳn gắt kia đi kiếm nước sôi về pha trà cho mình. Ông mặc đồ mới cứng chỉnh tề, một luật sư như sau này tôi được biết, cùng quý bà hay hút thuốc mặc áo khoác kiểu đàn ông cũng xuống ga đi kiếm trà uống.

Trong lúc các vị kia vắng mặt, vài hành khách mới lên tàu, trong đó có một ông già cao lớn, mặt hằn những nếp nhăn, râu tóc cạo nhẵn nhụi, chắc hẳn là một thương gia. Ông ta mặc chiếc áo lông và đội chiếc mũ cát két bằng nỉ có lưỡi trai rất lớn. Ông thương gia ngồi vào chỗ đối diện với chỗ của quý bà cùng ông luật sư, và lập tức bắt chuyện ngay với một người trẻ tuổi có vẻ là một viên quản lý việc buôn bán. Anh ta cũng lên tàu ở ga này.

Tôi ngồi chéo với họ, và bởi vì tàu đang đỗ, nên tôi có thể nghe loáng thoáng câu chuyện của họ những lúc không có ai qua lại. Đầu tiên ông thương gia nói ông đi về điền trang của mình cách đây chỉ có một ga; sau đó thì như cánh dân buôn vẫn thường làm, họ trao đổi về giá cả, về công việc, về chuyện ở Moskva hiện đang buôn bán ra sao, sau đó lại chuyển sang chuyện về phiên chợ ở Nizhegorod. Viên quản lý bắt đầu kể về cuộc ăn chơi trác táng trong phiên chợ của một tay thương gia giàu có nào đó mà cả hai đều quen biết, nhưng ông già không để cho anh ta nói hết, và tự mình kể về những cuộc ăn chơi trác táng thời trước ở Kunavin mà chính ông ta từng tham gia. Rõ ràng là ông ta tự hào về những chuyện đó của mình. Với vẻ đầy vui sướng, ông ta kể lại rằng mình cùng với chính cái ông người quen của cả hai kia trong khi say xỉn đã gây ra ở Kunavin một chuyện, mà kể về nó thì phải nói thầm, và làm cho anh chàng quản lý cười rống lên khắp toa tàu, còn ông già cũng cười nhe ra hai chiếc răng vàng chóe. Không trông chờ có thể nghe thêm được chuyện gì hay ho, tôi đứng dậy định xuống đi dạo dưới sân ga. Ra đến cửa tôi đụng phải vị luật sư cùng quý bà đang vừa đi vừa trò chuyện rất sôi nổi.

– Ngài không kịp đâu, – ông luật sư xởi lởi bảo tôi, – sắp có hồi chuông thứ hai bây giờ đấy.

Quả nhiên, tôi chưa kịp đi đến cuối các toa tàu thì chuông báo hiệu vang lên. Khi tôi quay về toa, giữa quý bà và ông luật sư vẫn đang tiếp tục câu chuyện sôi nổi. Ông thương gia già ngồi im lặng trước mặt họ, mắt nghiêm khắc nhìn ra phía trước, thỉnh thoảng lại nhai nhai hai hàm răng một cách không hài lòng.

– Sau đó cô ta tuyên bố thẳng với đức ông chồng, – ông luật sư vừa cười vừa nói lúc tôi đi ngang qua ông ta, – rằng cô ta không thể và cũng không muốn sống với chồng nữa, bởi vì…

Ông ta kể tiếp cái gì đó mà tôi không nghe được. Đằng sau tôi còn có các hành khách khác đi qua, người soát vé đi qua, lại một anh nhân viên đi vào, thành ra khá ồn ào, chẳng thể nghe mọi người nói gì. Khi tất cả lắng xuống, tôi lại thấy tiếng của ông luật sư, câu chuyện hẳn là đã chuyển từ những chuyện riêng tư sang những ý kiến khái quát.

Ông luật sư nói về việc vấn đề ly hôn đang gây chú ý trong công luận châu Âu, và rằng ở nước Nga thì những chuyện như vậy ngày càng xảy ra nhiều hơn. Nhận thấy chỉ có mỗi một mình mình nói, ông luật sư bèn ngừng bài diễn thuyết của mình, quay sang ông già thương gia.

– Ngày xưa chắc là không có những chuyện đó phải không ạ? – Ông nói và nhoẻn cười một cách rất khoái chí.

Ông già định đáp lại, song đúng lúc đó tàu chuyển bánh, nên ông ta liền bỏ mũ, bắt đầu làm dấu và lâm râm cầu nguyện. Ông luật sư quay đi chỗ khác, lịch sự chờ đợi. Kết thúc bài cầu nguyện của mình và làm dấu thêm ba lần, ông già chụp sâu cái mũ lên đầu, ngồi lại ngay ngắn và lên tiếng.

– Hồi xưa cũng có đấy, thưa ngài, nhưng ít hơn. – Ông ta nói. – Ngày nay thì không thiếu những chuyện đó. Người ta bây giờ có học thức hơn mà.

Con tàu chạy càng lúc càng nhanh thêm, kêu rầm rầm và tôi rất khó nghe được câu chuyện, trong khi nó lại rất thú vị, nên tôi chuyển sang ngồi gần hơn. Người hành khách cạnh tôi, người đàn ông bẳn gắt có đôi mắt sáng, cũng có vẻ quan tâm, tuy vẫn yên vị trên chỗ của mình nhưng anh ta rất chăm chú lắng nghe.

– Nhưng mà học thức có gì là sai trái nào? – Quý bà hơi mỉm cười nói. – Chả lẽ kết hôn như thời xưa, khi mà chú rể và cô dâu thậm chí còn chả biết mặt nhau, lại tốt hơn à? – Cũng giống như nhiều phụ nữ khác, bà ta có thói quen trả lời những câu hỏi không phải của người đối thoại nói với mình, mà những câu do chính mình nghĩ là người đó sẽ nói. – Họ chẳng biết là có yêu hay không, hoặc có thể yêu được hay không, chỉ nhắm mắt lấy bất cứ người nào rơi vào họ, rồi cả đời chịu đau khổ; thế cái đó, theo các ngài, là tốt hơn à? – Bà ta nói, rõ ràng hướng những lời đó tới tôi và ông luật sư hơn là tới ông già mà bà ta đang hầu chuyện.

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button