Văn học nước ngoài

Ảo thuật văn chương

Ao thuat van chuong - Alexandra Marinina1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alexandra Marinina

Download sách Ảo thuật văn chương ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                Download

Định dạng MOBI                Download

Định dạng PDF                   Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Mấy tháng gần đây ông ta ghét ban đêm. Chỉ mới gần đây thôi. Hễ màn đêm buông xuống là ông cảm thấy mình bất lực, không có gì che chở. Bất cứ một tiếng động nhỏ, kể cả tiếng động vô hại nhất, cũng khiến ông cảm thấy như điềm báo trước một nỗi hiểm nguy vô hình đang tới gần và ông không có cách gì ngăn lại được. Ông cố gạt ý nghĩ ấy ra khỏi đầu óc, nhưng rồi nó cứ trở lại, gạt đi, nó trở lại, và ông không có cách gì thoát được nó.

Mà có gì làm ông ta phải sợ kia chứ ? Trong nhà ông ta không có vàng bạc đá quý, chỉ có tiền đủ tiêu hàng ngày. Lĩnh được khoản nhuận bút nào là ông đem gửi ngân hàng ngay hôm đó, rồi cứ mười ngày lại ra lĩnh tiền lãi. Ông chỉ tiêu bằng số tiền lãi đó thôi, vả lại một người tàn tật như ông có cần tiêu gì nhiều ? Hơn nữa, có ai cần đến ông đâu ? Ông sợ cái gì kia chứ ?

Ông không sao cắt nghĩa được. Vậy mà ông vẫn cứ sợ. Đêm nào cũng vậy. Rồi ông nguyền rủa tạo hoá đã ban cho ông cái tai thính. Không phải thính đặc biệt gì, chỉ đơn giản là thính. Thính như mọi người khác. Trên đời có bao nhiêu người, do bị tai nạn hay bệnh tật, tai giảm thính đi ! Vậy tại sao ông không được như họ ? Giá ông bớt thính tai đi một chút có phải ban đêm ông đỡ hồi hộp không ? Nếu không nghe thấy gì, ông sẽ không phải sợ nữa. Nhưng ông lại không được như thế. Hai chân ông bây giờ không đi được nữa, quả thận làm việc kém, thậm chí mắt ông yếu hẳn đi, nhưng tai thì vẫn nghe rõ như khi ông còn nhỏ tuổi. Đúng là số phận trêu ông.

Ông trở mình, chọn tư thế thoải mái hơn trên tấm đệm êm ái. Chỉ một tuần lễ nữa là đến sinh nhật của ông. Tròn bốn mươi ba. Thế là nhiều hay ít ? Ai mà biết được… Bước sang một tuổi mới, liệu có chuyện gì mới sẽ xảy ra với ông không ?

Ông là người giàu có. Điều đó không phải nghi hoặc nữa. Một toà biệt thự hai tầng trong khu Nam – Moxcva, khu toàn những biệt thự sang trọng. Lại có tài khoản tại ngân hàng.

Ông là một chuyên gia giỏi. Điều này cũng không phải nghi ngờ nữa. Chỉ cần nhìn lên giá xếp những cuốn sách mà ông là tác giả. Những công trình nghiên cứu về văn học Trung Hoa, về ngữ văn Nhật Bản, cùng rất nhiều cuốn truyện vừa, tiểu thuyết, ngoài bìa ghi dòng chữ: “Người dịch V.A. Xoloviov”, ông là nhà ngữ văn duy nhất thông thạo liền hai thứ tiếng khó nhất: tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật Bản.

Ông tàn tật, phải ngồi trên xe đẩy. Ông đi bằng nạng cũng được, nhưng rất vất vả. Ông chỉ dùng nạng để đi từ phòng ngủ sang buồng tắm, từ phòng làm việc sang phòng vệ sinh. Chỉ thế thôi. Tòa biệt thự này được xây theo kiểu đặc biệt, để thuận tiện cho ông. Cầu thang lên tầng hai không phải loại cầu thang bình thường, mà là một đường dốc dài thoai thoải để tiện cho xe đẩy. May mà đúng lúc chân ông bị hỏng thì ông đã khá giàu. Tiền giúp ông tránh được nhiều trường hợp phải hạ mình. Tiền giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp. Tiền đúng là tất cả.

Ông có một con trai, nhưng có thể coi như không có. Nó còn trẻ, mới mười chín tuổi, và nó không cần đến một ông bố tàn tật. Cho dù ông bố lắm tiền và có toà biệt thự sang trọng. Con trai ông sống hoàn toàn thoải mái trong một căn hộ tốt, nó rủ lũ con gái đến, tổ chức nhậu nhẹt, chích ma tuý và tha hồ làm tình. Từ khi vợ ông, bà Xvetlana mất, giữa hai bố con như dựng lên một bức tường ngăn cách. Khi mẹ mất, con trai ông mới mười lăm tuổi, mọi người xung quanh thương nó, tha thứ mọi hành vi cư xử xấu của nó. Thằng bé bị chấn thương tâm lí, các ông các bà thông cảm… cần phải nương nhẹ nó, thông cảm với nó. Ông đã thông cảm với con trai cho đến một hôm, ông thấy thằng bé đã lợi dụng một cách trắng trợn nỗi đau thương chung, bởi nó cho rằng không ai được quyền trách cứ gì nó cả. Bây giờ hai bố con không gặp nhau nữa.

Vả lại ông còn cuộc sống của bản thân, một cuộc sống bận rộn, một cuộc sống ông say mê. Ông say sưa làm cái công việc mang lại tiền bạc cho ông. Chưa kể dù muốn hay không thì ông cũng phải sống cuộc đời này. Ông hoàn toàn không muốn từ giã cõi đời khi mới hơn bốn mươi tuổi, ông còn muốn nhìn thấy xem liệu mình có gặp được một công việc nào thực sự say mê không ? Hồi còn lành lặn, còn yêu cô này cô khác, ông tưởng rằng chỉ cần có một công việc mình say mê là đủ thoả mãn hoàn toàn, nhất là nếu công việc ấy đem lại nhiều tiền. Vậy mà bây giờ, khi ông không có thứ gì khác ngoài cái công việc say mê và kiếm ra tiền này, ông lại cay đắng luyến tiếc cái thời hai chân ông còn khỏe, cơ bắp ông rắn chắc nhờ bỏ công luyện tập, cái thời phụ nữ vây quanh ông, những người ông có thể yêu để hưởng niềm sung sướng, đồng thời ban niềm sung sướng cho họ.

Ta sẽ làm gì ngày sinh nhật sắp tới ? Nên tổ chức kỉ niệm hay không ? Cũng chẳng cần thiết, bởi có phải năm chẵn đâu. Nhưng chắc khách sẽ đến, chẳng lẽ mình không có gì thết đãi họ ? “Bộ ba” thân thiết ở Nhà xuất bản “Serkhan” nhất định thế nào cũng đến – Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và Tổng biên tập. Bộ ba này chưa bao giờ quên chúc mừng ông. Họ đối xử rất chu đáo với các tác giả và dịch giả, không quên ai và chưa làm ai phải than phiền bao giờ. Còn ai nữa nhỉ ? Đồng nghiệp và bè bạn, những nhà Trung Hoa học, Nhật Bản học, dịch giả, nhà ngữ văn, nhà văn, nhà báo… Ngày xưa, khi ông còn khoẻ mạnh, ngày sinh nhật của ông khách khứa đến rất đông. Xvetlana là một bà chủ nhà tuyệt vời: xinh đẹp, niềm nở, vui tươi, chiều khách. Nhà của ông bà lúc nào cũng mở rộng cửa đón tiếp mọi người và được mọi người yêu quý. Sau khi Xvetlana mất, ông không tổ chức kỉ niệm sinh nhật nữa, vì không thấy có hào hứng, vả lại trước ngày kỉ niệm sinh nhật liền sau đó, ông đã bị hỏng chân rồi. Chỉ trong hai năm, lệ xưa bị xoá bỏ, như thể chưa bao giờ có cái lệ ấy. Chắc gì sẽ có ai đến nữa ? Nếu có thì cũng chỉ vài ba người, không hơn. Mà không biết ông chủ nhà bên cạnh có nhớ không nhỉ ? Năm ngoái, tình cờ ghé sang hỏi mượn thứ gì đó, ông ta đã sửng sốt thấy bàn tiệc bày sẵn đang chờ khách. Thế là Xoloviov đành phải nói rằng hôm nay là ngày kỉ niệm sinh nhật của ông. Ông chủ nhà bên cạnh ngượng nghịu nói lắp bắp câu xin lỗi, là vô ý vào mà không mang theo thứ quà gì để chúc mừng. Tuy nhiên, một tiếng đồng hồ sau, ông ta sang, mang theo một hộp rất sang, và một tấm thiếp ghi mấy câu thơ. Mấy câu rất hay, hóm hỉnh và vần gieo đạt một cách không ngờ. Hôm ấy Xoloviov đã mời ông ta ngồi vào bàn ăn, nhưng đúng lúc đó mấy vị trong ban lãnh đạo Nhà xuất bản “Serkhan” cũng vừa đến. Nghe thấy tiếng người ngoài cửa, ông hàng xóm chỉ nói câu chúc mừng rồi về ngay. Chà, không biết năm nay liệu ông ta còn nhớ ngày sinh nhật của mình không ? Nói chung, ông ta có vẻ người nông thôn chất phác, đáng mến, và lẽ ra thời gian qua mình nên làm thân với ông ta hơn thì phải, hàng xóm láng giềng với nhau.

Mai phải bảo cậu Andrei, người giúp việc mới của ông, đón tiếp khách khứa, nếu như có. Sai cậu ta mua rượu ngon, rồi đến khách sạn “Praha” mua thức nhắm. Mua những thức ăn nguội, để lỡ khách không đến, có thể cất vào tủ lạnh ăn dần trong tuần tới. Khách không đến càng tốt, chẳng phải buồn bực làm gì.

Sau một thời gian sống trong ghế đẩy, cách nhìn đời của Xoloviov đã thay đổi hoàn toàn. Chẳng nên giận ai, nếu họ ngại tiếp xúc với một kẻ què quặt. Mà cũng không nên bắt họ đến thăm mình. Nơi này cách xa ga xe điện ngầm, xe buýt cũng không chạy ngang qua đây, ai muốn đến thăm Xoloviov là phải có xe ô tô riêng. Chưa kể dù có ô tô thì nơi này cũng quá xa trung tâm…

Lạy Chúa, nhưng sao cứ trời tối là mình lại sợ hãi thế nhỉ ?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button