Truyện - bút ký

Trung Ðông Tiền Hồi Giáo: Jahiliyya

trung dong tien hoi giao sach ebok1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Trung Ðông Tiền Hồi Giáo: Jahiliyya ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  TRUYỆN – BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“As salaam alaykum”, Bình an cho tôn ông, “wa alaykim as salaam”, và cho cả tôn ông nữa, bình an. Người Ả Rập chào hỏi nhau như thế. Trong thế giới Hồi giáo, chiến tranh triền miên, nên bình an là khát vọng hàng đầu của các người sống trong thế giới ấy, cũng như đói là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người Tàu nên gặp nhau là họ hỏi đã ăn cơm chưa?

Nghiên cứu Trung Ðông thì chỉ đề cập đến Ả Rập ở giai đoạn chót vì khi các đế quốc lớn trong vùng đã thành hình từ lâu thì chưa có một lãnh thổ nào có tên là Ả Rập trên bản đồ thế giới. Nhưng nghiên cứu Hồi giáo thì nên nghiên cứu Ả Rập đầu tiên vì tôn giáo này xuất phát tại đây.

Những đặc điểm của thế giới Ả Rập là

1/ trong số 200 triệu người Ả Rập hiện nay không phải ai cũng theo Hồi giáo và nhiều người theo Hồi giáo không phải là người Ả Rập,

2/ người Ả Rập không tách thần quyền và thế quyền,

3/ người Ả Rập không có ý niệm quốc gia, đối với họ cả khối Ả Rập là một cộng đồng (ummah), bị chia ra thành nhiều địa phương để tiện việc cai trị nên họ trung thành với ummah hơn là với các nhà cầm quyền, nếu nghĩ đến quê hương thì họ nghĩ đến làng mạc của họ chứ không nghĩ đến nước của họ.

Lịch sử Ả Rập trước Hồi giáo ít được biết, trừ một ký ức mơ hồ về một vương quốc Kinda phồn thịnh vào cuối tk V và đầu tk VI. Nhưng trước đó, có lẽ vào khoảng năm ngàn năm trước đây, những dân du mục Ả Rập, Thổ, Mông Cổ từ bắc, tây và nam kéo đến vùng bán sa mạc miền bắc bán đảo, một số định cư ở ven biên tại những vương địa (principality), về sau chịu ảnh hưởng nặng nề của Ba Tư hoặc của Byzantine, như Palmyra nay là Tadmur ở đông nam Syria, và thủ đô Petra của dân Nabatean, nay ở Jordan, năm 104 bị đế quốc La Mã chiếm đóng và đổi tên là Provincia Arabia, quân trú phòng đóng ở Bosra. Trước đó người La Mã đã gọi vùng này là Arabia Felix tức là Ả Rập Hữu Phước chỉ vì họ mê hai sản phẩm ở vùng này là frankincense (nhựa một thứ cây có mùi thơm) và myrrh (nhựa cây mật nhĩ lạp cũng có mùi thơm). Tân Ước có nói đến ba vua (rois mages) dâng Chúa Hài Ðồng hai thứ nhựa này cùng với vàng.

Khác hẳn miền bắc, miền nam là một vùng trù phú, đồng ruộng phì nhiêu. Các tù trưởng Ả Rập được gọi là sheikh (tiếng Ả Rập là shaykh nghĩa là trưởng lão hay sayyid nghĩa là chủ, thầy), không cha truyền con nối nhưng được tuyển lựa trong gia tộc.

Phần lớn bán đảo Ả Rập được bao bọc bởi nước, Ðịa Trung Hải ở phía bắc, biển Ả Rập ở phía nam, Hồng Hải ở phía tây, và ở phía đông là sông Euphrates chảy ra Vịnh Ba Tư. Giữa Ả Rập và những ranh giới thiên nhiên này tùy lúc có những quốc gia khác chen vào. Cũng tùy lúc con đường thông thương Ðông Tây chạy qua vùng Ả Rập khiến vùng này phồn thịnh; nếu nó băng qua vùng khác thì Ả Rập điêu tàn. Con đường ngắn nhất từ Ðịa Trung Hải sang Ðông phương là qua các lãnh thổ Ba Tư hoặc do Ba Tư kiểm soát, nhưng có nhiều trắc trở vì phải lệ thuộc Ba Tư. Con đường khác hoặc là ở phía bắc từ Tàu qua Thổ đổ về Hắc Hải đến lãnh thổ Byzantine, hoặc là ở phía nam qua Ấn Ðộ Dương. Cả hai con đường này hoặc dẫn đến Vịnh Ba Tư, hoặc đến Hồng Hải rồi từ đấy qua Ai Cập và eo đất Suez, hoặc theo đường bộ qua miền tây Ả Rập từ Yemen đến biên giới Syria.

Năm 325 hoàng đế Constantine tuyên bố Ki tô giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã. Từ năm 384 đến 502 Byzantine và Ba Tư hòa hoãn nên con đường thông thương qua Ả Rập bị hoang phế và thay thế bằng những con đường qua Ba Tư, thuận tiện, ít nguy hiểm và đỡ tốn kém hơn. Do đó Ả Rập bị mất mối lợi lớn, rơi vào một thời kỳ đen tối cho đến tk VI, Byzantine và Ba Tư tái chiến, lại phải o bế dân Ả Rập.

Ở ven biên sa mạc về phía Byzantine có vương địa Ghassan, đại khái là lãnh thổ Jordan ngày nay; về phía Ba Tư có vương địa Hira. Cư dân ở cả hai phía đều là Ả Rập, đều theo văn hóa Aram và Ki tô giáo nhưng về chính trị thì một bên theo Byzantine, bên kia theo Ba Tư. Năm 527 hoàng đế Byzantine là Justinian khuyến khích Ghassan khiêu chiến với Hĩra. Hai đế quốc đều cố lôi kéo thêm đồng minh.

Ðế quốc Ba Tư kéo được đảo Tiran-Yotabe ở dưới mỏm bán đảo Sinai, theo Do Thái giáo. Ðế quốc Byzantine dụ được một số dân tộc Ả Rập và Ethiopia là tân tòng Ki tô giáo đang chống người Do Thái ở Yemen và người Ba Tư ở xa hơn. Người Ba Tư tiến chiếm Yemen, đuổi người Ethiopia đi. Vào cuối tk VI, tất cả các phe lâm chiến đều yếu đi. Vào tk VII cả hai đế quốc, Byzantine và Ba Tư, đều bị làn sóng Hồi giáo tràn ngập. Thủ đô Constantinople còn giữ được thêm 700 năm nữa cho đến năm 1453, tuy nhiên đế quốc Byzantine đã bị suy nhược và thu hẹp nhiều. Còn đế quốc Ba Tư thì lọt hẳn vào tay đế quốc Ả Rập Hồi giáo. Các người Ki tô giáo và Do Thái giáo trong lãnh thổ Ả Rập bị Ả Rập hóa hoàn toàn. Một nhóm dân gọi là Hanif là những người Ả Rập đầu tiên theo Hồi giáo.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button