Văn học nước ngoài

Ác Quỷ Nam Kinh

Ac quy Nam Kinh - Mo Hayder1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Mo Hayder

Download sách Ác Quỷ Nam Kinh ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Grey tới Tokyo để theo đuổi một nỗi ám ảnh. Cô muốn tìm kiếm một cuộn phim về cuộc thảm sát khủng khiếp ở Nam Kinh năm 1937 bị thất lạc. Nhiều người cho rằng đoạn phim đó không hề tồn tại.

 

Người duy nhất có thể giúp cô là một nạn nhân còn sống sót sau vụ thảm sát. Ban đầu, người đàn ông hiện đang làm việc tại một trường đại học ở Tokyo, suốt ngày vùi đầu vào sách vở và luôn đề phòng người lạ này dường như không có gì để chia sẻ với cô.

 

Cô đơn và tuyệt vọng trong một thành phố xa lạ, Grey đành chấp nhận làm tiếp viên tại một hộp đêm cao cấp; chính tại đây, cô đã gặp một ông trùm xã hội đen già, tàn tật và luôn được bảo vệ bởi những tên tội phạm khét tiếng. Người ta đồn rằng ông ta vẫn sống khỏe mạnh nhờ một thần dược bí ẩn, thứ thần dược khiến kẻ khác muốn chiếm đoạt bằng mọi giá. Và từ đó, Grey đã phát hiện ra những sự kiện khủng khiếp nối liền hiện tại với quá khứ…

Trích đoạn

Với những người đang nổi giận và đấu tranh chống lại sự mê tín, tôi chỉ muốn hỏi tại sao? Tại sao lại coi thường những tín ngưỡng dân gian đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác chỉ vì thói ngông cuồng và tự mãn cá nhân? Tại sao lại không tin khi một người nông dân nói rằng ngày xưa, chính các vị thần linh trong lúc nổi giận đã phá hủy những ngọn núi lớn ở Trung Quốc, và đất nước này đã từ trên trời rơi xuống khi bầu trời bị rách toạc từ mấy nghìn năm về trước? Liệu bạn có thông thái hơn ông ta? Liệu bạn có thông thái hơn tất cả các thế hệ nông dân gộp lại?

 

Tôi tin ông ta. Cuối cùng thì tôi cũng đã tin. Mặc dù tay tôi vẫn run lên khi viết những dòng này nhưng tôi tin vào tất cả những điều được dệt nên từ mê tín. Và tại sao? Bởi vì tôi không thể tìm được bất cứ lý do nào khác để giải thích về sự thay đổi bất thường của thế giới, không thể tìm được bất cứ công cụ nào khác để lý giải về cái tai họa này. Tôi phải tìm kiếm sự an ủi từ các tín ngưỡng dân gian và tôi tin người nông dân khi ông ta nói rằng chính cơn thịnh nộ của các vị thần đã khiến cho địa hình nơi đây dốc xuống phía Tây. Đúng vậy, tôi tin ông ta khi ông ta nói rằng tất cả mọi vật, đất đai, sông ngòi cho đến các thành phố cuối cùng sẽ trôi ra biển. Kể cả Nam Kinh. Một ngày nào đó thì chính Nam Kinh cũng sẽ trôi ra biển. Nhưng có lẽ đó sẽ là hành trình chậm chạp nhất vì Nam Kinh đã không còn giống như những thành phố khác. Chỉ vài ngày vừa qua thành phố này đã thay đổi tới mức khó nhận biết và nếu phải di chuyển, nó sẽ di chuyển một cách chậm chạp vì nó đã bị trói chặt vào đất bởi thi thể những công dân không được chôn cất và những oan hồn sẽ đi theo nó tới bất cứ đâu.

 

Có lẽ tôi nên cho rằng đó là một đặc ân khi được tận mắt nhìn thấy Nam Kinh trong giờ phút lịch sử này. Từ khung cửa sổ nhỏ xíu của mình, xuyên qua tấm lưới mắt cáo, tôi có thể nhìn thấy những gì mà quân Nhật đã bỏ lại Nam Kinh: đường phố hoang vắng với những tòa nhà cháy đen, những dòng sông và kênh đào ngồn ngộn xác chết. Tôi nhìn xuống hai bàn tay run rẩy của mình và tự hỏi tại sao mình vẫn còn sống. Giờ đây máu đã khô. Nếu tôi xoa hai bàn tay vào nhau thì chúng sẽ rơi xuống lả tả, những vảy máu đen rơi trên mặt giấy, sẫm hơn cả những con chữ mà tôi viết bằng thứ mực đã loãng: nghiên mực của tôi đã cạn nhưng tôi không còn đủ sức cũng như can đảm ra ngoài để pha thêm.

 

Nếu tôi đặt bút xuống, đứng nép một bên vào bức tường lạnh ngắt trong một tư thế gò bó, mũi tì lên tấm cửa chớp, tôi có thể thấy núi Tử Kim phủ đầy tuyết vươn lên sau những mái nhà cháy nham nhở. Nhưng tôi sẽ không làm thế. Không việc gì phải ép mình vào cái tư thế gò bó ấy, vì tôi sẽ không bao giờ nhìn về ngọn núi Tử Kim đó nữa. Khi viết xong quyển nhật ký này tôi cũng sẽ quên đi cái cảnh tuyệt vọng bám đuổi người lính Nhật đó trên các sườn núi. Rách rưới, tiều tụy, tôi đi theo anh ta như một con sói săn mồi, xuyên qua những con suối đóng băng và những mỏm núi phủ đầy tuyết…

 

Gần hai tiếng đồng hồ. Tôi đã bám theo anh ta gần hai tiếng đồng hồ. Hai chúng tôi đang ở trong một khu rừng nhỏ gần cổng lăng. Anh ta đứng cạnh một gốc cây, quay lưng về phía tôi, tuyết đọng trên tán cây đang tan ra, nhỏ xuống hai vai. Anh ta đang cúi đầu thăm dò khu rừng trước mặt, có lẽ vì sợ những dốc núi nguy hiểm. Chiếc máy quay phim đung đưa bên sườn.

 

Tôi đã đi theo anh ta lâu tới mức cả người bầm giập, trầy xước, chân tay rã rời, lồng ngực đau buốt vì lạnh. Tôi từ từ tiến lại gần anh ta. Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu nổi tại sao lúc đó tôi có thể giữ được tự chủ mặc dù cả người đang run bắn lên. Anh ta xoay người và ngồi thụp xuống theo bản năng khi nghe thấy tiếng động. Nhưng khi nhìn thấy tôi, người không ra người, ma không ra ma, lại thấp hơn anh ta một cái đầu thì anh ta đã phần nào lấy lại bình tĩnh. Anh ta đứng thẳng lên và nhìn tôi tiến lại gần cho tới khi hai chúng tôi chỉ còn cách nhau vài bước chân và anh ta có thể nhìn thấy khuôn mặt đầm đìa nước mắt của tôi.

 

“Có lẽ điều này đối với anh không quan trọng,” anh ta nói với tôi, trong giọng nói có cái gì đó như thương hại. “Nhưng tôi muốn anh biết là tôi rất tiếc vì những gì đã xảy ra. Tôi thật sự rất lấy làm tiếc. Anh có hiểu tiếng Nhật không?”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button