Văn học nước ngoài

Bà Đại Sứ

ba-dai-su-lorena-a-hickok1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lorena A, Hickok

Download sách Bà Đại Sứ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sau những ngày vật lộn với bệnh viêm màng não vào năm lên hai tuổi, Helen Keller đã hoàn toàn bị điếc, câm, mù. Tương lai tưởng chừng như đen tối của Helen chợt bừng sáng khi em được một cô gia sư giàu lòng nhân ái và thông minh dạy dỗ, giúp đỡ. Với tài năng bẩm sinh và một nghị lực phi thường, từ một cô bé bẳn tính, ương bướng, Helen đã trở thành một người phụ nữ thanh lịch, nhân hậu, tốt nghiệp trường Đại học Harvard và là Đại sứ thiện chí của Hoa Kỳ.

Tiểu thuyết Bà đại sứ được viết dựa trên cuộc đời thực của bà Helen Keller và tác phẩm “Chuyện đời tôi” của bà.

Cuộc đời của Helen Keller với biết bao sự dày công khổ luyện, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên cùng hình ảnh cao cả của cô gia sư đã được tái hiện hết sức sinh động. (Bà đại sứ)

Một buổi tối tháng 9 năm 1886, cả gia đình nhà Keller đều ở trong phòng khách. Ngài đại uý Keller lơ đãng cầm tờ báo trên tay. Rồi, ông đặt sang bên, cặp kính trễ xuống sống mũi, buồn bã nhìn đứa con gái lớn. Nó đang nằm co ro trên ghế bành, ôm chặt con búp bê to bằng vải vào lòng.

– Helen đã 6 tuổi rồi đấy – đại uý nói – Vậy mà, trí tuệ của nó, cứ cho là nó có đi, vẫn đang bị nhốt trong một nhà tù. Chẳng ai có thể giải phóng cho nó được, không ai có thể mở hộ nó cánh cửa ấy, không ai có thể giúp nó. Chìa khoá đã mất rồi. Chẳng ai có thể tìm lại được nữa …

Bà Keller đang ngồi khâu, lặng lẽ ngẩng lên, đôi mắt mọng nước.

Người dì của cô bé Helen thì nổi giận:

– Arthur, anh chẳng biết gì cả. Tôi, tôi nói cho anh biết nhé, Helen, nó còn thông minh hơn tất cả những người nhà Keller cộng lại đấy!

– Có thể Helen có những tài năng thiên bẩm – đại uý rầu rĩ – nhưng cái đó thì có ích gì cho con bé chứ? Sẽ không bao giờ, không một ai biết đến cái trí thông minh đó. Helen sẽ không dùng đến, và cũng chẳng cho ai dùng được.

Những lời nói của người cha không hề làm tổn thương Helen: cô bé không hề nghe thấy. Năm lên hai tuổi, sau khi phải vật lộn với bệnh viêm màng não, Helen đã hoàn toàn điếc, câm, mù. Không có một cách nào để giao tiếp được với cô bé, người cha và người mẹ buộc lòng phải tin như vậy.

Helen tụt xuống ghế, dò dẫm, lần mò theo mép bàn đi đến bên chiếc nôi đặt cạnh mẹ. Cái nôi này Helen biết rõ lắm, đây là nôi của nó mà, nó đã ngủ trong đó khi còn bé tí. Đôi tay nó có thể biết, có thể nhận ra điều ấy. Nó thích đặt con búp bê của mình vào đó, thích quấn chặt cho con búp bê, thích khẽ khàng đu đưa nôi.

Gần đây, Helen bỗng lo lắng; chiếc nôi không còn trống nữa, có cái gì đó đã lấy chỗ của nó. Mẹ nó đẩy nó ra khi nó muốn đặt con búp bê vào. Có ai đó ở trong nôi, ngo ngoe cái chân cái tay bé xíu, ai đó – không phải là một con búp bê. Helen chẳng có cách nào để biết rằng “ai đó” đấy chính là em gái của mình. Với Helen, “ai đó” không có một tên riêng, mà chỉ là “nó”, một kẻ đã lấy đi chiếc nôi và thường lấy luôn cả vị trí được ưu ái nhất trước nay vẫn dành riêng cho cô bé – trong lòng mẹ.

Lại một lần nữa, “nó” đang ở đó. Helen sờ thấy cái cơ thể bé nhỏ, ấm nóng được quấn trong những chiếc khăn bông mềm mại. Từ cổ họng bật ra những tiếng kêu nghèn nghẹt, hung dữ, gần giống với tiếng gầm gừ của một con chó hơn là âm thanh của một con người, Helen giằng lấy chiếc khăn, lật đổ chiếc nôi hòng tống khứ kẻ đột nhập. May thay, bà mẹ đã kịp vồ lấy đứa trẻ trước khi nó bị rơi xuống đất. Ngài đại uý túm vai Helen, lắc một cách giận dữ:

– Thế đấy, thần đồng đấy! Ai trả lời được những câu hỏi cho thần đồng đây? – ông chua chát nói – Dù gì Helen cũng chỉ là một “thần đồng gây hại”. Phải gửi con bé vào một trường nội trú đặc biệt thôi.

Bà Keller, vẫn chưa hết bàng hoàng, bật khóc:

– Không… không… không! – bà van vỉ – Chúng ta không thể bỏ nó được… Những nơi đó chỉ để nhận những đứa trẻ thiểu năng, chậm phát triển trí tuệ, chứ không phải dành cho những đứa quá bất hạnh như con bé. Người ta sẽ không dạy được gì cho Helen cả, nó sẽ bị bỏ một mình trong xó, nó sẽ không tiến bộ được gì, và nó sẽ càng bất hạnh vì ở xa chúng ta.

Ngài đại uý vẫn túm chặt tay Helen, con bé hung hãn đạp lung tung, cố để thoát ra, ông hạ giọng nhẹ nhàng hơn:

– Thế chúng ta, chúng ta dạy được gì cho nó chứ? Chúng ta đã thử… Nhưng như thế nào? Em thấy đấy, chúng ta không biết làm cách nào. Chúng ta không thể trông giữ nó ở nhà mãi. Nó đã quá lớn, quá khoẻ, quá nguy hiểm đối với em nó rồi. Một ngày nào đó, nó giết chết con bé mất.

Trong lúc ấy, cái đầu nhỏ tội nghiệp của Hellen lại như muốn vỡ tung vì những ý nghĩ rối bù khiến nó chao đảo. “Tại sao họ lại làm thế với mình, tại sao, tại sao?”.

Thực ra Helen chẳng biết các từ đó. Tất cả những người đang vây xung quanh, với Helen đều là “họ”. Và nó cũng phân biệt được “họ” khá rõ: bố này, mẹ này, dì này và Martha Washington, con gái bà giúp việc da đen thỉnh thoảng vẫn chơi với nó.

“Họ” là những bàn tay, những bàn tay dẫn lối cho nó, kéo nó rất nhanh về đằng sau khi nó bị cụng đầu vào tường, nâng nó dậy khi nó ngã, những bàn tay cho nó ăn, đưa đồ chơi cho nó. Có bàn tay của mẹ, thật mềm mại, dịu dàng; tay của dì to hơn một chút và ít khéo léo hơn một chút; tay của Martha bé tí và dính nham nháp; và bàn tay to khoẻ, cứng chắc là của bố, bàn tay mà giờ đây đang túm lấy nó và không chịu buông nó ra.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button