Văn học nước ngoài

800 Ngày Trên Mặt Trận Phía Đông

Litvin final1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Nikolai Litvin

Download sách 800 Ngày Trên Mặt Trận Phía Đông ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB:            Download

Định dạng MOBI:            Download

Định dạng PDF:               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi sinh ngày 20/06/1923 tại làng Grigorevka, 40km về phía Nam thành phố Petropavlovsk, Đông Siberia. Bố mẹ tôi là nông dân và tôi là một trong số bốn con trai. Sau Nội chiến Nga, bố tôi làm thợ cơ khí chuyên sửa máy kéo. Năm 1927, ông tôi và các chú thành lập một hợp tác xã. Họ làm nông trong một khu vực khoảng 5km². Nhờ khoản vay Nhà nước, họ có được một máy kéo, một máy cày, một máy gặt và các máy móc nông nghiệp khác. Trong năm đầu tiên làm ăn tập thể, hợp tác xã đã có một vụ rất bội thu, nó đủ để trả khoản vay. Cuối năm 1929, gia đình tôi chuyển đến Nikolaev bên Ukraine, ở đó bố tôi làm việc trong một nhà máy đóng tàu. Tôi bắt đầu đi học tại trường ở Nikolaev vào năm 1931. Năm 1933, Ukraine bắt đầu trải qua Nạn Đói Khủng Khiếp.[1] Để gia đình khỏi chết đói, chúng tôi chuyển đến Omsk Oblast, tại đó bố tôi làm thợ máy trong một garage của nông trường Nhà nước Sovkhoz, chính ở đây tôi đã học hết lớp 4 và gia nhập Đội Thiếu niên cùng với một người anh. Tôi nhớ rằng khi đó thiếu khăn quàng, tôi và người anh đã viết thư cho Stalin: “Đồng chí Stalin, hãy gửi khăn quàng cho tôi và anh tôi”. Ngay sau đó khăn quàng lại có bán ở cửa hàng, nhưng chúng tôi nhận được thư của chính quyền địa phương: “Các cháu bé, hy vọng là bây giờ các cháu đã có được khăn quàng của mình, nhưng trong tương lai yêu cầu các cháu không được làm phiền Stalin với những chuyện như vậy”.

Vào lúc đó, bố mẹ gửi tôi về quê, Grigorevka để giúp ông bà công việc trong hợp tác xã. Tôi học xong lớp 7 ở đó. Trong thời gian học, tôi được thanh niên địa phương chọn làm chỉ huy đội phòng vệ dân sự. Ngày đó tôi nhận được rất nhiều huy hiệu từ Đội Thiếu Niên, bao gồm cả các huy hiệu về quốc phòng, “Tay súng Voroshilov”[2] các huy hiệu về bảo vệ sức khoẻ, phòng hoá, huy hiệu “Sẵn sàng lao động và bảo vệ”. Không ai trong làng có được nhiều vinh quang như tôi! Tôi tổ chức dạy thanh niên bắn súng và tự vệ. Trường tôi đã giành giải nhất trong cuộc thi tại địa phương. Tháng 10/1938, tôi được kết nạp Đoàn Thanh niên Komsomol, bước chuẩn bị để trở thành Đảng viên. Tháng 8/1939 tôi vào học Trường Kỹ thuật Petropavlovsk ngành Kỹ sư Địa kỹ thuật (Geotechnical). Đến mùa xuân năm 1941, chúng tôi đã kết thúc chương trình lý thuyết và bắt đầu học tại thực địa các phương pháp đo đạc địa lý. Lúc đó tôi 18 tuổi.

Sáng Chủ nhật ngày 22/06/1941, tôi trở dậy, học bài qua loa và mở radio. Vì lí do nào đó tôi không nghe thấy chương trình dạy vật lý vẫn được phát trên radio vào buổi sáng thường nhật. Thay vào đó là bản hành khúc quân đội được phát liên tục. Cuối buổi sáng, bố tôi nghẹn ngào báo muốn gặp tôi và cùng nhau đi uống bia. Đó là một ngày ấm áp. Suốt buổi trưa, những bản quân nhạc trên radio được phát xen kẽ với một bản thông điệp Nhà nước. Bộ trưởng Ngoại giao Molotov nói: “Hỡi các công dân và nông trang viên… Phát xít Đức đã tấn công chúng ta…” một ý nghĩ lập tức xuyên qua đầu óc tôi: “Bố tôi sẽ là người đầu tiên bị gọi ra mặt trận, sau đó là em trai Alexander (Shurka), rồi đến tôi. Bố tôi và tôi sẽ trở về, nhưng Shurka thì không.” Và đó là những gì đã thực sự xảy ra. Shurka ít hơn tôi hai tuổi. Ngày hôm sau, khi chúng tôi đến trường, ban giám hiệu thông báo ngừng chương trình học đo đạc địa lý của chúng tôi. Các nam sinh phải lập tức chuyển sang học làm người lái máy kéo, các nữ sinh được gửi đến các xưởng máy kéo để phục vụ các nông trại trong khu vực. Tại sao lại là người lái máy kéo? Vì khi chiến tranh bắt đầu, tất cả người lái máy kéo hiện có đều bị đưa ra mặt trận, trong khi đó mùa màng vẫn cần thu hoạch. Vì vậy họ chuẩn bị để cho chúng tôi làm công việc đó.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button